Đồ Án Nghiên cứu quá trình kết tinh dạng nhánh cây

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 5%"]
    [/TD]
    [TD="width: 90%"]Nghiên cứu quá trình kết tinh dạng nhánh cây


    I. Mục đích yêu cầu:

    - Sinh viên phải hiểu được quá trình kết tinh từ lỏng sang rắn, quá trình tạo mầm và phát triển mầm.
    - Sự phát triển của tinh thể hình nhánh cây.


    II. Vật tư thiết bị và hoá chất:

    Quá trình kết tinh của hầu hết kim loại và hợp kim đều xảy ra ở nhiệt độ khá cao và thời gian rất ngắn. Do vậy, chúng ta không thể quan sát trực tiếp quá trình kết tinh dạng nhánh cây của chúng. Trong thí nghiệm này, chúng ta dùng các hoá chất có quá trình kết tinh dạng nhánh cây ở nhiệt độ thường để nghiên cứu. Đó là các dung dịch quá bão hoà NH4Cl, CuSO4 và Pb(NO3)2.
    Thiết bị vật tư thường dùng gồm có:
    - Kính hiển vi sinh vật: Loại này cho ánh sáng xuyên qua mẫu quan sát.
    - Dung dịch nghiên cứu: NH4Cl quá bão hoà trong nước, loại dung dịch này cho dạng nhánh cây rõ và đẹp.
    - Tấm kính nhỏ (lam kính, lamel): Để chứa giọt dung dịch nghiên cứu.
    - Bếp điện: Để sấy cho dung dịch mau khô.
    - Đũa thuỷ tinh: Lấy dung dịch và dàn mỏng lên tấm kính nhỏ
    - Khăn lau: Để lau sạch tấm kính sau mỗi lần quan sát xong.


    III. Trình tự thí nghiệm:

    1. Điều chỉnh tiêu cự kính hiển vi: Theo sự hướng dẫn của cán bộ thí nghiệm. Đưa mẫu vào bàn vật và hạ vật kính xuống từ từ cho đến khi nhìn thật rõ mẫu. Chú ý không được để vật kính chạm vào giọt dung dịch vì sẽ bị hỏng.
    2. Dùng khăn lau sạch tấm kính nhỏ. Lấy giọt dung dịch nhỏ vào tấm kính và dàn mỏng ra cho mau khô.
    3. Hơ tấm kính lên bếp điện cho đến khi rìa mép giọt dung dịch mờ đục thì nhanh chóng
    đặt vào kính hiển vi để quan sát quá trình tạo thành nhánh cây.
    4. Vẽ lại nhánh cây đã quan sát.


    IV. Phần thực hành tại phòng thí nghiệm:

    - Mỗi sinh viên nhận một tấm kính nhỏ. Mỗi nhóm sử dụng một kính hiển vi.
    - Thực hiện quá trình tạo thành các nhánh cây như đã hướng dẫn.
    - Quan sát trên kính hiển vi quá trình kết tinh của nhánh cây. Mỗi sinh viên thực hiện ít nhất 8 lần.
    - Làm báo cáo thí nghiệm theo nội dung sau:
    + Mục đích yêu cầu và tóm tắt phần lý thuyết cần dùng cho thí nghiệm.
    + Vẽ quá trình tạo thành nhánh cây và vẽ một số nhánh cây điển hình nhất.
    + Giải thích tất cả các hiện tượng quan sát được bằng kiến thức đã học.



    Làm mẫu để nghiên cứu tổ chức tế vi


    I. Mục đích và yêu cầu:

    Sau khi thực hành bài thí nghiệm này sinh viên cần nắm được các vấn đề sau đây:
    - Biết cách làm mẫu để nghiên cứu tổ chức tế vi bằng kính hiển vi kim loại học. Nắm được các bước thực hành: Chọn mẫu, cắt và mài mẫu (trên đá mài và giấy nhám các cỡ), đánh bóng, tẩm thực, rửa và sấy mẫu.
    - Hiểu rõ tầm quan trọng của quá trình làm mẫu và ảnh hưởng của nó đến kết quả nghiên cứu.
    - Nắm được các thiết bị, vật tư và hoá chất dùng cho việc làm mẫu cũng như tác dụng của chúng.

    II. Vật tư, thiết bị và hoá chất dùng cho thí nghiệm:

    - Mẫu thép cần nghiên cứu
    - Một bộ giấy nhám để mài
    - Tấm kính phẳng để kê giấy nhám.
    - Máy mài bóng kim loại (có dạ mài và bột mài) hay máy đánh bóng điện phân.
    - Dung dịch tẩm thực (với thép, gang dùng 4-5 % HNO3 trong cồn)
    - Bông thấm nước, giấy thấm.
    - Đèn sấy hay máy sấy mẫu.
    - Kính hiển vi kim loại học.


    III. Trình tự thí nghiệm:


    1. Chọn mẫu:

    Đây là khâu quan trọng nhất vì mẫu được chọn phải điển hình cho loại vật liệu cần nghiên cứu. Khi cắt mẫu cần làm nguội thật tốt để tránh sự thay đổi tổ chức. Kích thước thông dụng nhất của mẫu là: ử 12 ì 10 mm hay 12 ì 12 ì 10 mm, với những trường hợp cụ thể mẫu sẽ có kích thước theo thực tế. Với mẫu có kích thước quá nhỏ bé phải dùng gá kẹp hay đổ khuôn (nhựa, hợp kim chì thiếc v v.) để dễ cầm khi mài.
    Tại phòng thí nghiệm việc chọn mẫu do cán bộ thí nghiệm thực hiện.

    2. Mài thô:

    Quá trình này tiến hành trên giấy nhám từ cỡ hạt thô nhất cho đến mịn nhất. Với tiêu chuẩn Việt nam, giấy nhám từ thô đến mịn có các số thứ tự như sau: 3, 2, 1, 0 và 00. Giấy nhám được đặt lên tấm kính phẳng để tạo mặt phẳng khi mài. Khi mài mẫu phải ăn đều trên giấy nhám, bề mặt mẫu phải luôn song song với giấy nhám. Trong quá trình mài chỉ cho
    phép mẫu tiếp xúc với giấy nhám theo một chiều nhất định để tránh bị vẹt mẫu. ấn mẫu nhẹ và đều tay để tránh vết xước quá sâu khó tẩy sạch ở lượt mài sau. Nếu mặt mẫu đã phẳng, các vết xước song song nhau và tương đối đều thì chuyển sang mài ở giấy nhám mịn hơn. Khi chuyển sang giấy nhấm mới thì xoay mẫu đi 900 để cho các vết xước mới vuông góc với các vết xước cũ. Tiếp tục mài hết các vết xước cũ cho đến khi mặt mẫu phẳng, cácvết xước mới mịn hơn, song song theo một hướng thì chuyển qua tờ giấy nhám mới. Quá
    trình cứ tiếp tục như vậy cho đến tờ giấy nhám cuối cùng.
    Mài thô đạt yêu cầu khi: Các vết xước trên mẫu phải rất mịn, đều đặn và song song nhau, mặt mẫu thật phẳng và vuông góc với trục mẫu (trường hợp mẫu hình trụ). Lúc này ta chuyển qua mài bóng, trước khi mài bóng dùng bông rửa sạch mẫu bằng nước.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...