Tiến Sĩ Nghiên cứu phát triển và ứng dụng sơ đồ ban đầu hoá xoáy ba chiều cho mục đích dự báo chuyển động bã

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 2/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn . ii
    Mục lục iii
    Danh mục hình ảnh .v
    Danh mục bảng biểu ix
    Danh mục các ký hiệu viết tắt .x
    MỞ ĐẦU .1
    Tính cấp thiết của đềtài . 1
    Mục đích của luận án . 4
    Những đóng góp mới của luận án . 4
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 4
    Tóm tắt cấu trúc luận án 5
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀBÃO VÀ BAN ĐẦU
    HÓA XOÁY BÃO 6
    1.1 Những nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng vềchuyển động của bão 7
    1.2 Những nghiên cứu ban đầu hóa xoáy trong các mô hình dựbáo chuyển động của
    bão 12
    1.2.1 Các phương pháp xây dựng xoáy nhân tạo 14
    1.2.2 Các phương pháp phân tích xoáy . 24
    1.2.3 Các phương pháp kết hợp xoáy nhân tạo với trường môi trường 29
    1.3 Những nghiên cứu trong nước vềdựbáo quỹ đạo bão bằng mô hình số 32
    CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SƠ ĐỒBAN ĐẦU HÓA XOÁY
    BA CHIỀU 36
    2.1 Phương pháp phân tích xoáy ba chiều . 36
    2.1.1 Xác định trường qui mô lớn . 38
    2.1.2 Xác định vịtrí tâm xoáy phân tích . 40
    2.1.3 Phân tích phương vị . 41
    2.2 Phương pháp xây dựng xoáy ba chiều cân bằng . 43
    2.3 Khảo sát sơ đồxây dựng xoáy cân bằng . 47
    2.3.1 Tổng quan vềmô hình WRF 47
    2.3.2 Cấu hình thí nghiệm . 56
    2.3.3 Một sốkết quả 58
    2.4 Một sốnhận xét . 67
    CHƯƠNG 3 : ÁP DỤNG SƠ ĐỒBAN ĐẦU HÓA XOÁY BA CHIỀU DỰ
    BÁO QUĨ ĐẠO BÃO .69
    3.1 Sơlược vềmô hình HRM 70
    3.1.1 Hệphương trình cơbản 70
    3.1.2 Lưới ngang . 73
    3.1.3 Lưới thẳng đứng . 73
    3.1.4 Tham sốhóa vật lý . 75
    3.2 Ban đầu hóa xoáy ba chiều cho HRM_TC 76
    3.3 Xác định các tham sốkhảdụng . 79
    3.3.1 Sốliệu và miền tính . 79
    3.3.2 Các chỉtiêu đánh giá 80
    3.3.3 Bán kính gió cực đại 83
    3.3.4 Bán kính gió 15m/s 93
    3.3.5 Hàm trọng sốtheo phương thẳng đứng 102
    3.3.6 Kết hợp phân bốgió tiếp tuyến phân tích với phân bốgió tiếp tuyến giả . 110
    3.4 Nhận xét chung 114
    CHƯƠNG 4 : THỬNGHIỆM SƠ ĐỒBAN ĐẦU HÓA XOÁY MỚI .117
    4.1 Thiết kếthí nghiệm 117
    4.1.1 Cấu hình thí nghiệm . 117
    4.1.2 Các trường hợp bão dựbáo 118
    4.1.3 Sốliệu và miền tính . 119
    4.1.4 Các chỉtiêu đánh giá 119
    4.2 Kết quảdựbáo thửnghiệm . 120
    4.2.1 Khảo sát một sốtrường hợp . 120
    4.2.2 Đánh giá chung 126
    4.3 Tóm tắt . 129
    KẾT LUẬN .131
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    .134
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .135
    PHỤLỤC 142
    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đềtài
    Bão nhiệt đới là một trong những hiện tượng thời tiết nguy hiểm nhất, đặc biệt
    đối với những nơi nằm trong vùng hoạt động của bão – xoáy thuận nhiệt đới như
    nước ta. Với tốc độgió cực mạnh gần tâm, bão có thểtrực tiếp gây nên những thiệt
    hại nặng nề. Bão thường kèm theo mưa lớn có thểgây lũlụt trên diện rộng và nước
    dâng trong bão. Đặc biệt, cùng với xu thếnóng lên của khí hậu toàn cầu, sức tàn
    phá và mức độnguy hiểm của bão cũng tăng lên (Emanuel 2005,[38]). Chính vì
    thế, yêu cầu vềdựbáo và cảnh báo bão chính xác, kịp thời là một trong những
    nhiệm vụquan trọng hàng đầu đối với nhiều cơquan, ngành chức năng, nhất là đối
    với những người làm dựbáo nghiệp vụ. Đểcó thể đưa ra những hướng dẫn phòng
    tránh, di dời kịp thời cho người dân, cần dựbáo được 1) Quĩ đạo bão: Vịtrí của bão
    trong tương lai, hướng di chuyển và vùng đổbộ(nếu có); và 2) Cấu trúc và cường
    độbão: Tốc độgió cực lại, phân bốgió, vùng mưa và cường độmưa. Trong hai yêu
    cầu trên thì yêu cầu thứnhất, dựbáo quĩ đạo, có thểthực hiện dễdàng hơn, còn dự
    báo cường độbão vẫn còn là thách thức lớn trên thếgiới. Ởnước ta, việc dựbáo quĩ
    đạo bão có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta đạt được vẫn
    đang ởmức độkhởi đầu, do đó một trong những nhiệm vụtrọng tâm của ngành khí
    tượng thủy văn nước ta hiện nay là nâng cao chất lượng dựbáo bão, nhất là quĩ đạo
    bão.
    Có nhiều phương pháp dựbáo quĩ đạo bão:
    1) phương pháp synop: chủyếu sửdụng hệthống các bản đồhình thếthời
    tiết, dựa trên khái niệm dòng dẫn đườngvới giảthiết xoáy bão được đặt
    vào trường môi trường (dòng nền) và di chuyển cùng với dòng nền này;
    2) phương pháp thống kê: dựa trên mối quan hệthống kê giữa tốc độvà
    hướng di chuyển của xoáy bão với các tham sốkhí tượng khác nhau, qua
    đó xây dựng các phương trình dựbáo. Một trong những mô hình thống kê
    sửdụng các yếu tốthống kê khí hậu và quán tính là CLIPER (CLImatology
    and PERsistent). CLIPER được coi là mô hình “không kỹnăng” và thường
    được sửdụng để đánh giá mức độhiệu quảcác các mô hình dựbáo khác.
    3) phương pháp sửdụng các mô hình sốtrị(hay phương pháp số), dựa trên
    việc giải sốcác phương trình toán học mô tảtrạng thái của khí quyển để
    đưa ra được các yếu tốthời tiết trong tương lai.
    Trong các phương pháp kểtrên thì phương pháp sốcó nhiều ưu điểm nhất,
    cho phép dựbáo quĩ đạo bão thông qua việc tích phân các phương trình mô tả động
    lực học khí quyển một cách khách quan, tính được các biến khí tượng một cách
    định lượng. Một trong những điều kiện tiên quyết đểmô hình có thểdựbáo chính
    xác là điều kiện ban đầu (trường ban đầu) mô tả đúng trạng thái thực của khí quyển.
    Thếnhưng điều này không phải lúc nào cũng dễdàng có được, nhất là đối với
    những trường hợp bão hình thành và hoạt động ởcác vùng biển nhiệt đới, nơi mà
    mạng lưới các trạm quan trắc vô cùng thưa thớt. Thực tế, nếu không có những
    nguồn sốliệu quan trắc bổsung khác, như ảnh vệtinh, radar, mà chỉvới mạng
    lưới quan trắc synop truyền thống thì nhiều cơn bão sẽkhông được phát hiện, hoặc
    nếu có thì thường không chính xác vềvịtrí tâm xoáy cũng nhưcấu trúc và cường
    độ. Đểcó thểbiểu diễn chính xác hơn cấu trúc và vịtrí của bão trong trường ban
    đầu cho các mô hình sốngười ta thường sửdụng phương pháp ban đầu hóa xoáy
    bão. Mục đích cuối cùng của các phương pháp này là thay thếxoáy phân tích không
    chính xác trong trường ban đầu bằng một xoáy nhân tạo mới sao cho có thểmô tả
    gần đúng nhất với xoáy bão thực. Một trong những phương pháp ban đầu hóa xoáy
    thường được sửdụng là cài xoáy giả(bogus vortex) hay còn gọi là xoáy nhân tạo
    (artificial vortex). Phương pháp này bao gồm 2 quá trình: 1) “Tách” xoáy phân tích
    ra khỏi trường môi trường và 2) Xây dựng một xoáy nhân tạo dựa trên lý thuyết
    hoặc kinh nghiệm và một sốthông tin quan trắc bổsung vềbão nhưvịtrí tâm, quĩ
    đạo, cường độ, v.v. (từ đây sẽgọi các thông tin bổsung này là các chỉthịbão) đểtừ
    đó kết hợp với trường môi trường. Các phương pháp ban đầu hóa xoáy đã được sử
    dụng cho cảnhững mô hình hai chiều đơn giản nhưmô hình chính áp đến những
    mô hình ba chiều đầy đủ, và thực tế đã chứng tỏrằng trong đa sốtrường hợp việc
    ban đầu hóa xoáy đã góp phần nâng cao được chất lượng dựbáo quĩ đạo bão một
    cách đáng kể.
    Ởnước ta, trong qui trình dựbáo bão hiện nay chủyếu sửdụng phương pháp
    synop và CLIPER, còn kết quảcủa mô hình sốchỉmang tính tham khảo, nên hạn
    dựbáo mới chỉthực hiện cho 24 giờ. Sởdĩnhưvậy là vì độchính xác của quĩ đạo
    dựbáo bằng mô hình sốcòn rất hạn chế. Đểcó thể đưa ra các bản tin dựbáo quĩ
    đạo bão ởnhững hạn dài hơn, chẳng hạn hai đến ba ngày hoặc hơn nữa, nhất thiết
    phải sửdụng mô hình số. Vì thế, việc sửdụng mô hình sốtrịtrong nghiệp vụdự
    báo bão là một yêu cầu cấp thiết. Hiện tại có hai mô hình được chạy nghiệp vụtại
    trung tâm dựbáo khí tượng thủy văn trung ương là mô hình chính áp WBAR
    (Weber 2001 [82]) và mô hình khu vực phân giải cao HRM. Ngoài ra, còn một số
    mô hình khu vực khác đã và đang được nghiên cứu, thửnghiệm tại Trường Đại học
    Khoa học Tựnhiên (ĐHKHTN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), Viện Khí
    tượng Thủy Văn và Trung Tâm Dựbáo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chẳng
    hạn nhưRAMS, MM5, ETA, WRF. Mô hình WBAR có sửdụng kỹthuật phân tích
    và tạo xoáy nhân tạo. Sơbộ đánh giá cho thấy trong nhiều trường hợp WBAR cho
    kết quảdựbáo khảquan, nhất là đối với những cơn bão mạnh, ổn định. Tuy nhiên,
    do WBAR là mô hình chính áp nên khi có những hệthống thời tiết phức tạp, đặc
    biệt khi bão bịnhững hệthống tà áp mạnh khống chếthì sai sốdựbáo sẽrất lớn (Lê
    Công Thành, 2004)[16]. Mô hình HRM là một trong những mô hình sốdựbáo thời
    tiết đầu tiên được đưa vào chạy nghiên cứu và nghiệp vụ ởViệt Nam trong khuôn
    khổ đềtài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước giai đoạn 2000ư2002 do
    PGS. TSKH Kiều ThịXin làm chủtrì (Kiều ThịXin và nnk (2002) [21]). Mô hình
    HRM đã được đánh giá là có kỹnăng dựbáo bão khá ổn định (Lê Công Thành,
    2004)[16]. Nhưvậy, việc chọn HRM là mô hình đểdựbáo quĩ đạo bão là một
    phương án khảthi. Tuy nhiên, đối với những cơn bão yếu, sai sốdựbáo của HRM
    vẫn còn khá lớn mà một trong những lý do chính là vịtrí và cấu trúc của xoáy bão
    trong trường phân tích toàn cầu bịsai lệch so với xoáy bão thực. Vì những lý do nêu
    trên, chúng tôi đã chọn phương án nghiên cứu phát triển sơ đồban đầu hóa xoáy ba
    chiều cho HRM nhằm nâng cao khảnăng dựbáo quĩ đạo bão ởViệt Nam.
    Mục đích của luận án
    Luận án nhằm mục đích xây dựng được một sơ đồban đầu hóa xoáy ba chiều
    và áp dụng nó cho một mô hình sốtrịnhằm góp phần nâng cao chất lượng dựbáo
    quĩ đạo bão ởViệt Nam tới hạn 48h.
    Những đóng góp mới của luận án
    - Đã nghiên cứu, phát triển và xây dựng được một sơ đồban đầu hóa xoáy ba
    chiều mới dựa trên lý thuyết xoáy cân bằng, có thểáp dụng vào các mô hình
    dựbáo quỹ đạo bão với sốliệu thực hoặc ứng dụng trong nghiên cứu lý
    tưởng.
    - Đã áp dụng thành công sơ đồban đầu hóa xoáy mới nói trên cho mô hình
    HRM và phát triển mô hình này thành phiên bản mới (HRM_TC) vừa có
    chức năng dựbáo bão vừa có chức năng dựbáo thời tiết nói chung.
    - Đã khảo sát và xác lập được bộtham sốphù hợp cho sơ đồban đầu hóa xoáy
    của HRM_TC đểdựbáo quĩ đạo bão trên khu vực biển Đông.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Luận án đã đặt ra và giải quyết thành công bài toán ban đầu hóa xoáy cho mô
    hình dựbáo sốnhằm nâng cao chất lượng dựbáo bão của mô hình. Những kết quả
    thu nhận được của luận án đã góp phần làm sáng tỏvai trò và ý nghĩa của vấn đề
    ban đầu hóa xoáy, của các tham sốvật lý xác định cấu trúc ngang và cấu trúc đứng
    của bão hoạt động trên khu vực Biển Đông. Việc nghiên cứu xây dựng được một sơ
    đồban đầu hóa xoáy ba chiều và áp dụng nó cho mô hình HRM, phát triển mô hình
    này thành phiên bản mới cho mục đích dựbáo bão (HRM_TC) vừa có ý nghĩa đóng
    góp cho khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển mô hình dựbáo số, vừa có ý
    nghĩa ứng dụng thực tiễn là nâng cao chất lượng dựbáo bão ởViệt Nam.
    Tóm tắt cấu trúc luận án
    Ngoài các mục mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụlục, v.v . nội dung
    chính của luận án bao gồm:
    ã Chương 1: “Tổng quan các nghiên cứu vềbão và ban đầu hóa xoáy bão”.
    Chương này tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chuyển động của bão
    và thảo luận các phương pháp ban đầu hóa xoáy bão.
    ã Chương 2: “Nghiên cứu phát triển sơ đồban đầu hóa xoáy bão ba chiều”.
    Chương này mô tảphương pháp phân tích xoáy và và xây dựng xoáy cân
    bằng sẽ được ứng dụng đểxây dựng sơ đồban đầu hóa xoáy, sơ đồxây
    dựng xoáy ba chiều cân bằng sẽ được khảo sát thông qua nghiên cứu lý
    tưởng sựtiến triển của XTNĐvới mô hình WRF.
    ã Chương 3: “Áp dụng sơ đồban đồban đầu hóa xoáy ba chiều dựbáo quĩ
    đạo bão”. Chương này khảo sát sơ đồban đầu hóa xoáy ba chiều được xây
    dựng cho mô hình HRM. Một sốthí nghiệm độnhạy của các tham sốtùy
    chọn của sơ đồsẽ được khảo sát để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng
    và tìm được một bộtham sốthích hợp cho mục đích dựbáo quĩ đạo bão
    trên khu vực Biển Đông.
    ã Chương 4: “Thửnghiệm sơ đồban đầu hóa xoáy mới”. Sửdụng HRM_TC
    với bộtham sốnhận được qua các thí nghiệm khảo sát ởchương 3 đểthử
    nghiệm dựbáo quĩ đạo bão cho khu vực Biển Đông.
     
Đang tải...