Nghiên cứu phương pháp, kỹ thuật đánh giá thường xuyên kết quả học của học sinh tiểu học theo chương

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: V2011-14 (Đề tài cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: CN. Dương Văn Hưng
    Các thành viên tham gia: Trần Thị Hương Giang
    TS. Nguyễn Thị Lan Phương
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 09 năm 2011 / tháng 09 năm 2012

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Chương trình giáo dục hiện hành [Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT] đã quy định rõ về đánh giá kết quả giáo dục các môn học, các hoạt động giáo dục với mục đích “điều chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, động viên, khuyến khích HS chăm học và tự tin trong học tập”. Đồng thời cũng đặt ra cho hoạt động đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu sau:

    (1) Bảo đảm tính toàn diện, khoa học, khách quan và trung thực.

    (2) Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu thái độ của từng môn học và hoạt động giáo dục ở từng lớp, ở toàn cấp học để xây dựng công cụ đánh giá thích hợp.

    (3) Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên (ĐGTX) và đánh giá định kì; Giữa đánh giá của giáo viên (GV) và tự đánh giá của học sinh (HS); giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

    (4) Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.

    So với những yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học (TH) hiện hành, hoạt động ĐGTX KQHT HS TH hiện nay còn bất cập:

    - Chưa chú ý đúng mức đến đánh giá quá trình thông qua quan sát hàng ngày, hồ sơ học tập, tự đánh giá của HS, .

    - Chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo và triển khai - chỉ đạo.

    - Công cụ đánh giá tương đối đơn điệu, thiên về đề kiểm tra, phiếu học tập và câu hỏi đàm thoại. Năng lực biên soạn đề kiểm tra còn hạn chế.

    - Khi đánh giá bằng nhận xét, GV có những cách hiểu chứng cứ ở mỗi loại hoàn thành, chưa hoàn thành, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém tương đối khác nhau.

    - Đánh giá bằng điểm, kết quả chấm câu hỏi tự luận thường chênh lệch do hướng dẫn chấm chưa khoa học. Hầu như rất ít GV đối chiếu điểm đạt được với các mục tiêu học tập, với các chuẩn của chương trình môn học .

    Những bất cập nói trên do nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng phương pháp kỹ thuật ĐGTX.

    Vì vậy, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu về phương pháp, kĩ thuật ĐGTX theo chuẩn chương trình giáo dục một cách bài bản và khoa học. Từ đó giúp GV biết cách lựa chọn, sử dụng các phương pháp kỹ thuật một cách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của ĐGTX.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu đề xuất lựa chọn sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật về ĐGTX theo chương trình giáo dục nhằm nâng cao KQHT của HS.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu các khái niệm, các phương pháp, kĩ thuật ĐGTX KQHT của HS TH.

    - Nghiên cứu thực trạng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật đánh giá trong ĐGTX KQHT của HS tại một số trường TH trên địa bàn Hà Nội.

    - Đề xuất hướng lựa chọn và sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật đánh giá phù hợp trong ĐGTX KQHT của HS theo chương trình giáo dục TH.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Về lý luận: Làm rõ các khái niệm, phương pháp, kĩ thuật đánh giá được áp dụng trong ĐGTX KQHT của HS theo chương trình giáo dục.

    - Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng vận dụng các phương pháp, kĩ thuật ĐGTX KQHT của HS theo chương trình giáo dục tại 03 trường TH trên địa bàn Hà Nội.

    - Về cấp học chỉ nghiên cứu về những phương pháp kỹ thuật đánh giá ở cấp TH.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Hồi cứu tư liệu; 2/ Phương pháp chuyên gia; 3/ Phương pháp phân tích tài liệu/số liệu; 4/ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; 5/ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 phần

    Phần 1. Cơ sở lý luận về phương pháp và kỹ thuật đánh giá thường xuyên KQHT của học sinh
    1.1. Một số khái niệm
    1.2. Các phương pháp và kỹ thuật đánh giá thường xuyên KQHT của học sinh TH
    1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật đánh giá thường xuyên

    Phần 2. Thực trạng đánh giá thường xuyên KQHT của học sinh ở Việt Nam và một số nước
    2.1. Thực trạng vận dụng các phương phápkỹ thuật đánh giá thường xuyên ở Việt Nam
    2.2. Đánh giá thường xuyên ở một số nước

    Phần 3. Đề xuất cách thức lựa chọn và sử dụng các phương pháp kỹ thuật đánh giá thường xuyên KQHT của học sinh TH
    3.1. Nguyên tắc lựa chọn
    3.2. Một số yêu cầu khi lựa chọn sử dụng các phương pháp kỹ thuật ĐGTX KQHT của học sinh TH.
    3.3. Đề xuất cách thức lựa chọn và sử dụng các phương pháp kỹ thuật đánh giá thường xuyên

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận về phương pháp kĩ thuật ĐGTX KQHT HS tiểu học; làm rõ thực trạng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật ĐGTX KQHT của HS ở cấp TH ở một số trường TH thuộc Hà Nội; Tổng quan một số vấn đề về ĐGTX ở Namibia, Uganda, Tanzania, Nepal và Nigeria; và Đề xuất hướng lựa chọn và sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật đánh giá phù hợp trong ĐGTX KQHT của HS.

    9. Kết luận và khuyến nghị


    Kết luận

    Hiệu quả của các phương pháp kỹ thuật ĐGTX KQHT của HS TH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ, kinh nghiệm của người đánh giá; Sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của HS; Trạng thái tâm lý của cả người đánh giá cũng như người được đánh giá; Bối cảnh đánh giá; thời điểm đánh giá;

    ĐGTX KQHT của HS TH với mục đích chủ yếu là nhằm cải thiện KQHT của HS và hướng tới đạt được các mục tiêu giáo dục, học tập mà chương trình giáo dục đề ra. Vì vậy, việc lựa chọn sử dụng một phương pháp kỹ thuật nào đó trong ĐGTX cần đảm bảo những nguyên tắc và yêu cầu chung của đánh giá. Đồng thời cần linh hoạt, sáng tạo trong khi sử dụng.

    Sử dụng các phương pháp kỹ thuật trong ĐGTX không chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân GV mà còn phụ thuộc khá nhiều vào trình độ, kiến thức, kỹ năng của người đánh giá.
    Để nâng cao KQHT nói riêng và chất lượng giáo dục ở cấp TH nói chung thì việc lựa chọn và vận dụng các phương pháp và kỹ thuật cần phải được xem xét một cách cẩn thận, cần phải đảm bảo mục đích, nguyên tắc cũng như những yêu cầu tối thiểu của ĐGTX.

    Đội ngũ GV TH hiện nay mặc dù đã được học, bồi dưỡng về các phương pháp kỹ thuật ĐGTX nhưng do khâu quản lý chỉ đạo chưa sát sao, triệt để nên quá trình sử dụng vẫn chưa đảm bảo phát huy hêt được vai trò và hiệu quả của chúng.

    Có nhiều nguyên nhân đẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả các phương pháp kỹ thuật đánh giá KQHT của HS TH hiện nay là:

    - GV chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách đầy đủ, bài bản về các phương pháp, kỹ thuật ĐGTX đặc biệt là cách thức lựa chọn, sử dụng chúng.

    - Công tác quản lý, chỉ đạo về mặt này chưa được chú ý một cách đúng mức nên có thể bản thân GV ngại vận dụng, hoặc không tích cực học hỏi để vận dụng cho có hiệu quả.
    Khuyến nghị

    Cần quan tâm đúng mức đến việc thực hiện ĐGTX, bởi ĐGTX có tốt mới đảm bảo chất lượng dạy học được nâng cao một cách thực chất.

    Cần đầu tư nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu hơn về phương pháp và kỹ thuật ĐGTX để từ đó xây dựng và phát triển các tài liệu cung cấp cho đội ngũ GV TH.

    Bộ GD&ĐT cần phát hành các tài liệu hướng dẫn để cung cấp cho GV để có thể nghiên cứu, vận dụng và qua đó rút kinh nghiệm để linh hoạt, sáng tạo trong quá trình sử dụng đảm bảo phù hợp với thực tế đối tượng HS, trình độ dân trí xã hội của các vùng, miền.

    Các cấp quản lý giáo dục ở các địa phương cần tổ chức các chuyên đề về việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật ĐGTX để GV có cơ hội nghiên cứu, thực hành, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau

    Từ khóa: 1/ Đánh giá thường xuyên; 2/ Kết quả học tập; 3/ Học sinh tiểu học; 4/ Chương trình giáo dục.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...