Thạc Sĩ Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 25/2/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.
    Tính cấp thiết của đề tài
    Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn gia đình. Rau không chỉ cung cấp các vitamin, chất xơ, chất khoáng, chất vi lượng thiết yếu mà còn là một nguồn dược liệu quý góp phần bảo vệ sức khỏe cho con người (Tạ Thu Cúc, 2006 [8Giáo trình cây rau]).

    Trong thời gian gần đây, sản xuất và tiêu thụ rau đang phải đối mặt với vấn đề hết sức nghiêm trọng, đó là sự mất an toàn trong các sản phẩm rau. Số vụ ngộ độc thực phẩm từ rau có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện tượng rau không an toàn, chứa nhiều kim loại nặng, dư thừa hàm lượng nNitrat, và hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) tồn dư trên mức cho phép, và vi sinh vật trong sản phẩm rau cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng [21]. Hiện tượng rau không an toàn đã và đang là vấn đề nóng và là mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng cũng như các cơ quan quản lí.
    Hà Nội là một thành phố lớn của cả nước, với diện tích (3.325 km2) đứng đầuứng đầu (3.325 km2) và dân số (6,5 triệu; 2009) đứng thứ hai cả nước (6,5 triệu; 2009) [đề án]. Hà Nội có trên 11 nghìn ha đất trồng rau nằm trên 22 quận, huyện, đáp ứng 60% nhu cầu rau xanh Trong tổng số diện tích trồng rau nêu trên, chỉ có 18% diện tích (2.105 ha) đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Qui trình rau an toàn (RAT) của Thành phố [21đề án]. Rau trồng tại các ruộng rau chưa đáp ứng được Qui trình RAT cũng như 40% lượng rau tiêu thụ trên địa bàn thành phố do các địa phương khác cung cấp đang là mối quan tâm lớn không chỉ của các nhà quản lí Thành phố mà còn của đông đảo người dân
    Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề rau an toàn của thành phố Hà Nội, nhưng tồn tại được coi là lớn nhất là chưa có cơ chế giám sát và đánh giá chất lượng phù hợp đủ độ tin cậy để tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là rau an toàn và mua rau an toàn nhưng chưa chắc đã an toàn.
    Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, UBND thành phố Hà Nội đã đầu tư kinh phí vào một dự án Rau sinh thái (RST) tại xã Thọ Xuân, Đan Phượng do PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì, được thực hiện nhằm thí điểm một mô hình rau an toàn, xây dựng thương hiệu và mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
    Dự án thí điểm tại Thọ Xuân sử dụng các phương pháp quản lý, kiểm soát tổng hợp chất lượng rau, kiểm soát từ đầu vào của quá trình sản xuất (như đất, nước, giống, phân bón ) đến các quá trình sản xuất (như chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, đóng gói ) để đảm bảo rau đầu ra đạt được chất lượng cao nhất cả về mặt dinh dưỡng, cảm quan đến an toàn thực phẩm. Với mong muốn tổng kết và phát triển phương pháp kiểm soát, đánh giá tổng hợp từ mô hình thí điểm này, góp phần giải quyết vấn đề RAT của Hà Nội, học viêntác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn cao học ngành khoa học môi trường của mình.

    MỤC LỤC

    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC BẢNG v
    DANH MỤC HÌNH vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. 1
    Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. 4
    Khái niệm về rau và các tác nhân gây ô nhiễm rau trồng 4
    1.1.1. Một số khái niệm về rau 4
    1.1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm rau trồng 6
    1.2. Khái niệm chất lượng và các phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau 16
    1.2.1. Khái niệm chất lượng rau 16
    1.2.2 . Các phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau 17
    1.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong đánh giá, giám sát và công nhận chất lượng rau 26
    1.4. Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Hà Nội 28
    1.4.1. Hiện trạng sản xuất rau, RAT thành phố Hà Nội 28
    1.4.2. Hiện trạng tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội 29
    1.4.3. Hiện trạng liên kết tổ chức và giám sát RAT ở Hà Nội 31
    1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu thí điểm - xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội 34
    1.5.1. Điều kiện tự nhiên 34
    1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35
    1.6. Khái quát về dự án và quy trình kiểm soát đánh giá chất lượng áp dụng trong dự án 36
    Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 38
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
    2.1.2. Nội dung nghiên cứu 38
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
    2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 39
    2.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 39
    2.2.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa 39
    2.2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 39
    Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
    3.1. Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau dự án 43
    3.1.1. Đánh giá điều kiện sản xuất của dự án 43
    3.1.2. Đánh giá việc ghi chép nhật ký đồng ruộng 52
    3.1.3. Đánh giá việc thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn và cơ chế giám sát thực hiện. 60
    3.1.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm của dự án 63
    3.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội. 70
    3.2.1. Quy trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội 72
    3.2.2. Khó khăn trong quá trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội 73
    3.2.3. Mô hình trồng RST tại xã Thọ Xuân 78
    3.3. Đề xuất chính sách áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau cho Hà Nội 79
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
    PHỤ LỤC 90
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...