Thạc Sĩ Nghiên cứu quá trình bảo quản gạo dự trữ sử dụng chất khử oxy

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 25/2/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Trong đời sống hàng ngày của con người vấn đề ăn được đặt ra trước tiên trong đó lương thực thuộc nhu cầu thiết yếu, Như Hồ Chủ Tịch đã dạy "Muốn nâng cao đời sống của Nhân dân thì trước hết phải giải quyết vấn đề ăn rồi đến mặc và các vấn đề khác". Lương thực đối với con người là nhu cầu thiết yếu, cơ bản số một của toàn xã hội.
    Với vị trí có tầm ảnh hưởng quyết định đến sự sống toàn xã hội như vậy, nhưng sản xuất lương thực vẫn còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đất đai . và thực tế đã không có đủ thường xuyên lương thực cho tiêu dùng. Nước ta sản xuất lương thực trong điều kiên thủ công, lại trong vùng khí hậu nhiệt đới, bão lũ, mất mùa thường xuyên xảy ra, nên lương thực vẫn trong tình trạng dù thu hoạch được mùa vẫn còn ngày giáp hạt, khan hiếm lương thực giá tăng cao. Dự trữ lương thực là một vấn đề tất yếu khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội, có một vai trò trọng yếu trong hoạt động xã hội, là nhân tố quyết định đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội.
    Trong nền kinh tế quốc dân nước ta, với trên 70% là nông dân, lương thực đóng vai trò trọng yếu, có tác động mở đường thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất khác. Không có dự trữ lương thực chính quyền nhà nước trở nên không vững chắc. Dự trữ lương thực không đầy đủ thì Nhà nước không tập trung chú ý vào xây dựng công nghiệp lớn được. Trong một thời kỳ lâu dài nữa, mọi hoạt động sản xuất của nước ta đều vẫn bắt đầu từ nông nghiệp, chăn nuôi . Khi đủ ăn thì nhà nước mới tiến hành phát triển các ngành khoa học phục vụ đời sống sinh hoạt khác.

    Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nông nghiệp và đặc biệt là lương thực. Năng suất lúa ở nước ta đã cao hơn trước đây đạt 5-6 tấn/ha/vụ. Đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và liên tục xuất khẩu, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới.
    Từ số thống kê số lượng lương thực tổn thất của các nước tiên tiến như Liên xô, Mỹ, Nhật Bản . số lương tổn thất trong bảo quản hàng năm khoảng 5%. Ở các nước nhiệt đời mức hao hụt này cao hơn lên đến 10%.
    Bảo quản lương thực là công tác quan trọng nhất sau thu hoạch, góp phần bảo đảm an toàn lương thực quốc gia – vấn đề Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Trong bảo quản lương thực vấn đề công nghệ và kỹ thuật bảo quản là khâu then chốt nhất quyết định chất lượng hiệu quả của công tác bảo quản lương thực.
    Gạo là thức ăn chính chủ yếu của người dân Việt Nam, chứa nhiều chất dinh dưỡng hoạt tính cao như gluxit, lipit, protit, vitamin . trong quá trình bảo quản đều bị biến đổi dẫn đến suy giảm chất lượng gạo. Gạo bảo quản bị suy giảm chất lượng do các quá trình sinh hóa tự nhiên như hô hấp, tác động của môi trường gây ra phản ứng oxy hóa .hoặc do vi sinh vật, côn trùng mọt, mạt . phá hoại.
    Những năm qua, Ngành Dự trữ Quốc gia (DTQG) đã bảo quản hàng triệu tấn lương thực đảm bảo an toàn về chất lượng, số lượng đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội, cứu hộ cứu nạn do thiên tai địch họa và bình ổn thị trường. Việc bảo quản lương thực DTQG số lượng lớn, thời gian dài, cần được thường xuyên nghiên cứu hoàn thiện thay đổi công nghệ đảm bảo chất lượng tốt hơn, hao hụt về số lượng thấp hơn, giảm giá thành bảo quản và phù hợp với vùng sâu vùng xa, vung núi hải đảo, xa khu công nghiệp sản xuất khí. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của một lĩnh vực hết sức quan trọng đảm bảo an ninh lương thực và ổn định chính trị xã hội, đòi hỏi cấp thiết cải tiến khoa học công nghệ của Tổng cục dự trữ Nhà nước, cập nhật phát triển khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới, trên cơ sở kết quả rất khả quan của công nghệ bảo quản nhiều triển vọng, chúng tôi chọn đề tài " Nghiên cứu quá trình bảo quản gạo dự trữ sử dụng chất khử oxy".
    Thực chất đây là quá trinh tạo và duy trì môi trường vi khí hậu có nồng độ oxy thấp trong thời gian dài sử dụng chất khử oxy để bảo quản, niêm cất chống oxy hoá.
    Môi trường bảo quản như vậy được xem là môi trường vi khí hậu kỹ thuật, trong đó điều kiện môi trường vi khí hậu (thành phần, nhiệt độ, áp suất .) được chủ động kiểm soát sao cho phù hợp với mục đích sử dụng nhằm bảo quản một sản phẩm cụ thể.
    Việc nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện mục đích và yêu cầu sau:
    + Đánh giá được quá trình hình thành môi trường nghèo oxy để bảo quản gạo dự trữ quốc gia.
    + Đánh giá chất lượng gạo qua các kết quả kiểm tra dinh dưỡng trong quá trình bảo quản gạo dự trữ sử dụng chất khử oxy và so sánh với công nghệ bảo quản gạo kín khí khác.


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 6
    1.1. Môi trường - khí hậu kỹ thuật bảo quản 6
    1.1.1. Khí hậu nhiệt đới nước ta 6
    1.1.2. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới đến sản xuất ở nước ta 7
    1.1.3. Vi khí hậu kỹ thuật – môi trường kỹ thuật 8
    1.1.4. Suy giảm chất lượng do tác động của khí hậu 9
    1.1.5. Phân loại môi trường theo quan điểm kỹ thuật 10
    1.2. Gạo bảo quản dự trữ quốc gia 10
    1.3. Yếu tố môi trường trong bảo quản gạo dự trữ 18
    1.4. Kỹ thuật bảo quản trên thế giới 21
    1.5. Bảo quản gạo ở nước ta 25
    1.5.1. Bảo quản thông thường 25
    1.5.2. Bảo quản kín 26
    1.5.3. Tạo môi trường - vi khí hậu bảo quản 26
    CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM 41
    2.1. Nguyên liệu - đối tượng nghiên cứu 41
    2.2. Chất khử Oxy 41
    2.3. Phương pháp 46
    2.3.1. Chuẩn bị gạo dự trữ 48
    2.3.2. Kiểm tra chất lượng gạo nhập kho 49
    2.3.3. Chất xếp gạo 49
    2.3.4. Phủ và dán kín lô 49
    2.3.5. Hút chân không thử độ kín 50
    2.3.6. Đặt chất khử oxy vào trong lô 52
    2.3.7. Kiểm tra nồng độ oxy trong lô 52
    2.3.8. Kiểm tra định kỳ - xử lý biến động 52
    2.3.9. Xuất kho 52
    2.4. Phương pháp đánh giá chất khử oxy 53
    2.5. Phương pháp đánh giá chất lượng gạo bảo quản 54
    CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56
    3.1. Kết quả tạo môi trường vi khi hậu bảo quản 56
    3.1.1. Chất lượng màng PVC bảo quản 56
    3.1.2. Kiểm tra độ kín lô bảo quản 58
    3.2. Biến thiên nồng độ oxy 60
    3.2.1. Biến đổi nồng độ oxy 8 giờ đầu sau khi đặt chất khử oxy 60
    3.2.2. Biến đổi nồng độ oxy trong 48 giờ đầu thử nghiệm 62
    3.2.3. Biến đổi nồng độ oxy trong 60 ngày thử nghiệm 67
    3.2.4. Biến động nồng độ oxy trong 11 tháng thí nghiệm 71
    3.2.5. Thảo luận về chất khử và biến thiên nồng độ oxy 74
    3.3. Kết quả chất lượng gạo được bảo quản 76
    3.3.1. Diễn biến chỉ tiêu hóa lý của chất lượng gạo 76
    3.3.2. Độ giảm chất lượng dinh dưỡng 78
    3.3.3. Tổn thất vật chất khô 82
    3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật 82
    3.5. Thảo luận 84
    KẾT LUẬN 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...