Luận Văn Nghiên cứu quá trình hóa lý trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phư

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề:
    Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là chủ đề nóng bỏng được sự quan tâm và ủng hộ của nhiều nước trên thế giới.
    Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là cải thiện môi trường đang bị ô nhiễm do các chất độc hại phát sinh từ nền công nghiệp và hoạt động sản xuất. Điển hình như các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, công nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, y dược, luyện kim xi mạ, giấy, đặc biệt là ngành dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam.
    Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sự tăng dân số đã làm ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên về các mặt như: khí thải, tiếng ồn, rác thải và đặc biệt đáng quan tâm là vấn đề nước thải.
    Hiện nay trong thành phố, mỗi ngày với lượng nước thải khổng lồ được đổ ra các sông ngòi, kênh rạch trong thành phố mà chưa qua xử lý, điều đó đã dẫn đến sự ô nhiễm môi trường tự nhiên nghiêm trọng. Đa số các xí nghiệp chưa có hoặc có thì cũng rất sơ sài hệ thống xử lý nước thải, dẫn đến lượng nước thải đổ ra cống rãnh mang nhiều chất độc hại cho môi trường.
    Và có thể nói nước thải công nghiệp dệt nhuộm là một trong những loại nước thải ô nhiễm nặng nề và tác động mạnh đến môi trường nhất. Đặc tính của loại nước thải này là độ kiềm cao, độ màu lớn, nhiều hóa chất độc hại với các loài thủy sinh.
    Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ, và nay là một trong những thành viên tiêu biểu của tập đoàn dệt may Việt Nam.
    Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy tương đối hoàn chỉnh bao gồm các công đoạn xử lý hóa lý, xử lý vi sinh kết hợp với tác nhân ôxy hóa mạnh Công nghệ này tương đối hoàn chỉnh giúp giảm được tải lượng ô nhiễm, sản phẩm thân thiện với môi trường. Là một trong những yếu tố góp phần khẳng định thương hiệu với thị trường trong và ngoài nước.
    1.2 . Mục tiêu:
    v Tìm hiểu quá trình hóa lý trong công nghệ xử lý nước thải nhà máy dệt Phước Long.
    v Lấy mẫu nước thải, chạy mô hình Jartest để xác định pH tối ưu, phèn tối ưu.
    v Xác định các thông số trước và sau khi chạy mô hình Jartest: COD, BOD5, SS, độ đục, độ màu Từ đó ta thấy được hiệu quả sau khi xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý.
    v Chạy mô hình cột lắng để xác định được thời gian lắng, hiệu quả lắng tối ưu.
    1.3. Nội dung nghiên cứu:
    Nghiên cứu quá trình hóa lý trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long, Q.9, Tp. HCM, bao gồm những phần chính như sau:
    Tổng quan ngành dệt nhuộm
    Những vấn đề môi trường của ngành dệt nhuộm
    Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long
    Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
    Nghiên cứu quá trình hóa lý thực tiển bằng việc chạy mô hình Jartest
    1.4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình thực hiện luận văn có sử dụng các phương pháp sau:
    v Phương pháp kế thừa: trong quá trình thực hiện đề tài, đã tham khảo các đề tài có liên quan.
    v Phương pháp trao đổi ý kiến: trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về các vấn đề liên quan.
    v Phương pháp thực nghiệm: lấy mẫu, phân tích và chạy mô hình trong phòng thí nghiệm.
    v Phương pháp tổng hợp: tổng hợp những kiến thức đã học thu thập những số liệu từ những nguồn đáng tin cậy.
    1.5. Giới hạn nghiên cứu:
    Nước thải được sử dụng để nghiên cứu được lấy trực tiếp tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long, Quận 9, Tp.HCM
    Mẫu phân tích được thực hiện tại phòng thí nghiệm Khoa môi trường & Công nghệ sinh học trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ.
    1.6. Thời gian thực hiện đề tài:
    Thời gian thực hiện 12 tuần: từ ngày 05/04/2010 đến ngày 28/06/2010
    Ngày 05/04 – 16/05: Hoàn thành ½ lý thuyết.
    Ngày 17/05 – 31/05: Xin mẫu nước thải về phân tích, chạy mô hình trong phòng thí nghiệm.
    Ngày 01/06 – 03/06: Tổng hợp số liệu từ quá trình phân tích, chạy mô hình.
    Ngày 04/ 06 – 21/06: Tiếp tục hoàn thành phần lý thuyết.
    Ngày 22/06 – 28/06: Chỉnh sửa, bổ sung, in thử đồ án.
    Ngày 29/06 – 30/06: Hoàn thành đồ án.
    Ngày 30/06 – 14/07: In đồ án, nộp CD.
    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn
    Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
    Danh mục các chữ viết tắt
    Mục lục
    Danh mục bảng
    Danh mục hình

    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục tiêu 2
    1.3 Nội dung nghiên cứu 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
    1.5 Giới hạn nghiên cứu 3
    1.6 Thời gian thực hiện đề tài 3

    CHƯƠNG 2:
    TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC

    2.1 Tổng quan về ngành dệt nhuộm ở Việt Nam 4
    2.2 Quy trình công nghệ tổng quát của ngành dệt nhuộm 5
    2.2.1 Nguyên liệu dệt 5
    2.2.2 Nguyên liệu nhuộm và in hoa 5
    2.2.3 Quy trình công nghệ tổng quát 10
    2.3 Khả năng gây ô nhiễm của ngành dệt nhuộm 13
    2.3.1 Nước thải 13
    2.3.1.1 Nguồn phát sinh nước thải dệt nhuộm 13
    2.3.1.2 Bản chat của nước thải dệt nhuộm 15
    2.3.1.3 Đặc tính của nước thải ngành công nghiệp dệt nhuộm ở VN 16
    2.3.1.4 Các chất độc hại trong nước thải từ nhà máy dệt nhuộm 18
    2.3.1.5 Lượng nước thải của các mặt hàng dệt nhuộm 22
    2.3.2 Khí thải 23
    2.3.3 Chất thải rắn 23


    CHƯƠNG 3:
    PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHƯỚC LONG, QUẬN 9
    3.1 Tổng quan về phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải 25
    3.1.1 Đông tụ, keo tụ – Coagulation, Flocculation 25
    3.1.1.1 Đông tụ, keo tụ – Coagulation, Flocculation 25
    3.1.1.2 Trợ keo tụ – Flocculation 28
    3.1.1.3 Thiết bị keo tụ 30
    3.1.2 Phương pháp hấp phụ 30
    3.2 Tổng quan nhà máy dệt Phước Long 32
    3.2.1 Giới thiệu công ty 32
    3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy 33
    3.2.3 Sản phẩm 36
    3.3 Đề xuất công nghệ XLNT bằng phương pháp hóa lý cho nhà máy dệt Phước Long 37

    CHƯƠNG 4:
    NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HÓA LÝ TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHƯỚC LONG, QUẬN 9, TP. HỒ CHÍ MINH
    4.1 Mô hình keo tụ tạo bông 41
    4.1.1 Cơ sở lý thuyết của quá trình thực nghiệm 41
    4.1.2 Phương pháp keo tụ dùng chất điện ly đơn giản 41
    4.1.3 Phương pháp keo tụ dùng hệ keo ngược dấu 41
    4.1.4 Mô hình thí nghiệm 47
    4.1.5 Các bước tiến hành thí nghiệm 48
    4.1.5.1 Dụng cụ hóa chất và thiết bị thí nghiệm 48
    4.1.5.2 Nội dung thí nghiệm 49
    4.1.6 Kết quả thí nghiệm 51
    4.1.6.1 Các thông số đầu vào của nước thải dệt nhuộm 51
    4.1.6.2 Xác định pH tối ưu lần 1 trong quá trình keo tụ 51
    4.1.6.3 Xác định lượng phèn tối ưu lần 1 trong quá trình keo tụ 55
    4.1.6.4 Xác định giá trị pH tối ưu lần 2 58
    4.1.6.5 Xác định lượng phèn tối ưu lần 2 60
    4.1.6.6 Kết luận chung 63
    4.2. Mô hình lắng bông căn 65
    4.2.1. Mục đích 65
    4.2.2 Cơ sở lý thuyết 65
    4.2.3 Mô hình 66
    4.2.4 Các bước tiến hành thí nghiệm 67
    4.2.4.1 Dụng cụ, hóa chất 67
    4.2.4.2 Trình tự thí nghiệm 67
    4.2.5 Kết quả 68

    CHƯƠNG 5
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1 Kết luận 73
    5.2 Kiến nghị 73
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...