Luận Văn Nghiên cứu phương pháp định danh bản quyền tác giả trên dữ liệu ảnh

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHóa luận tốt nghiệp dài 53 trang
    Định dạng file word và pdf

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

    NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH DANH BẢN
    QUYỀN TÁC GIẢ TRÊN DỮ LIỆU ẢNH

    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
    Ngành: Công nghệ thông tin

    Mục lục
    Lời cám ơn .i
    Tóm tắt nội dung ii
    Bảng các kí hiệu và chữ viết tắt iv
    Mục lục các hình vẽ .v
    Mở đầu 7
    Chương 1: Giới thiệu về ẩn – giấu tin 8


    Khái niệm về ẩn - giấu tin. . 8
    Phân loại kỹ thuật giấu tin: . 8
    Mô hình giấu tin cơ bản: . 10
    Tính chất của ẩn giấu tin trong ảnh. 12


    Chương 2: Kỹ thuật thủy vân số 14


    Khái niệm về thủy vân số. . 14
    Phân loại thủy vân số. . 15
    Mô hình thủy vân số: 16
    Các khuynh hướng tiếp cận của kỹ thuât thủy vân số. 18
    Một số ứng dụng. 26


    2.6. Yêu cầu về chất lượng ảnh của thủy vân số: 26
    Chương 3: Phát triển ứng dụng. .28


    Các chức năng chính: . 28
    Hướng giải quyết bài toán . 28
    Giới thiệu về các module: 34
    Giao diện chương trình . 38
    Môi trường lập trình. . 41


    Chương 4: Thực nghiệm đánh giá .43


    Cài đặt: 43
    Chất lượng ảnh. . 43
    Độ bền vững của thông tin. . 46
    Một số hạn chế của hệ thống: 48


    Kết luận .49
    Các thuật ngữ tiếng anh .50
    Tài liệu tham khảo .

    Tóm tắt nội dung
    Trong thời đại kỷ nguyên số, thông tin số được sử dụng rộng rãi trong môi trường
    mở: tài nguyên được phân phối cho nhiều người sử dụng, thì nhu cầu được bảo vệ bản
    quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm số đã trở thành một vấn đề quan trọng và được nhiều
    cơ sở nghiên cứu quan tâm. Thủy vân số hay nhúng thủy vân được đánh giá mang lại
    nhiều hứa hẹn trong ứng dụng bảo vệ bản quyền, phát hiện xuyên tạc, kiểm soát truy cập
    đối với dữ liệu đa phương tiện.
    Không giống như các hệ mật mã được sử dụng cho truyền thống và không ngăn
    cấm được người dùng sử dụng trái phép những dữ liệu, các phương pháp thủy vân hứa
    hẹn một giải pháp cho vấn đề bảo vệ bản quyền đối với sản phẩm số khi mà sản phẩm đó
    được sử dụng trong môi trường mở và không cần đến việc mã hóa. Tạo thủy vân là một
    phương pháp nhúng một lượng thông tin nào đó vào trong dữ liệu đa phương tiện cần
    được bảo vệ sở hữu và không để lại ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Thủy vân
    phải tồn tại bền vững với sản phẩm số và không thể loại bỏ bằng bất kì những tấn công có
    chủ đích hay không chủ đích nào trừ khi phá hủy sản phẩm.
    Trong phạm vi khóa luận này, tôi xin đưa ra một số phương pháp thủy vân số mà
    tôi nghiên cứu cho dữ liệu ảnh như BMP (bitmap), JPG (JPEG), ,và cách xử lý ảnh màu,
    cách nén ảnh chuẩn JPEG Và tôi cũng xây dựng được một ứng dụng cho việc xác định
    bản quyền tác giả trên dữ liệu ảnh sử dụng phương pháp DCT đề cập trong khóa luận.
    Đồng thời nội dụng khóa luận đề cập tới một số thử nghiệm đánh giá hiệu quả của ứng
    dụng đã xây dựng được.

    Mở đầu
    Trong thời đại bùng nổ thông tin với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ
    thuật trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực đa phương tiện (multimedia) hỗ trợ đắc
    lực cho sự sản xuẩt, quản lý và phân phối các sản phẩm đa phương tiện như: hình ảnh, âm
    thanh và khiến chúng trở lên rất dễ dàng. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của
    Internet đã làm cho quá trình phân phối các sản phầm này trở nên rất nhanh chóng. Và
    chính điều này đã đặt ra vấn đề là làm sao bảo vệ bản quyền sở hữu đối vơi các sản phẩm
    đa phương tiện này.
    Một trong những phương pháp được dùng rất sớm để bảo vệ quyền sở hữu đối với
    các sản phẩm đa phương tiện là dùng phương pháp mã hóa. Các sản phẩm được mã hóa
    và gửi cho người dùng. Người dùng chỉ đọc được các sẩn phẩm này khi mà nhận được
    khóa để giải mã đi kèm. Phương pháp mã hóa này chỉ hiệu quả trong việc truyền dữ liệu
    đa phương tiện nhưng không hiệu quả trong việc bảo vệ bản quyền sở hữu vì người dùng
    sau khi giải mã thì sẽ nhân bản và phân phối lại sản phẩm đó.
    Chính điểu đó mà chúng ta cần phải xây dựng một phương pháp tốt hơn để giải
    quyết vấn đề này. Và thủy vân số là một trong những giải pháp được đưa ra để giải quyết
    vấn đề về bản quyến sở hữu. Trong phạm vi khóa luận đã đi vào nghiên cứu các phương
    pháp để giải quyết vấn đề đó. Mục tiêu của khóa luận là không chỉ nghiên cứu các
    phương pháp xác thực bản quyền tác giả trên dữ liệu ảnh sử dụng thủy vân số mà còn xây
    dựng một hệ thống thực nghiệm sử dụng một trong nhưng kỹ thuật thủy vân được nghiên
    cứu trong khóa luận.
    Ngoài phần Mở đầu Kết luận, kết cấu của khóa luận bao gồm các chương sau:
    · Chương 1: Giới thiệu về ẩn giấu tin. Nêu ra các khái niệm cơ bản nhất về
    ẩn giấu tin và ứng dụng trong thực tế.
    · Chương 2: Giới thiệu về thủy vân số. Nghiên cứu phân tích một số thuật
    toán thủy vân số hiện nay đang được phổ biến. Tìm hiểu ưu nhược điểm của
    từng thuật toán.
    · Chương 3: Hướng giải quyết và đề xuất mô hình bài toán. Miêu tả chi tiết
    thuật toán sử dụng và môi trường phát triển ứng dụng


    Chương 4: Kết quả thực nghiệm và đánh giá. Đưa ra kết quả đã làm được
    và đánh giá kết quả.

    Chương 1: Giới thiệu về ẩn – giấu tin
    1.1. Khái niệm về ẩn - giấu tin.
    Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về ẩn giấu tin như:
    · Theo tác giả Trịnh Nhật Tiến thì: Ẩn giấu tin (steganography) được hiểu là
    nhúng mẩu tin mật vào một vật mang tin khác, sao cho khó phát hiện ra mẩu
    tin đó, mặt khác nhận biết được vật mang tin đã được giấu một tin mật.[1]
    · Theo một số tác giả khác: Ẩn giấu tin là một kỹ thuật nhúng (giấu) một lượng
    thông tin số nào đó vào trong một đối tượng dữ liệu số khác (giấu thông tin
    chỉ mang tính quy ước không phải là một hành động cụ thể).[2]
    Như vậy. Ẩn giấu tin là một kỹ thuật nhúng các mẩu tin vào một đối tượng mang tin
    sao cho khó có thể phát hiện ra tin mật đó.
    1.2. Phân loại kỹ thuật giấu tin:
    Phân loại theo khuynh hướng:


    Tài liệu tham khảo
    Tài liệu tiếng Việt:
    [1] - Trịnh Nhật Tiến, “An toàn dữ liệu”, Giáo trình. Tr 110-131
    [2] - Nguyễn Xuân Huy, Trần Quốc Dũng, Giáo trình giấu tin và thuỷ vân ảnh,
    Trung tâm thông tin tư liệu, TTKHTN - CN 2003.
    [3] – Nguyễn Xuân Huy, Trần Quốc Dũng Một thuật toán thủy vân ảnh trên miền
    DCT.
    http://www.tapchibcvt.gov.vn/Uploaded/admin/mot thuat tuan thuy va
    n anh tren mien DCT.pdf
    [4] – Lê Tiến Thường, Nguyễn Thanh Tuấn, Giải pháp hiệu quả dung kỹ thuật
    watermarking cho ứng dụng bảo vệ bản quyền ảnh số.
    http://www.tapchibcvt.gov.vn/Uploaded/admin/CS13016 Thuong Tuan.pdf
    [5] – Đỗ Ngọc Anh Nén ảnh sủ dụng biến đổi wavelet và ứng dụng trong dịch vụ dữ
    liệu đa phương tiện, Luận văn thạc sĩ,Điện tử viễn thông năm 2006 tr 19-30.
    Tài liệu tiếng Anh:
    [6] - Hal Berghel, “Watermarking Cyberspace”, Comm. of the ACM, Nov.1997
    http://www.cparity.com/projects/AcmClassification/samples/265687.pdf
    [7] – Saraju P. Mohanty “Digital watermarking: A tutorial review” University of
    South Florida Tampa, FL 33620
    http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.13.4913&rep=rep1&type=p
    df
    [8] – Juergen Seitz, “Digital watermarking for digital media” University of
    cooperative education heidenheim, Germany tr 1-30, tr 101- 135
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...