Nghiên cứu phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: B2007-40-01 (Đề tài cấp Bộ)
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Văn Thành
    Các thành viên tham gia: ThS. Kiều Thị Bích Thủy
    ThS. Trần Thanh Phúc
    ThS. Nguyễn Huy Thái
    ThS. Quách Thị Tri
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 04 năm 2007 / tháng 04 năm 2009

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc hầu hết chưa chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tiếng dân tộc. Nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tiếng dân tộc đang được đặt ra. Việc nhận thức về phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc đang cần được giải quyết. Vì vậy nhóm tác giả đã triển khai đề tài: Nghiên cứu phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề xuất phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc đáp ứng nhu cầu dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc.

    - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc.

    - Đề xuất phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Địa bàn nghiên cứu chính: Ninh Thuận, Yên Bái, Gia Lai, Trà Vinh, Sóc Trăng.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu điển hình.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 phần

    Phần 1. Cơ sở lí luận về 'Lý thuyết trò chơi' và cạnh tranh quốc tế
    1.1. Một số khái niệm chung
    1.2. Cơ sở lý luận của phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông

    Phần 2. Cơ sở thực tiễn của phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông
    2.1. Tình hình đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông
    2.2. Các phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc đã triển khai

    Phần 3. Đề xuất phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông
    3.1. Những căn cứ đề xuất phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông
    3.2. Đề xuất các phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận của phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc: Cơ sở giáo dục học; cơ sở ngôn ngữ học; cơ sở tâm lý học; cơ sở xã hội học. Đồng thời đề tài đã xây dựng được cơ sở thực tiễn của việc đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc. Từ đó đề xuất những phương thức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc trong các trường phổ thông đảm bảo chuẩn trình độ đào tạo, đặc biệt đề tài đã chỉ ra những phương thức đào tạo đối một số tiếng dân tộc như: Hmông, Êđê, Jrai, Bahnar, Chăm, Khmer.

    Các đơn vị đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc có thể dựa vào những phương thức đào tạo được đề xuất để xem xét mức độ phù hợp và quyết định vận dụng vào hoạt động đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc cho đơn vị mình, cho địa phương mình.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Giáo viên dạy tiếng dân tộc phần lớn chưa chuẩn trình độ đào tạo, do hoạt động đào tạo còn chắp vá, không chính qui. Triển khai hoạt động đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của ngành giáo dục.

    Đào tạo giáo viên chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiếng dân tộc có khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế dạy tiếng dân tộc phụ thuộc vào phương thức đào tạo. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm đào tạo cho thấy các phương thức đào tạo có thể áp dụng cho việc dạy tiếng dân tộc, bao gồm: phương thức đào tạo chuyên khoa, phương thức đào tạo liên khoa, phương thức đào tạo liên ngành. Do các điều kiện triển khai việc dạy học tiếng dân tộc của mỗi địa phương có khác nhau nên phương thức phù hợp và khả thi cho việc đào tạo giáo viên của từng tiếng dân tộc là khác nhau. Cụ thể là:

    - Đào tạo giáo viên dạy tiếng Hmông vận dụng phương thức đào tạo liên ngành là phù hợp nhất; đơn vị có khả năng hơn cả tham gia vào đào tạo giáo viên tiếng Hmông là trường CĐSP Lào Cai. Mã ngành đào tạo phù hợp là Sư phạm tiểu học-tiếng Hmông.

    - Đào tạo giáo viên dạy tiếng Êđê vận dụng phương thức đào tạo liên ngành là phù hợp nhất; đơn vị có khả năng hơn cả tham gia vào đào tạo giáo viên tiếng Êđê là trường CĐSP Đắc Lắc. Mã ngành đào tạo phù hợp là Sư phạm tiểu học-tiếng Êđê.

    - Đào tạo giáo viên dạy tiếng Jrai vận dụng phương thức đào tạo liên ngành là phù hợp nhất; đơn vị có khả năng hơn cả tham gia vào đào tạo giáo viên tiếng Jrai là trường CĐSP Gia Lai. Mã ngành đào tạo phù hợp là Sư phạm tiểu học-tiếng Jrai.

    - Đào tạo giáo viên dạy tiếng Bahnar vận dụng phương thức đào tạo liên ngành là phù hợp nhất; đơn vị có khả năng hơn cả tham gia vào đào tạo giáo viên tiếng Bahnar là trường CĐSP Gia Lai. Mã ngành đào tạo phù hợp là Sư phạm tiểu học-tiếng Bahnar.

    - Đào tạo giáo viên dạy tiếng Chăm vận dụng phương thức đào tạo liên ngành là phù hợp nhất; đơn vị có khả năng hơn cả tham gia vào đào tạo giáo viên tiếng Chăm là trường CĐSP Ninh Thuận. Mã ngành đào tạo phù hợp là Sư phạm tiểu học-tiếng Chăm.

    - Đào tạo giáo viên dạy tiếng Khmer có thể sử dụng 3 phương thức đào tạo phù hợp là chuyên khoa, liên khoa, liên ngành. Các đơn vị có đủ năng lực để tham gia đào tạo là trường CĐSP Sóc Trăng, trường Đại học Trà Vinh, trường Đại học Cần Thơ. Mã ngành đào tạo phù hợp là Sư phạm tiểu học-tiếng Khmer và Ngữ văn Khmer.

    Khuyến nghị

    Việc đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc là cần thiết với tất cả các địa phương đang, sẽ triển khai dạy học tiếng dân tộc.

    Việc đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc cần phải được thực hiện nghiêm túc. Các địa phương cần đẩy mạnh công tác chuẩn bị và bắt tay vào triển khai đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc.

    Bộ Giáo dục và Đào tạo cần triển khai nhanh chóng việc xây dựng chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc trình độ cao đẳng và đại học để các cơ sở đào tạo có thể xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo cho đơn vị mình.

    Đề nghị các cơ sở đào tạo nghiên cứu và lựa chọn những phương thức đào tạo phù hợp và khả thi để triên khai thực hiện đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc cho đơn vị mình. Trước mắt các cơ sở đào tạo cần tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ trình độ, năng lực tham gia hoạt động đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc. Các cơ sở cũng cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng nhu cầu đào tạo.

    Đối với các địa phương đang chuẩn bị đưa tiếng dân tộc vào dạy học trong trường phổ thông, công tác đào tạo giáo viên cần đi trước một bước.

    Từ khóa: 1/ Tiếng dân tộc; 2/ Giáo viên phổ thông; 3/ Phương thức đào tạo.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...