Tiến Sĩ Nghiên cứu phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Giải phẫu và sinh lý động mạch vành 4
    1.2. Bệnh mạch vành 8
    1.3. Điều trị bệnh mạch vành 17
    1.4. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành 19
    1.5. Kết quả phẫu thuật bắc cầu động mạch vành 22
    1.6. Tình hình nghiên cứu phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có chức năng thất trái giảm 28
    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
    2.3. Xử lý số liệu 59
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
    3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 62
    3.2. Đặc điểm kỹ thuật phẫu thuật 68
    3.3. Kết quả sớm sau phẫu thuật 74
    3.4. Kết quả ngắn hạn (trung bình 6 tháng) sau phẫu thuật 86
    Chương 4 BÀN LUẬN 91
    4.1. Đặc điểm lâm sàng 91
    4.2. Đặc điểm cận lâm sàng 97
    4.3. Bàn luận về chỉ định và một số yếu tố kỹ thuật phẫu thuật 98
    4.4. Bàn luận về kết quả và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến kết quả phẫu thuật 113
    4.5. Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật (ngắn hạn) 123
    KẾT LUẬN 127
    KIẾN NGHỊ 129
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 130



    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh mạch vành là một bệnh rất phổ biến ở các nước phát triển và hiện đang có xu hướng gia tăng rất mạnh ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phương Tây, và là một trong năm nhóm bệnh tử vong cao nhất ở Mỹ năm 2002 [24]. Theo dự đoán, bệnh mạch vành vẫn sẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới vào năm 2020 [153]. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính tử vong do bệnh mạch vành trên toàn cầu sẽ gia tăng từ 7,2 triệu người ở năm 2002 đến 11,1 triệu người vào năm 2020 [21].
    Hiện nay có ba phương pháp điều trị bệnh mạch vành: điều trị nội khoa, can thiệp động mạch vành qua da, phẫu thuật bắc cầu mạch vành (PTBCĐMV). Điều trị bệnh mạch vành ngày nay tiến bộ đáng kể so với những năm qua, một phần lớn là do sự cải tiến về kỹ thuật phẫu thuật và can thiệp mạch vành qua da.
    Vào thập niên 1950, với sự ra đời kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT), các nhà ngoại khoa bắt đầu áp dụng PTBCĐMV. Từ đấy, PTBCĐMV được xem như là một trong những biện pháp tái tưới máu cơ tim có hiệu quả ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành. Sau đó, đến thập niên 1970 can thiệp ĐMV qua da, một thủ thuật ít xâm lấn hơn hẳn PTBCĐMV bắt đầu phát triển. Nhiều tiến bộ của kỹ thuật can thiệp ĐMV ngày nay đã cho phép giải quyết những tổn thương phức tạp của ĐMV, nên chỉ định của PTBCMV đã ngày một giới hạn hơn [80]. Từ giữa năm 1999 đến năm 2002, số lượng bệnh nhân được can thiệp ĐMV gia tăng với tốc độ 6,8% mỗi năm so với PTBCMV là 1,9% mỗi năm [112]. Tuy nhiên, PTBCMV vẫn giữ vai trò rất quan trọng, nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích vượt trội của PTBCMV so với can thiệp mạch vành qua da đối với những bệnh nhân có tổn thương thân chung ĐMV, tổn thương nhiều nhánh ĐMV, kèm theo ĐTĐ, chức năng thất trái giảm. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 300.000 trường hợp được PTBCĐMV [68].
    Trải qua bốn thập niên, PTBCĐMV là một trong những phẫu thuật được xem là thành tựu lớn của nền y học. PTBCĐMV cho phép điều trị dứt điểm các cơn đau thắt ngực, cải thiện khả năng gắng sức và kéo dài tuổi thọ của nhiều người bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch [66]. Những kết quả sớm và muộn đạt được rất tốt là do việc chỉ định, cải tiến kỹ thuật mổ, biện pháp bảo vệ cơ tim trong khi phẫu thuật, cách lựa chọn loại mạch máu làm cầu nối, tiến bộ của gây mê hồi sức tim mạch, và chăm sóc hậu phẫu [93]. Từ thập niên 1990, PTBCĐMV tiến thêm một bước mới: Phẫu thuật không cần làm ngưng tim (off – pump), đây là một phương pháp mới, đã mở ra nhiều hứa hẹn tốt đẹp cho những bệnh nhân bị bệnh mạch vành [107].
    Cùng với sự hiểu biết và cải tiến không ngừng về kỹ thuật và dụng cụ, để khẳng định chỗ đứng vững chắc trong điều trị chung về bệnh mạch vành, PTBCĐMV cần đạt kết quả phẫu thuật tốt hơn, tỉ lệ tử vong và biến chứng thấp hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn, chi phí ít tốn kém hơn. Đặc biệt PTBCĐMV trên những bệnh nhân có phân suất tống máu thấp ≤40%. Đó cũng là những vấn đề mà các nhà phẫu thuật cũng như các nhà nghiên cứu y học trên thế giới đang rất quan tâm.
    So với các nước trên thế giới, Việt Nam khởi đầu chậm hơn trong phẫu thuật tim nói chung và phẫu thuật bắc cầu ĐMV nói riêng. Hiện nay, phẫu thuật bắc cầu ĐMV đã được thực hiện ở một số bệnh viện trung ương và cũng đã có những công trình nghiên cứu về kết quả phẫu thuật này [2],[3],[4],[5],[9],[13]. Tuy nhiên, hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá kết quả phẫu thuật bắc cầu ĐMV trên bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm, mà hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều nhấn mạnh rằng đây chính là yếu tố gây tử vong hàng đầu trong phẫu thuật. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng PTBCĐMV cho phẫu thuật này, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm” với 2 mục tiêu:
    1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố tiên lượng và chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm.
    2. Đánh giá kết quả sớm trên bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu động mạch vành với phân suất tống máu thất trái giảm.
     
Đang tải...