Tiến Sĩ Nghiên cứu phát triển sức bền tốc độ cho nam vận động viên chạy cự ly ngắn ( 100-200m) ơ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
    1. MỞ ĐẦU
    Việc không đạt được các yêu cầu trong huấn luyện sức bền tốc độ (SBTĐ) đối với nam VĐV chạy cự ly ngắn của trung tâm Đào tạo VĐV trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bộ Công an, Nam Định, Ninh Bình có nguyên nhân từ nội dung huấn luyện. Trong đó, nội dung huấn luyện SBTĐ hiện đang được áp dụng có thể không theo chu kỳ đơn và lớn hơn một điểm rơi để phục vụ nhiều giải đấu; nội dung kế hoạch huấn luyện của các đơn vị không sắp xếp được tỷ lệ % cho từng nội dung, không phản ánh được diễn biến giữa khối lượng, cường độ cho từng thời kỳ và lứa tuổi. Hệ quả là chưa có đủ cơ sở khoa học cần thiết để điều khiển được thành tích như mong muốn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn (100 - 200m) ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu”.
    Mục đích nghiên cứu: Xây dựng nội dung huấn luyện cho nam VĐV chạy ngắn (cự ly 100m, 200m) lứa tuổi 13 - 15 ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu để đưa vào ứng dụng nhằm phát triển SBTĐ, góp phần nâng cao thể lực và hiệu quả công tác huấn luyện nam VĐV chạy cự ly ngắn của Việt Nam.
    Mục tiêu nghiên cứu.
    Mục tiêu 1: Thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu.
    Mục tiêu 2: Nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu.
    Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung huấn luyện SBTĐ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu.
    2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    1. Luận án đã chỉ ra được một số tồn tại cần khắc phục trong huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu về: Kế hoạch huấn luyện, nội dung kế hoạch, sắp xếp tỷ lệ % cho các nội dung huấn luyện chưa có cơ sở khoa học.
    Luận án đã lựa chọn được 7 test đảm bảo tính khả thi, độ tin cậy, tính thông báo cả trên hai phương diện sư phạm và y sinh học TDTT, đồng thời xây dựng được thang điểm, tiêu chuẩn đánh giá sức bền tốc độ cho đối tượng nghiên cứu, đó là các test: Bật xa 10 bước không đà (m); Chạy 120m XPC (s); Chạy 150m XPC (s); Chạy 300m XPC (s); Thời gian 20m cuối cự ly 200m (s); Chạy 100m XPT (s); Chạy 200m XPT (s).
    2. Luận án đã lựa chọn được 19 bài tập được phân ra thành 3 nhóm đó là: nhóm bài tập phát triển sức bền chung là (8 bài); nhóm bài tập phát triển sức bền tốc độ (6 bài); nhóm bài tập phát triển sức bền ưa yếm khí hỗn hợp (5 bài). Nội dung huấn luyện mà luận án xây dựng cho VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là theo chu kỳ đơn (một điểm rơi) trong chu kỳ huấn luyện năm và cho từng lứa tuổi. Nội dung kế hoạch đã chỉ ra được diễn biến giữa khối lượng, cường độ cho từng thời kỳ và từng lứa tuổi. Đồng thời đã phân chia, sắp xếp được tỷ lệ % cho từng nội dung huấn luyện về sức bền chung, SBTĐ, kiểm tra và kỹ thuật cho từng thời kỳ, từng năm huấn luyện.
    3. Kết quả ứng dụng nội dung huấn luyện SBTĐ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu trong 1 năm thực nghiệm đã cho thấy tính hiệu quả của nội dung huấn luyện sức bền tốc độ mà luận án xây dựng.
    3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
    Luận án được trình bày trong 133 trang A4 bao gồm: Mở đầu (05 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (36 trang); Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (16 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (67 trang); phần kết luận và kiến nghị (02 trang). Trong luận án có 45 biểu bảng, 26 biểu đồ, 01 hình. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 88 tài liệu tham khảo, trong đó có 39 tài liệu bằng tiếng nước ngoài và phần phụ lục.

    B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Đặc điểm huấn luyện nhiều năm trong quá trình đào tạo VĐV
    Kết quả phân tích và tổng hợp, đề tài đã xác định lứa tuổi 13 – 15 là giai đoạn cuối của giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu và chuẩn bị chuyển tiếp sang giai đoạn chuyên môn hóa sâu. Vì vậy, trình độ tập luyện của VĐV nói chung và SBTĐ nói riêng cần phải đáp ứng được nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra.
    1.2. Đặc điểm huấn luyện VĐV trẻ giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu
    Kết quả phân tích và tổng hợp các quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy: Phân chia các giai đoạn huấn luyện có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, song phải tuân thủ quy luật phát triển sinh học để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ trong từng giai đoạn huấn luyện đặt ra. Một hệ thống huấn luyện nhiều năm phải gắn liền với giới hạn tuổi của VĐV ở mỗi giai đoạn và tuổi đạt thành tích đỉnh cao ở môn thể thao cụ thể.
    Đánh giá hiệu quả chương trình huấn luyện VĐV luôn gắn liền với một giai đoạn huấn luyện cụ thể và theo đặc thù môn thể thao. Việc đánh giá phải dựa trên sự lựa chọn hoặc xây dựng thành hệ thống một cách khoa học và phản ánh được mục đích, nhiệm vụ đã đặt ra. Nó mang tính quyết định và gắn liền với hệ thống điều khiển trong huấn luyện VĐV.
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích chạy cự ly ngắn
    Từ các phân tích và tổng hợp tài liệu cho thấy: Cần phải coi sức bền tốc độ cũng như sức bền sức mạnh không phải là một mặt thể hiện của sức mạnh, sức nhanh, sức bền mà có thể là một tố chất độc lập và được xếp ngang hàng với các tố chất trên. Vì vậy, nhân tố của việc duy trì tốc độ trong đoạn chạy về đích của cự ly thi đấu chính là sự duy trì các thông số tối ưu của bước chạy, có nghĩa là khả năng duy trì độ dài bước chạy lớn nhất trong trạng thái mệt mỏi. Đồng thời trong quá trình huấn luyện nhiều năm cần thiết phải đi sâu chuyên môn hóa hẹp cho cự ly chạy ngắn và được theo dõi ngay trong giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu.
    1.4. Khái niệm, phân loại và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sức bền tốc độ trong huấn luyện VĐV chạy cự ly ngắn
    Tổng hợp các quan điểm nêu trên và đặc điểm chạy cự ly ngắn thì việc chia sức bền thành sức bền chung (sức bền cơ sở) và sức bền chuyên môn là phù hợp với VĐV chạy cự ly ngắn.
    Phát triển sức bền tốc độ cho VĐV chạy cự ly ngắn cần phải xem xét mối liên hệ của tổ chức bên trong với năng lực kỹ chiến thuật của VĐV; đem cơ chế và con đường của quá trình tâm lý và sự bảo đảm năng lượng của phương thức làm việc giữa đơn vị vận động với cơ bắp liên hệ chặt chẽ với sức bền chuyên môn. Chỉ có trên cơ sở đó mới đảm bảo cho tố chất này phát triển đầy đủ để thích ứng với đòi hỏi của chạy cự ly ngắn.
    1.5. Phương tiện, phương pháp và kế hoạch huấn luyện
    Từ những phân tích và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu nêu trên thì: Lập kế hoạch huấn luyện cho nam VĐV chạy cự ly ngắn lứa tuổi 13 – 15 phải chú ý đến tất cả những thành phần chủ yếu của quá trình huấn luyện như: Mục tiêu và các chế định, phương tiện và phương pháp tập luyện, phương tiện hồi phục, phương tiện kiểm tra đánh giá. Lập kế hoạch phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn (100m và 200m) là lập kế hoạch về lượng vận động tập luyện. Vì vậy, kế hoạch huấn luyện cần phải xác định được các chỉ tiêu về lượng vận động tập luyện trong từng giai đoạn, thời kỳ và tổng lượng vận động tập luyện trong năm. Kế hoạch huấn luyện cho đối tượng nghiên cứu cần thể hiện được một số điểm chính sau: Khối lượng vận động; Cường độ vận động; Xác định lượng vận động tập luyện, nghỉ ngơi tích cực.
    Lập kế hoạch huấn luyện phát triển SBTĐ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn phải đi đôi với đánh giá quá trình huấn luyện. Tức là phải xây dựng, lựa chọn được các test đánh giá đủ độ tin cậy và tính thông báo nhằm theo dõi diễn biến phát triển thành tích của VĐV, mức độ hiệu quả của các bài tập được lựa chọn, phương pháp tập luyện và LVĐ. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới nên kế hoạch huấn luyện sẽ xây dựng không thể tuyệt đối chính xác mà sẽ có những dao động nhất định so với thực tế áp dụng. Song tất nhiên, nếu có sự điều chỉnh thì đều dựa trên cơ sở theo dõi, nghiên cứu rất cụ thể từ những cơ sở khoa học mà luận án đề cập.
    1.6. Các công trình nghiên cứu
    Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy: đề tài nghiên cứu đã lựa chọn là không trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Đồng thời, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã hoàn thành là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra. Tuy nhiên, để khẳng định sự cần thiết của đề tài đã lựa chọn cần phải có đầy đủ căn cứ về cơ sở lý luận và thực tiễn.
    1.7. Kết luận chương
    SBTĐ trong chạy cự ly ngắn là khả năng duy trì tốc độ chuyển động quy định nhờ tần số các bước chạy, trong đó duy trì tốc độ trong đoạn chạy về đích chính là duy trì các thông số tối ưu của bước chạy. Ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển SBTĐ cho nam VĐV chạy ngắn ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Mối quan hệ hoặc các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền trong chạy cự ly ngắn đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, song chưa đi sâu nghiên cứu về SBTĐ và chưa coi nó như một tố chất độc lập.
    Các phương tiện, phương pháp, nội dung, kế hoạch huấn luyện trong các công trình nghiên cứu và thực tiễn huấn luyện còn rất hạn chế. Nội dung, kế hoạch huấn luyện cho VĐV chạy cự ly ngắn còn chưa đầy đủ và khoa học, chưa có văn bản và tài liệu đầy đủ của các đơn vị chuyên môn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...