Tiến Sĩ Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình dạy lớp ghép tiểu học ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa . i
    Lời cam đoan . ii
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iii
    ục lục iv
    Danh mục các bảng . vii
    Danh mục biểu đồ viii

    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
    3.1. Khách thể nghiên cứu 2
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    6. Phương pháp nghiên cứu . 3
    6.1. Phương pháp luận nghiên cứu . 3
    6.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống 3
    6.1.2. Phương pháp tiếp cận lịch sử . 3
    6.1.3. Quan điểm thực tiễn . 4
    6.2. Các phương pháp nghiên cứu 4
    6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận . 4
    6.2.3. Nhóm phương pháp bổ trợ xử lý kết quả nghiên cứu 4
    7. Những đóng góp mới của luận án 5
    8. Những luận điểm cơ bản cần bảo vệ . 5
    9. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu . 5
    10. Cấu trúc luận án . 5

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH LỚP GHÉP TIỂU HỌC 6
    1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
    1.1.1. Nghiên cứu về phát triển loại hình lớp ghép tiểu học trên thế giới . 6
    1.1.2. Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở
    Việt Nam . 8
    1.2. Những vấn đề cơ bản về dạy học tiểu học 9
    1.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 9
    1.2.2. Mục iêu của giáo dục tiểu học và những vấn đề cơ bản về quá
    trình dạy học ở Tiểu học 11
    1.3. Cơ sở lý luận của phát triển loại hình lớp ghép tiểu học . 15
    1.3.1. Quan điểm về sự phát triển 15
    1.3.2. Đặc điểm, mục tiêu, bản chất của quá trình dạy học lớp ghép
    tiểu học 16
    1.3.3. Quan hệ giáo viên và học sinh trong loại hình lớp ghép, môi trường dạy học lớp ghép 21
    1.3.4. Kế hoạch dạy học lớp ghép 30
    1.3.5. Nguyên tắc và phương pháp dạy học lớp ghép tiểu học 31
    1.3.5.1. Nguyên tắc dạy học 31
    1.3.5.2. Phương pháp dạy học . 34
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng loại hình lớp ghép 39
    Kết luận chương 1 40

    Chương 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH LỚP GHÉP TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY
    42
    2.1. Thực trạng phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam từ
    năm 1975 đến nay . 42
    2.2. Thực trạng giáo dục và đào tạo của ĐBSCL 49
    2.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL 49
    2.2.2. Thực trạng phát triển Giáo dục - Đào tạo của ĐBSCL . 51
    2.3. Thực trạng loại hình dạy học lớp ghép tiểu học ở vùng ĐBSCL
    giai đoạn 1975 đến 2009 . 53
    2.3.1. Thực trạng số lượng lớp ghép tiểu học ở vùng ĐBSCL giai
    đoạn 1975 đến 2009 53
    2.3.2. Thực trạng về chất lượng dạy học lớp ghép . 61
    2.3.3. Thực trạng về tổ chức dạy học lớp ghép ở khu vực ĐBSCL
    hiện nay . 62
    2.3.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về
    loại hình dạy học lớp ghép tiểu học hiện nay . 62
    2.3.3.2. Thực trạng thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp
    dạy học lớp ghép tiểu học ở khu vực ĐBSCL 65
    2.3.3.3. Đánh giá của cán bộ quản lý về chất lượng dạy học lớp ghép . 69
    Kết luận chương 2 . 72

    Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH
    LỚP GHÉP TIỂU HỌC
    . 74
    3.1. Những nguyên tắc và cơ sở pháp lý phát triển loại hình lớp ghép
    tiểu học 74
    3.1.1. Nguyên tắc cơ bản phát triển loại hình dạy học lớp ghép tiểu học 75
    3.1.2. Những văn bản pháp lý phát triển loại hình lớp ghép tiểu học . 75
    3.2. Hệ thống các biện pháp . 77
    3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng xã hội về vài trò của mô hình lớp ghép tiểu học 77
    3.2.2. Đổi mới mục tiêu nội dung chương trình lớp ghép nhằm nâng
    cao chất lượng, hiệu quả dạy học 79
    3.2.3. Thiết kế bài học lớp ghép theo hướng dạy học hợp tác phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tượng học sinh vùng miền, điều
    kiện dạy học 83
    3.2.4. Tăng cường dạy học hợp tác nhằm nâng cao chất lượng và
    hiệu quả dạy học lớp ghép 85
    3.2.5. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học lớp ghép 89
    3.2.6. Quy hoạch lại mạng lưới hệ thống lớp ghép trên địa bàn. . 92
    3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ phát triển lớp ghép . 94
    3.3. Thực nghiệm kiểm chứng các biện pháp đề xuất . 98
    3.3.1. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 98
    3.3.2. Thực nghiệm sư phạm 99
    3.3.2.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 99
    3.3.3.2. Tiến trình và phương pháp thực nghiệm . 103
    Kết luận chương 3 107
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 108
    1. Kết luận 108
    2. Khuyến nghị . 110
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 111
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 112
    PHỤ LỤC . 120



    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Trong xu thế phát triển và hội nhập, giáo dục và đào tạo giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng. Vì vậy, đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành giáo dục và đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng và nhu cầu phát triển giáo dục là bức thiết. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 là: “Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực”. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn”. Do đó, vấn đề phát triển giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục.

    Đặc điểm giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Đó là địa bàn hiểm trở, dân cư thưa thớt đã ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động trẻ đến trường và quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp học. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở vùng này còn thấp so với những vùng miền khác trong nước.Giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa chậm phát triển. Nhà nước ta đề ra phương châm phát triển giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa là: “Thầy tìm trò, trường gần dân” để đảm bảo quyền trẻ em được học hành, được chăm sóc. Xuất phát từ thực tế này và thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, ngành giáo dục đã tổ chức loại hình lớp ghép tiểu học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học có cơ hội học tập trong những hoàn cảnh tự nhiên, xã hội không thuận lợi. Đây thực sự là mô hình phù hợp với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và điều kiện sống của đồng bào; không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến lớp học cao hơn mà còn khắc phục tình trạng học sinh có cùng trình độ nhưng không đủ số lượng học sinh để mở lớp.

    Thực tế loại hình lớp ghép tiểu học hiện nay đang tồn tại là:đa số lớp ghép không quá hai trình độ, mỗi trình độ không quá 10 học sinh. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại một số lớp ghép có 3 trình độ. Hầu hết trẻ em ở vùng này, trước khi vào học lớp 1 đều chưa qua chương trình mẫu giáo do đó việc tiếp cận chương trình, sách giáo khoa cũng gặp nhiều khó khăn. Năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên dạy lớp ghép còn hạn chế, chưa phải là giáo viên giỏi và năng lực sư phạm cao. Giáo viên cũng chưa được trang bị kiến thức và phương pháp để công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Mâu thuẫn giữa việc mở lớp ghép phải có giáo viên là người địa phương với nguồn tuyển sinh để đào tạo giáo viên địa phương còn rất khan hiếm. Chậm tăng cường, đổi mới về cơ sở vật chất, lớp học, bàn ghế, các phương tiện thiết bị, tài liệu sách giáo khoa phục vụ cho dạy và học.Chất lượng hiệu quả của hoạt động dạy lớp ghép còn hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới. Do đó, trong xã hội có nhiều quan điểm trái ngược nhau là nên phát triển hay loại bỏ. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam”.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn về quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng, từ đó đề xuất những biện pháp phát triển loại hình lớp ghép tiểu học phù hợp với
    điều kiện kinh tế vùng miền của Việt Nam.

    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Các loại hình lớp ghép tiểu học ở Việt Nam nói chung và khu vực đồng
    bằng sông Cửu Long nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...