Thạc Sĩ Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    iii
    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt . ii
    Mục lục iii
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục biểu đồ . vii
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
    3.1. Khách thể nghiên cứu 2
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    6. Phương pháp nghiên cứu . 3
    6.1. Phương pháp luận nghiên cứu . 3
    6.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống 3
    6.1.2. Phương pháp tiếp cận lịch sử . 3
    6.1.3. Quan điểm thực tiễn . 3
    6.2. Các phương pháp nghiên cứu 4
    7. Những đóng góp mới của luận án 5
    8. Những luận điểm cơ bản cần bảo vệ . 5
    9. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu . 5
    10. Cấu trúc luận án . 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH LỚP
    GHÉP TIỂU HỌC 6
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
    1.1.1. Nghiên cứu về phát triển loại hình lớp ghép tiểu học trên thế giới . 6
    1.1.2. Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở
    Việt Nam . 8
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    iv
    1.2. Những vấn đề cơ bản về dạy học tiểu học 9
    1.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 9
    1.2.2. Mục tiêu giáo dục tiểu học và những vấn đề cơ bản của quá
    trình dạy học ở Tiểu học . 11
    1.3. Cơ sở lý luận của phát triển loại hình lớp ghép tiểu học . 15
    1.3.1. Quan điểm về sự phát triển 15
    1.3.2. Đặc điểm, mục tiêu, bản chất của quá trình dạy học lớp ghép
    tiểu học 16
    1.3.3. Quan hệ giáo viên và học sinh trong loại hình lớp ghép, môi
    trường dạy học lớp ghép 21
    1.3.4. Kế hoạch dạy học lớp ghép 30
    1.3.5. Nguyên tắc và phương pháp dạy học lớp ghép tiểu học 31
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng loại hình lớp ghép 39
    Kết luận chương 1 . 41
    Chương 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH LỚP GHÉP TIỂU
    HỌC Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
    LONG TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY . 42
    2.1. Thực trạng phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam từ
    năm 1975 đến nay . 42
    2.2. Thực trạng phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở vùng Đồng
    bằng Sông Cửu long từ năm 1975 đến nay . 49
    2.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục vùng đồng
    bằng sông Cửu Long từ năm 1975 đến nay . 49
    2.2.2. Thực trạng loại hình dạy học lớp ghép tiểu học ở vùng ĐBSCL
    giai đoạn 1975 đến 2009 . 53
    Kết luận chương 2 . 73
    Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI
    HÌNHLỚP GHÉP TIỂU HỌC 74
    3.1. Cơ sở pháp lý và những nguyên tắc phát triển loại hình lớp ghép
    tiểu học 74
    3.1.1. Những văn bản pháp lý phát triển loại hình lớp ghép tiểu học 74
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    v
    3.1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển loại hình dạy học lớp ghép tiểu học . 76
    3.2. Hệ thống các biện pháp . 77
    3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực
    lượng xã hội về vai trò của mô hình lớp ghép tiểu học 77
    3.2.2. Đổi mới mục tiêu nội dung chương trình lớp ghép nhằm nâng
    cao chất lượng, hiệu quả dạy học 79
    3.2.3. Thiết kế bài học lớp ghép theo hướng dạy học hợp tác phù hợp
    với mục tiêu dạy học và đối tượng học sinh vùng miền, điều
    kiện dạy học 83
    3.2.4. Tăng cường dạy học hợp tác nhằm nâng cao chất lượng và
    hiệu quả dạy học lớp ghép 85
    3.2.5. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học lớp ghép 89
    3.2.6. Quy hoạch lại mạng lưới hệ thống lớp ghép trên địa bàn 92
    3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ phát triển lớp ghép . 94
    3.2.8. Tổ chức dạy học mô hình lớp ghép tiểu học hai trình độ và hai
    dân tộc trong một lớp học . 95
    3.2.9. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 97
    3.3. Thực nghiệm kiểm chứng các biện pháp đề xuất . 98
    3.3.1. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 98
    3.3.2. Thực nghiệm sư phạm 99
    3.3.2.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 99
    3.3.3.2. Tiến trình và phương pháp thực nghiệm . 103
    Kết luận chương 3 . 107
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 108
    1. Kết luận 108
    2. Khuyến nghị . 110
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 111
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 112
    PHỤ LỤC . 121

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1: Nhận thức của cán bộ quản lý và GV về mục đích của dạy học
    lớp ghép . 62
    Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa của dạy
    học lớp ghép 64
    Bảng 3.1: Kết quả tổng hợp ý kiến của các đối tượng về tính cấp thiết
    của các biện pháp 98
    Bảng 3.2: Bảng phân phối tần suất và số lượng điểm trung bình đầu vào . 105
    Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất và số lượng điểm trung bình đầu ra 106

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    vii

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 2.1: Số liệu lớp ghép tiểu học năm học 2005 - 2006 của ĐBSCL 56
    Biểu đồ 2.2: Số liệu lớp ghép tiểu học năm học 2006 - 2007 của ĐBSCL 56
    Biều đồ 2.3: Số liệu lớp ghép tiểu học năm học 2007 - 2008 của ĐBSCL 58
    Biều đồ 2.4: Số liệu lớp ghép tiểu học năm học 2008 - 2009 của ĐBSCL 59
    Biểu đồ 2.5: Tổng hợp số học sinh lớp ghép từ năm 2005-2009 69

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong xu thế phát triển và hội nhập, giáo dục và đào tạo giữ vai trò vô
    cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển
    của mỗi cá nhân nói riêng. Vì vậy, đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam
    đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
    quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để
    phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
    kinh tế nhanh và bền vững”. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành giáo dục và
    đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng và nhu cầu phát triển giáo dục là bức
    thiết. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 là: “Tạo
    bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình
    độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực
    cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; của từng vùng, từng địa
    phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta
    thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển
    trong khu vực”. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục
    và đào tạo nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. “Thực
    hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn
    cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn”. Do
    đó, vấn đề phát triển giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa là một trong những
    nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục.
    Đặc điểm giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó
    khăn và bất cập. Đó là địa bàn hiểm trở, dân cư thưa thớt đã ảnh hưởng rất lớn
    đến việc huy động trẻ đến trường và quy hoạch phát triển mạng lưới trường,
    lớp học. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở vùng này còn thấp so
    với những vùng miền khác trong nước.Giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa
    chậm phát triển. Nhà nước ta đề ra phương châm phát triển giáo dục ở miền
    núi, vùng sâu, vùng xa là: “Thầy tìm trò, trường gần dân” để đảm bảo quyền
    trẻ em được học hành, được chăm sóc. Xuất phát từ thực tế này và thực hiện
    chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, ngành giáo dục đã tổ chức loại hình lớp
    ghép tiểu học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học có cơ hội học tập
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    2
    trong những hoàn cảnh tự nhiên, xã hội không thuận lợi. Đây thực sự là mô
    hình phù hợp với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và điều kiện sống của
    đồng bào; không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến lớp học cao hơn
    mà còn khắc phục tình trạng học sinh có cùng trình độ nhưng không đủ số
    lượng học sinh để mở lớp.
    Thực tế loại hình lớp ghép tiểu học hiện nay đang tồn tại là:đa số lớp
    ghép không quá hai trình độ, mỗi trình độ không quá 10 học sinh. Tuy nhiên,
    hiện nay đang tồn tại một số lớp ghép có 3 trình độ. Hầu hết trẻ em ở vùng
    này, trước khi vào học lớp 1 đều chưa qua chương trình mẫu giáo do đó việc
    tiếp cận chương trình, sách giáo khoa cũng gặp nhiều khó khăn. Năng lực
    trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên dạy lớp ghép còn hạn chế, chưa phải
    là giáo viên giỏi và năng lực sư phạm cao. Giáo viên cũng chưa được trang bị
    kiến thức và phương pháp để công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
    số. Mâu thuẫn giữa việc mở lớp ghép phải có giáo viên là người địa phương
    với nguồn tuyển sinh để đào tạo giáo viên địa phương còn rất khan hiếm. Chậm
    tăng cường, đổi mới về cơ sở vật chất, lớp học, bàn ghế, các phương tiện thiết
    bị, tài liệu sách giáo khoa phục vụ cho dạy và học.Chất lượng hiệu quả của hoạt
    động dạy lớp ghép còn hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới. Do đó,
    trong xã hội có nhiều quan điểm trái ngược nhau là nên phát triển hay loại bỏ.
    Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu quá trình phát
    triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn về quá trình phát triển loại hình
    lớp ghép tiểu học ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, từ đó đề
    xuất những biện pháp phát triển loại hình lớp ghép tiểu học phù hợp với điều
    kiện kinh tế vùng miền của Việt Nam.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Các loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam nói chung và khu vực đồng
    bằng sông Cửu Long nói riêng.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    3
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở vùng khó khăn
    thuộc vùng đồng bằng sông Cửu long.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Phát triển loại hình lớp ghép là một phương thức phát triển giáo dục
    vùng khó khăn và thực hiện phổ cập giáo dục. Nếu phân tích đánh giá đúng
    thực trạng phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở vùng khó khăn chỉ rõ
    nguyên nhân và đề xuất được các biện pháp phát triển loại hình lớp ghép tiểu
    học phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lớp ghép tiểu học
    nói riêng và chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học nói chung.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Nghiên cứu các vấn đề lí luận về dạy học lớp ghép tiểu học.
    5.2. Nghiên cứu sự phát triển của loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam và
    vùng đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1975 đến nay.
    5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển loại hình dạy học lớp ghép tiểu học.
    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
    6.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
    Nghiên cứu phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam nói
    chung và vùng ĐBSCL nói riêng trong mối quan hệ với phát triển giáo dục
    tiểu học, phát triển năng lực giáo viên, đặc điểm trình độ nhận thức của học
    sinh dân tộc vùng ĐBSCL và hệ thống các điều kiện để đảm bảo chất lượng
    dạy học lớp ghép tiểu học.
    6.1.2. Phương pháp tiếp cận lịch sử
    Nghiên cứu phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam nói
    chung và vùng ĐBSCL nói riêng trong mối quan hệ với điều kiện địa lý, kinh
    tế, văn hóa, xã hội vùng miền trong từng giai đoạn lịch sử.
    6.1.3. Quan điểm thực tiễn
    Phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở vùng ĐBSCL là một nhu cầu tất
    yếu nhằm đảm bảo quyền được học, được giáo dục và thực hiện mục tiêu phổ
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    4
    cập giáo dục vùng khó khăn, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách giáo
    dục của Đảng, Nhà nước ở những vùng khó khăn, thông qua đó khảng định
    tính nhân đạo, tính nhân văn, nhân dân và tính công bằng của nền giáo dục
    Việt Nam.
    6.2. Các phương pháp nghiên cứu
    6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về dạy học lớp ghép và mô hình dạy
    học lớp ghép tiểu học trên thế giới và Việt Nam, khái quát hóa những kết quả
    nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận án.
    6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu tổng kết các kết quả
    nghiên cứu về dạy học lớp ghép tiểu học trong quá trình phát triển của hệ
    thống giáo dục quốc dân, phân tích thành tựu đạt được và những hạn chế tồn
    tại, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng.
    Phương pháp điều tra bằng anket nhằm đánh giá về số lượng và chất
    lượng phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở vùng ĐBSCL.
    Phương pháp nghiên cứu sản phẩm nhằm phân tích kết quả định tính
    của phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở vùng ĐBSCL.
    Phương pháp quan sát nhằm đánh giá thực trạng về dạy và học lớp
    ghép hiện nay ở vùng ĐBSCL.
    Phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm rút ra những bài học kinh
    nghiệm về phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở vùng ĐBSCL.
    Phương pháp khảo nghiệm (phương pháp chuyên gia) để đánh giá thực
    trạng loại hình lớp ghép tiểu học.
    - Phương pháp thực nghiệm nhằm chứng minh một số biện pháp đề
    xuất phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở vùng ĐBSCL.
    6.2.3. Nhóm phương pháp bổ trợ xử lý kết quả nghiên cứu
    Sử dụng toán thống kê, phần mềm tin học để xử lí các thông tin, các số
    liệu thu được để khái quát hoá nghiên cứu đề tài.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    5
    7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về dạy học lớp ghép và tổng kết kinh
    nghiệm quá trình phát triển dạy học lớp ghép tiểu học từ năm 1975 đến nay.
    - So sánh loại hình lớp ghép ở một số nước, trên cơ sở đó đưa ra các
    kết luận về vấn đề phát triển của loại hình này nhằm góp phần phát triển giáo
    dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ở Việt Nam.
    - Làm rõ thực trạng phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở vùng ĐBSCL.
    - Đề xuất các biện pháp phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở vùng
    ĐBSCL phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng miền.
    8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CẦN BẢO VỆ
    Quá trình hình thành và phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam
    là loại hình dạy học tồn tại phù hợp với điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế, vùng
    miền nhằm đáp ứng quyền được học của trẻ em và phát triển giáo dục vùng
    sâu, vùng xa.
    Quá trình hình thành và phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam
    là loại hình dạy học có tính đặc thù về mục tiêu, nội dung, nguyên tắc và
    phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện.
    9. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở nghiên cứu về loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam đề tài
    luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển loại hình dạy học lớp ghép
    tiểu học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, hải đảo thuộc
    vùng đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1975 đến nay.
    10. CẤU TRÖC LUẬN ÁN
    Ngoài phần những vấn đề chung, kết luận, kiến nghị và phụ lục, tài liệu
    tham khảo luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của phát triển loại hình lớp ghép tiểu học
    Chương 2: Sự phát triển của loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam
    và vùng đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1975 đến nay.
    Chương 3: Đề xuất các biện pháp phát triển loại hình lớp ghép tiểu học
     
Đang tải...