Luận Văn Nghiên cứu phương thức quản lý môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Duyên Hải và huyện C

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
    LỜI NÓI ĐẦU . .1
    Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI . .2
    1.1. Đặt vấn đề . .2
    1.2. Mục tiêu đề tài . 3
    1.3. Đối tượng nghiên cứu. 3
    1.4. Phương pháp nghiên cứu . 3
    1.4.1. Phương pháp luận . .3
    1.4.2. Phương pháp cụ thể . .4
    1.5. Nội dung nghiên cứu . .4
    Chương 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG . 6
    2.1. Nhiệm vụ của quản lí môi trường . .6
    2.2. Các công cụ quản lí môi trường . .7
    2.2.1. Công cụ pháp lí . 7
    2.2.2. Công cụ kinh tế . 8
    Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC DUYÊN
    HẢI - CẦU NGANG, TRÀ VINH . .11
    3.1. Huyện Duyên Hải . .11
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . .11
    3.1.1.1. Vị trí địa lý . .11
    3.1.1.2. Khí hậu . .13
    3.1.2. Đặc điểm xã hội. 13

    3.1.2.1. Dân số và lao động . .13
    3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng . 13
    3.1.2.3. Văn hoá xã hội . .14
    3.1.2.4. Quốc phòng - An ninh . .15
    3.1.2.5. Chỉ tiêu kinh tế. .15
    3.1.2.6. Tình hình sản xuất ngư - nông - lâm - diêm nghiệp . 16
    3.2. Huyện Cầu Ngang . 17
    3.2.1. Điều kiện tự nhiên . .17
    3.2.1.1. Vị trí địa lí . .17
    3.2.1.2. Địa hình- Địa chất . .19
    3.2.1.3. Khí tượng- Thuỷ văn . .19
    3.2.2. Đặc điểm xã hội . 20
    3.2.2.1. Dân số . 20
    3.2.2.2. Giáo dục . .21
    3.2.2.3. Y tế . .22
    3.2.3. Đặc điểm kinh tế . .23
    Chương 4: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
    NGHIÊN CỨU. .25
    4.1. Môi trường nước . 25
    4.1.1. Nước mặt . .25
    4.1.2. Nước ngầm . .35
    4.2. Môi trường đất . 38
    4.2.1. Tình hình sử dụng đất . .38
    4.2.2. Tình hình sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trên địa bàn
    Tỉnh Trà Vinh năm 2004 . 39

    3.2.3. Chất lượng môi trường đất . 40
    4.3. Môi trường không khí . .41
    4.4. Hệ sinh thái môi trường tự nhiên . 43
    4.4.1. Hệ sinh thái rừng . .43
    4.4.2. Hệ sinh thái môi trường nước . .44
    Chương 5: HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN KHU VỰC DUYÊN
    HẢI - CẦU NGANG, TRÀ VINH . .46
    5.1. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản khu vực nghiên cứu. 46
    5.1.1. Huyện Duyên Hải . 46
    5.1.1.1. Nuôi tôm sú . .46
    5.1.1.2. Nuôi cua . .50
    5.1.1.3. Nuôi nghêu . .51
    5.1.1.4. Nuôi cá . .52
    5.1.1.5. Tổ hợp tác và kinh tế trang trại . 52
    5.1.2. Huyện Cầu Ngang . .53
    5.1.2.1. Nuôi tôm sú . .53
    5.1.2.2. Nuôi tôm càng xanh . 54
    5.1.2.3. Nuôi cá các loại . 55
    5.1.2.4. Nuôi nhử tự nhiên . 55
    5.1.2.5. Tổ hợp tác và kinh tế trang trại . 55
    5.2. Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đã được áp dụng tại khu vực . .56
    5.3. Qui trình nuôi trồng thuỷ sản . 60
    5.4. Hiện trạng quản lí môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu
    vực nghiên cứu . .62
    LÊ THỊ VU LAN
    Chương 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NUÔI
    TRỒNG THỦY SẢN . .65
    6.1. Phân tích kiểm kê đầu vào và đầu ra của từng giai đoạn nuôi trồng 65
    6.2. Đánh giá tác động của nước thải nuôi trồng thuỷ sản tới môi trường .68
    6.2.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước . .68
    6.2.1.1. Nước thải từ ao nuôi trồng thuỷ sản . .68
    6.2.1.2. Nước thải sinh hoạt . 69
    6.2.1.2. Nước mưa chảy tràn . .69
    6.2.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải . .69
    6.2.2.1. Nước thải từ ao nuôi . .69
    6.2.2.2. Nước thải sinh hoạt . 71
    6.2.2.3. Nước mưa chảy tràn . .73
    6.2.3. Tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường nước . .74
    6.3. Đánh giá tác động của chất thải rắn đến môi trường . .75
    6.3.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm chất thải rắn . .75
    6.3.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của chất thải rắn . 75
    6.3.3. Đánh giá tác động do các chất thải rắn . .76
    6.4. Đánh giá tác động của khí thải đến môi trường . .76
    6.4.1. Nguồn ô nhiễm không khí . .76
    6.4.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải . .77
    6.4.3. Đánh giá tác động của khí thải . 78
    6.5. Tác động tới hệ sinh thái . .81
    6.5.1. Suy giảm diện tích rừng tự nhiên . .81
    6.5.1.1. Đánh giá mức độ suy giảm diện tích rừng . .81
    6.5.1.2. Đánh giá tác hại của việc giảm diện tích rừng . 82

    6.5.2. Tiềm tàng nguy cơ bùng phát các loại tảo và vi sinh vật có hại cho
    vật nuôi . 82
    6.6. Ảnh hưởng đến môi trường đất . 83
    6.7. Tác động tới kinh tế - xã hội khu vực . 84
    6.7.1. Tác động tích cực . .84
    6.7.2. Tác động tiêu cực . .85
    Chương 7: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
    NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU . .87
    7.1. Qui hoạch nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn nghiên cứu . .87
    7.1.1. Mục tiêu tổng quát . .87
    7.1.2. Phân vùng nuôi trồng thuỷ sản . 88
    7.2. Tiết kiệm nguyên vật liệu . .89
    7.3. Kiểm soát ô nhiễm . .90
    7.3.1. Nước thải . .91
    7.3.2. Chất thải rắn . .92
    7.4. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất . .93
    7.5. Các biện pháp giáo dục . .94
    7.6. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường . 95
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . .96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 1: Chất lượng nước - tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN
    5344 - 1995) . 1
    PHỤ LỤC 2: Chất lượng nước - chất lượng nước bảo vệ đời sống thuỷ sinh (TCVN
    6774:2000) . 3
    PHỤ LỤC 3: Chất lượng nước - tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào các vực
    nước sông dùng cho mục đích bảo vệ đời sống thuỷ sinh (TCVN 6984:2001) . 5

    PHỤ LỤC 4: Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất (BAP) của Liên Minh Nuôi Trồng
    Thuỷ Sản Toàn Cầu GAA . .7
    PHỤ LỤC 5: Bản đồ phân vùng nuôi trồng thuỷ sản của huyện Duyên Hải và Cầu
    Ngang, tỉnh Trà Vinh . .12


    LỜI NÓI ĐẦU
    Khi nói đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản người ta thường nghĩ ngay đến lợi
    ích kinh tế mà hoạt động này mang lại. Nhưng có bao nhiêu người nghĩ đến những
    tác động tiêu cực đến môi trường mà hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể gây ra, có
    bao nhiêu người nghĩ cần bảo vệ môi trường trong hoạt động này. Bởi một lẽ, ý thức
    bảo vệ môi trường hay ý thức cộng đồng của đại bộ phận dân cư chưa được hình
    thành.
    Bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản rất quan trọng. Bên
    cạnh lợi ích kinh tế thì nuôi trồng thuỷ sản còn gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ
    làm suy thoái và ô nhiễm môi trường. Con người không thể vì lợi ích kinh tế mà làm
    ngơ trước các vấn đề môi trường.
    Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Duyên Hải và Cầu
    Ngang, tỉnh Trà Vinh nói riêng và cả khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung
    đã và đang phát triển rất mạnh mẽ và có những tác động tích cực đến đời sống kinh
    tế của dân cư sống bằng nghề này. Tuy nhiên, nghề nuôi trồng thuỷ sản đã trải qua
    không ít những thăng trầm do những tác động của môi trường. Tác động sẽ rất lớn
    nếu như môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường luôn
    phải đi song song với nhau trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nhằm hướng tới sự
    phát triển bền vững.

    Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ THỰC HIỆN
    ĐỀ TÀI
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việt Nam là nước có thế mạnh về ngành thuỷ hải sản. Sản lượng ngày càng
    tăng, có khả năng đáp ứng không chỉ nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu ra
    nước ngoài, góp phần thúc đẩy nền kinh tế cả nước ngày càng phát triển.
    Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và
    sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông. Trà Vinh có 65 km đường bờ biển và khoảng
    50.000 ha diện tích đất vùng ven biển bị nhiễm mặn trong mùa khô, tổng diện tích
    lưu vực các sông rạch trong toàn tỉnh 21.265 ha, cùng với điều kiện tự nhiên thuận
    lợi giúp cho Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng thuỷ
    sản. Cùng với sự phát triển của cả nước, giá trị sản lượng ngành thuỷ sản tỉnh Trà
    Vinh cũng đang ngày một gia tăng, đạt 13.6 % /năm.
    Hai huyện có sản lượng thuỷ sản cao nhất trong toàn tỉnh Trà Vinh là huyện
    Duyên Hải và Huyện Cầu Ngang, đạt hơn 50% sản lượng toàn tỉnh. Việc phát triển
    thuỷ sản đã mang lại hiệu quả kinh tế và năng cao đời sống xã hội cho nhân dân địa
    phương.
    Song song với với việc phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản thì các vấn đề
    môi trường phát sinh ngày càng nhiều. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây các tác
    động đến môi trường như: suy giảm chất lượng nước, làm nhiễm bẩn thuỷ vực do sự
    quá tải về dinh dưỡng, phá huỷ chỗ ở tự nhiên, làm biến dạng các hệ sinh thái và
    nghèo dần tính đa dạng sinh học, tiềm tàng nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh.
    Trước vấn đề môi trường đó, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lí môi
    trường cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ môi
    trường và góp phần vào công cuộc phát triển bền vững.
    Nhận thức được hiệu quả kinh tế, xã hội mà hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
    mang lại và các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động này, tác giả đã chọn đề tài:
    Nghiên cứu phương thức quản lý môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở
    huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh” làm luận văn tốt nghiệp.
    1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
    Thông qua hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản và hiện trạng quản lí môi trường hoạt
    động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh
    Trà Vinh, kết hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nhằm phân tích,
    đánh giá các tác động môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và những bất
    cập trong hiện trạng quản lí môi trường trong khu vực nghiên cứu. Từ đó đề xuất các
    phương thức quản lí môi trường phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản khu vực
    huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
    1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề môi trường xung quanh hoạt
    động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh
    Trà Vinh.
    1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Phương pháp luận.
    Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
    Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản hàng năm của cả nước đạt khoảng 720.000 tấn/năm,
    với giá trị kim ngạch xuất khẩu là 1.100 triệu USD/năm.
    Cùng với sự phát triển của cả nước, giá trị sản lượng bình quân ngành thuỷ sản
    Trà Vinh cũng đang ngày một tăng, đạt từ 4.300 - 11.000 tấn/năm. Việc phát triển
    thuỷ sản đã mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống xã hội cho người dân địa
    phương.
    Tuy nhiên, do kỹ thuật nuôi trồng còn hạn chế, cùng với việc nuôi trồng thuỷ
    sản không được qui hoạch cho sự phát triển lâu dài nên đã phát sinh nhiều vấn đề
    môi trường như ô nhiễm môi trường đất, nước, sự phát triển các mầm bệnh, . Mặt
    khác, diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở Trà Vinh chủ yếu mang tính tự phát, chưa có sự
    quản lý tập trung và đồng bộ, người dân chưa có ý thức cao về bảo vệ môi trường
    nên hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực đã và đang gây ra những tác động
    nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Và những tác động này cũng đang ảnh
    hưởng ngược lại đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực.
    Vì vậy, cần xác định hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí và
    hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực nuôi trồng thuỷ sản. Góp phần trả lời câu hỏi môi
    trường khu vực đã thay đổi như thế nào khi hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu
    vực phát triển. Đề tài được thực hiện trên cơ sở quan sát, khảo sát và đánh giá tình
    hình hiện trạng, không bố trí các thí nghiệm mà chỉ kế thừa các kết quả đo đạc sẵn
    có. Từ đó đánh giá tác động môi trường trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và đề
    xuất các phương thức quản lí môi trường phù hợp.
    1.4.2. Phương pháp cụ thể.
    9 Phương pháp hồi cứu: dựa vào các tư liệu về quản lí môi trường trong sản
    xuất công nghiệp và một số Tiêu Chuẩn Việt Nam để phục vụ nghiên cứu.
    9 Phương pháp khảo sát thực địa: quan sát thực tế tại các vuông, ao, hồ nuôi
    trồng thuỷ sản trong khu vực nghiên cứu.
    9 Phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn nhân dân tại khu vực nghiên
    cứu về hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và ý thức bảo vệ môi
    trường, cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường của nhân dân và chính quyền địa
    phương.
    9 Phương pháp ma trận: từ các kết quả phân tích, điều tra, tiến hành lập các
    bảng ma trận nhằm phân tích các dạng tác động của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
    9 Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia.
    1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
    Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài có các nội dung sau:
    9 Khảo sát, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu.
    9 Khảo sát, đánh giá hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản trong huyện Duyên Hải và
    huyện Cầu Ngang, Trà Vinh.
    9 Đánh giá hiện trạng quản lí môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản huyện
    Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
    9 Đánh giá tác động môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu
    vực.
    9 Đề xuất các phương thức quản lí môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
    huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...