Thạc Sĩ Nghiên cứu phát triển sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu phát triển sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn

    Mục lục
    Lời cam đoan .i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục . iii
    Danh mục Từ viết tắt .v
    Danh mục Bảng .vi
    Danh mục Biểu đồ .vii
    1. Mở đầu .1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu .3
    1.2.1 Mục tiêu chung .3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể .3
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .3
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .3
    2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .4
    2.1 Một số vấn đề chung về phát triển sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp4
    2.1.1 Khái niệm và vai trò trong nền kinh tế thị trường của doanh nghiệp 4
    2.1.2 Khái niệm về phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7
    2.2 Nội dung phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 10
    2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh trong
    doanh nghiệp 15
    2.4 Thực tiễn, kinh nghiệm rút ra từ phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam
    và một số nước trên thế giới .21
    2.4.1 ởViệt Nam .21
    2.4.1.1 Thực trạng phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung hiện nay 21
    2.4.1.2 Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức
    ăn chăn nuôi và thuốc thú y ở nước ta hiện nay 27
    2.4.2 Thế giới .29
    3. Địa bàn và phương pháp nghiên cứu 31
    3.1 Một số vấn đề cơ bản về địa bàn nghiên cứu 31
    3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 31
    3.1.2 Tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty .34
    3.1.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty .39
    3.1.4 Tình hình lao động của Công ty .45
    3.2 Phương pháp nghiên cứu .47
    3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 47
    3.2.2 Phương pháp đánh giá .48
    3.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố .49
    3.2.4 Phương pháp ma trận SWOT 49
    3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 51
    3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh 51
    3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh 51
    4. Kết quả nghiên cứu .53
    4.1 Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty .53
    4.1.1 Đánh giá kết quả phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty .53
    4.1.2 Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh
    của Công ty 66
    4.2 Đánh giá tình hình tiêu thụ của Công ty .77
    4.2.1 Đánh giá kết quả tiêu thụ theo nhóm mặt hàng 77
    4.2.2 Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm 84
    4.2.2.1 Phát triển thị trường tiêu thụ .84
    4.2.2.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm 92
    4.2.3 Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinhdoanh của Công ty .100
    4.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh .106
    4.4 Giải pháp phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .110
    4.4.1 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 110
    4.4.2 Hoàn thiện tổ chức quản lý hoạt động sản xuất 114
    4.4.3 Huy động và quản lý sử dụng vốn hiệu quả .116
    4.4.4 Đào tạo và nâng cao trình độ của lao động .117
    5. Kết luận và kiến nghị 119
    5.1 Kết luận .119
    5.2 Kiến nghị 120
    Tài liệu tham khảo .121


    1. Mở đầu
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Sau ba năm gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam được đánh giá phát triển
    theo chiều hướng tốt như tăng trưởng GDP vẫn ở mức cao trong khu vực, mở
    rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn FDI, Trong
    bối cảnh suy thoái của kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự
    phục hồi kinh tế nước ta đ2 được các tổ chức kinh tế lớn (WB, ADB, .) đánh
    giá là nhanh và sẽ sớm đạt lại được mức tăng trưởngcao. Có được kết quả đó
    là do đường lối chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
    do sự hội nhập tích cực và sâu rộng vào kinh tế thếgiới. Sự phát triển của kinh
    tế đ2 từng bước làm thay đổi vị thế của nước ta trong khu vực cũng như trên
    thế giới, đảm bảo cho sự ổn định chính trị, cải thiện đời sống nhân dân, tạo ra
    nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc.
    Với điều kiện thuận lợi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng vươn lên
    phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, quy mô ngày được mở rộng
    hơn, sản phẩm sản xuất ra đ2 có mặt rộng r2i trên thị trường trong nước cũng
    như nước ngoài. Điều này đ2 làm cho vai trò và vị thế của doanh nghiệp Việt
    Nam được khẳng định một cách rõ nét hơn. Nhưng sự hội nhập ngày càng sâu
    vào nền kinh tế thế giới đ2 tạo ra thách thức cho doanh nghiệp nước ta như sự
    cạnh tranh khốc liệt về thị trường, công nghệ. Những tác động mặt trái như
    suy thoái của nền kinh tế, khủng hoảng dây chuyền của thị trường tài chính
    khiến các doanh nghiệp dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy đó. Qua đó, các doanh
    nghiệp trong nước cũng tự bộc lộ các yếu kém và hạnchế trong việc phát triển
    sản xuất kinh doanh như: thiếu vốn, chất lượng sản phẩm thấp, mẫu m2 sản
    phẩm còn ít, trình độ quản lý và trình độ người laođộng còn thấp, .
    Sự phát triển của các doanh nghiệp nước ta nói chung đ2 tác động thúc
    đẩy các doanh nghiệp phục vụ cho nông nghiệp phát triển hơn. Đặc biệt là các
    doanh nghiệp về sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đ2 và
    đang góp phần vào sự phát triển nông nghiệp cũng như cải thiện thu nhập cho
    người nông dân. Các doanh nghiệp này vừa là khách hàng thu mua các sản
    phẩm từ trồng trọt như gạo, ngô, sắn, vừa là nhà cung cấp thức ăn và thuốc
    chữa bệnh cho chăn nuôi. Hiện nay nhu cầu về thức ăn cho chăn nuôi của
    nước ta là rất lớn, mỗi năm tiêu thụ tới 17 - 18 triệu tấn. Nhưng hàng năm, sản
    xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta phải sử dụng tới 50% từ nhập khẩu do việc
    canh tác thiếu quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Cùng với đó là việc
    thiếu vốn, công nghệ lạc hậu chưa đáp ứng về vệ sinh an toàn thực phẩm, thị
    trường này đ2 bị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh và
    nắm giữ tới 65% - 70% thị phần. Do đó, phát triển các doanh nghiệp sản xuất
    kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trong nước càng được chú trọng.
    Công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn là một doanh nghiệp
    100% vốn sở hữu trong nước có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất kinh
    doanh các mặt hàng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và thực phẩm sạch. Với
    phương châm “Hoàn thiện cùng nhà nông”, Công ty camkết sẽ mang đến
    những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá thành cạnh tranh nhất và sự phục
    vụ hoàn hảo nhất đến khách hàng. Sản phẩm do Công ty cung cấp đ2 được thị
    trường cả nước chấp nhận, đánh giá cao và góp phần tích cực vào phát triển
    chăn nuôi. Qua thời gian hoạt động, Công ty đ2 không ngừng phát triển sản
    xuất kinh doanh và đ2 đạt được những kết quả cao như gia tăng sản lượng sản
    xuất và tiêu thụ, mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnhđó, Công ty phải đối mặt
    với không ít khó khăn như thị trường bị cạnh tranh khốc liệt, chi phí đầu vào
    đặc biệt là chi phí nguyên liệu quá cao. Nhận thức được kết quả đạt được cũng
    như tồn tại trong những năm qua, Công ty đ2 mở rộngvà cải tiến quy trình sản
    xuất, tích cực điều tra nghiên cứu thị trường, đào tạo nguồn nhân lực và áp dụng
    khoa học kỹ thuật nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Với những ý nghĩa trên đây, chúng tôi chọn nội dung “Nghiên cứu
    phát triển sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần phát triển công nghệ
    nông thôn” làm đề tài nghiên cứu.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Đánh giá tình hình phát triển sản xuất kinh doanh nhằm đề xuất giải
    pháp nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
    phát triển công nghệ nông thôn.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất kinh doanh
    trong các doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
    thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y nói riêng.
    - Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và
    nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty.Đồng thời, đánh giá
    những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển sản xuất kinh doanh.
    - Đề xuất giải pháp nâng cao được hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh tại
    Công ty.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển sản xuất kinh doanh mặt hàng
    thức ăn chăn nuôi và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển sản xuất
    kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển công nghệnông thôn.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung
    Nghiên cứu lý luận, thực trạng, các nhân tố và giảipháp để phát triển
    sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
    - Về thời gian
    Đề tài được tiến hành thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng
    11/2009 đến tháng 10/2010.
    Số liệu nghiên cứu từ năm 2007 đến 2009.
    - Về không gian
    Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông
    thôn – khu công nghiệp Phố Nối A – Lạc Hồng – Văn Lâm – Hưng Yên.


    2. cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
    2.1 Một số vấn đề chung về phát triển sản xuất kinhdoanh của doanh
    nghiệp
    2.1.1 Khái niệm và vai trò trong nền kinh tế thị trường của doanh nghiệp
    * Khái niệm doanh nghiệp
    Doanh nghiệplà chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân hoạt
    động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Doanh
    nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có
    nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp chứ không
    phải các cá nhân.
    ởViệt Nam, theo Luật doanh nghiệp, “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
    có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
    theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiệncác họat động kinh
    doanh tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
    đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cungứng dịch vụ trên thị
    trường nhằm mục đích sinh lời” [5]. Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm
    Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
    ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân.
    * Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
    Mọi người đều biết rằng, sản xuất hàng hoá là cơ sởđể x2 hội loài
    người tồn tại và phát triển. Sản xuất hàng hoá tồn tại khách quan, tuân theo
    những quy luật riêng vốn có của nó. Một trong nhữngquy luật khách quan đó
    là quy luật cung – cầu hàng hoá trên thị trường. Người sản xuất hàng (cá nhân
    hay tổ chức kinh tế) sản xuất ra hàng hoá nhằm mục đích chính là bán hàng
    hoá ra thị trường, để thu tiền về, để trang trải các chi phí và phải đóng góp cho
    x2 hội, còn lại là lợi nhuận để sống và tái sản xuất cho chu kỳ sau. Đó là hoạt
    động sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị


    Tài liệu tham khảo
    1. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn,
    NXB Nông nghiệp, Hà Nội
    2. Phạm Thị Mỹ Dung, Bùi Bằng Đoàn (1996), Phân tích kinh tế nông
    nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
    3. Phạm Thị Mỹ Dung, Bùi Bằng Đoàn (2001), Phân tích kinh doanh, NXB
    Nông nghiệp, Hà Nội
    4. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (1999), Phân tích hoạt động kinh
    doanh, NXB Thống kê, Hà Nội
    5. GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS. TS Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Giáo
    trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
    6. GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS. TS Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Chiến
    lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc
    dân
    7. Trần Đình Đằng, Bùi Minh Vũ, Hà Văn Khương (2007), Quản trị doanh
    nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường trong giai đoạn phát triển mới ở
    Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
    8. Bùi Bằng Đoàn (1995), Đánh giá hiệu quả kinh tế của tiến bộ kỹ thuật về
    giống lúa ứng dụng vào sản xuất ở một số vùng trọngđiểm lúa Đồng
    bằng sông Hồng, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp I, HàNội
    9. Dương Đức Lân (2007), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB
    Tài chính
    10. Huỳnh Đức Lộng (2002), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp,
    NXB Thống kê, Hà Nội
    11. Nguyễn Thanh Liêm (2006), Quản trị sản xuất, NXB Tài chính, Hà Nội
    12. Đàm Văm Liệm (2001), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội
    13. Dịch giả Trần Thị Bích Nga (2006), Chiến lược kinh doanh hiệu quả,
    NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
    14. N.GREGORY MANKIW (2003), Nguyên lý của kinh tế học, NXB
    Thống kê, Hà Nội
    15. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), Nghiên cứu phát triển sản xuất kinh
    doanh ở Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng giao, Luận án thạc
    sĩ, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
    16. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài
    chính, Hà Nội
    17. Báo cáo lao động, báo cáo sản xuất và báo cáo tài chính của Công ty cổ
    phần phát triển công nghệ nông thôn năm 2007, năm 2008 và năm 2009.
    18. Tổng cục thống kê (2010), Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21,
    NXB Thống kê
    19. Báo cáo nghiên cứu thị trường của Final Competitor Việt Nam 2008
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...