Luận Văn Nghiên cứu phương pháp xử lý nước thải công nghiệp sản xuất giấy tái chế bằng phương pháp sinh học

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?Mở đầu
    Hiện nay vấn đề được quan tâm nhất đó là ô nhiễm môi trường, do tốc
    độ phát triển của nền kinh tế cũng như dân số ngày càng tăng đã dẫn đến
    nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Vì thế mà, môi trường bị ô nhiễm rất
    nhiều bởi chất thải cũng như nước thải các ngành công nghiệp, sinh hoạt .
    Hầu như các con sông đều bị ô nhiễm nặng, do các cơ sở sản xuất đều thải
    trực tiếp nước thải ra môi trường một cách bừa bãi mà không hề có một biện
    pháp xử lý nào. Nước thải phát sinh từ đây sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc
    sống con người cũng như làm ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm. Và nghành
    công nghiệp giấy, cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
    trường một cách đáng báo động. nghành giấy ở nước ta chủ yếu hiện nay,
    với quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này nằm rải rác ở các địa phương
    tập trung thành các làng nghề, do đó nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất
    lớn, cụ thể là ô nhiễm môi trường nước, không khí, chất thải rắn. ảnh hưởng
    đến sức khoẻ của người dân sống quanh khu công nghiệp sản xuất giấy.
    Cụm công nghiệp Phú Lâm ưTiên Du ưBắc Ninh là một trong những
    làng nghề sản xuất giấy được hình thành và hoạt động khá lâu. Nhưng do các
    hộ nằm xen kẽ nhau,công nghệ sản xuất,trang thiết bị còn lạc hậu, cùng với
    việc xả thải bừa bãi nên ô nhiễm môi trường ở đây là một vấn đề rất khó giải
    quyết. Nhằm góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm do sản xuất
    giấy tái chế gây ra, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Nghiên cứu phương pháp xử lý nước thải công nghiệp sản xuất giấy tái
    chế bằng phương pháp sinh học

    Qua nghiên cứu này em rất mong sẽ đóng góp được phần nào đó trong
    việc khắc phục ô nhiễm của cơ sở sản xuất nói riêng cũng như ở địa phương
    nói chung.
    CHƯƠNG I. TổNG QUAN Về Nước thải
    I.1. Thực trạng về nước thải ở Việt Nam

    Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường rất
    bức xúc và nan giải, trong đó nổi bật nhất có các nhóm vấn đề như: nạn cạn
    kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên ( đất, rừng, nước, tài nguyên khoáng
    sản, động, thực vật, nhiên liệu .); nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống ( ô
    nhiễm nước, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn .), những tai biến của thiên
    nhiên (động đất, núi lửa, bão lũ, hạn hán, các cơn bão từ vũ trụ xuống trái
    đất, .) Do vậy,con người cần có trách nhiệm trong việc tìm cách khắc phục và
    ngăn chặn hậu quả, nếu không thảm họa sẽ không chỉ là môi trường tự nhiên
    bị tàn phá, mà hơn thế còn xoá sạch những gì mà loài người đã dày công xây
    dựng trong hàng chục nghìn năm qua, kể cả sự sống của bản thân con người
    trên trái đất.
    Như chúng ta đều biết, nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều
    hoà khí hậu và đảm bảo sự sống cho Trái Đất. Gần 94% lượng nước trên Trái
    Đất là nước mặn, nước ngọt chiếm tỷ lệ rất nhỏ mà chủ yếu là nước ngầm và
    các núi băng ở 2 cực trái đât. Như vậy, nước ngọt là nguồn tài nguyên quý giá
    không thể thiếu đối với con người, cùng sự phát triển của xã hội loài người.
    Nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng theo nhịp độ phát triển đô thị và phát
    triển xã hội. Điều đó đặt ra một vấn đề là cần bảo vệ nguồn nước cũng như
    môi trường sống quanh ta để đảm bảo cuộc sống lâu bền của loài người trên
    Trái đất. Theo con số thông kê của các cơ quan chức năng, Việt Nam có 2360
    con sông với 10 lưu vực sông có diện tích 10.000km2, hàng năm cả nước có
    khoảng 880 tỷ m3 nước mặt. Nhưng đó mới là trên lý thuyết, trong thực tế, do
    vị trí nằm ở cuối hạ lưu các con sông lớn nên nguồn nước tạo ra trên lãnh thổ
    chúng ta chỉ chiếm gần 38%. Một nguồn nước mặt có thể coi là chưa dồi dào.
    Đó là chưa kể trong tổng lượng nước ngầm dự trữ khoảng 10 đến 12 tỷ m3/
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...