Luận Văn Nghiên cứu phương thức quản lý môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Duyên Hải và huyện C

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bống Hà, 2/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI NÓI ĐẦU

    Khi nói đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản người ta thường nghĩ ngay đến lợi
    ích kinh tế mà hoạt động này mang lại. Nhưng có bao nhiêu người nghĩ đến những
    tác động tiêu cực đến môi trường mà hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể gây ra, có
    bao nhiêu người nghĩ cần bảo vệ môi trường trong hoạt động này. Bởi một lẽ, ý thức
    bảo vệ môi trường hay ý thức cộng đồng của đại bộ phận dân cư chưa được hình
    thành.
    Bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản rất quan trọng. Bên
    cạnh lợi ích kinh tế thì nuôi trồng thuỷ sản còn gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ
    làm suy thoái và ô nhiễm môi trường. Con người không thể vì lợi ích kinh tế mà làm
    ngơ trước các vấn đề môi trường.
    Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Duyên Hải và Cầu
    Ngang, tỉnh Trà Vinh nói riêng và cả khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung
    đã và đang phát triển rất mạnh mẽ và có những tác động tích cực đến đời sống kinh
    tế của dân cư sống bằng nghề này. Tuy nhiên, nghề nuôi trồng thuỷ sản đã trải qua
    không ít những thăng trầm do những tác động của môi trường. Tác động sẽ rất lớn
    nếu như môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường luôn
    phải đi song song với nhau trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nhằm hướng tới sự
    phát triển bền vững.

    Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ THỰC HIỆN
    ĐỀ TÀI
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Việt Nam là nước có thế mạnh về ngành thuỷ hải sản. Sản lượng ngày càng
    tăng, có khả năng đáp ứng không chỉ nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu ra
    nước ngoài, góp phần thúc đẩy nền kinh tế cả nước ngày càng phát triển.
    Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và
    sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông. Trà Vinh có 65 km đường bờ biển và khoảng
    50.000 ha diện tích đất vùng ven biển bị nhiễm mặn trong mùa khô, tổng diện tích
    lưu vực các sông rạch trong toàn tỉnh 21.265 ha, cùng với điều kiện tự nhiên thuận
    lợi giúp cho Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng thuỷ
    sản. Cùng với sự phát triển của cả nước, giá trị sản lượng ngành thuỷ sản tỉnh Trà
    Vinh cũng đang ngày một gia tăng, đạt 13.6 % /năm.
    Hai huyện có sản lượng thuỷ sản cao nhất trong toàn tỉnh Trà Vinh là huyện
    Duyên Hải và Huyện Cầu Ngang, đạt hơn 50% sản lượng toàn tỉnh. Việc phát triển
    thuỷ sản đã mang lại hiệu quả kinh tế và năng cao đời sống xã hội cho nhân dân địa
    phương.
    Song song với với việc phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản thì các vấn đề
    môi trường phát sinh ngày càng nhiều. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây các tác
    động đến môi trường như: suy giảm chất lượng nước, làm nhiễm bẩn thuỷ vực do sự
    quá tải về dinh dưỡng, phá huỷ chỗ ở tự nhiên, làm biến dạng các hệ sinh thái và
    nghèo dần tính đa dạng sinh học, tiềm tàng nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh.
    Trước vấn đề môi trường đó, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lí môi
    trường cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ môi
    trường và góp phần vào công cuộc phát triển bền vững.
    Nhận thức được hiệu quả kinh tế, xã hội mà hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
    mang lại và các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động này, tác giả đã chọn đề tài:
    “Nghiên cứu phương thức quản lý môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở
    huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh” làm luận văn tốt nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...