Tiến Sĩ Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM – 2012

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
    4 Đóng góp mới của luận án 4
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
    1.1 Cơ sở lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 6
    1.1.1 Khái niệm, phân loại nguồn nhân lực chất lượng cao 6
    1.1.2 Vai trò, đặc điểm nguồn nhân lực chất lượng cao 17
    1.1.3 Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 24
    1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 25
    1.2 Thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 33
    1.2.1 Thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số nước trên thế giới
    1.2.2 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số tỉnh, thành phố trong nước
    1.2.3 Những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ 44
    1.3 Tổng quan các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 46
    CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
    2.1 Đặc điểm của tỉnh Phú Thọ 50
    2.1.3 Đánh giá chung 58
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 61
    2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 61
    2.2.2 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng 63
    2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu 71
    2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 71
    2.3.2 Chỉ tiêu phán ánh về tuyển dụng, thu hút, sử dụng đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao
    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH PHÚ THỌ
    3.1 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Thọ 74
    3.1.1 Tổng quan về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 74
    3.1.2 Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Thọ
    3.1.3 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Phú Thọ
    3.1.4 Những thành công đã đạt được và những hạn chế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Thọ
    3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Thọ
    3.2.1 Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 107
    3.2.2 Công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao 114
    3.2.3 Công tác sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao 121
    3.2.4 Nhu cầu của mỗi cá nhân trong việc tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
    3.2.5 Ảnh hưởng nhận thức của người đứng đầu cơ quan đơn vị đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
    3.2.6 Ảnh hưởng của chính sách vĩ mô của Nhà nước và vận dụng của địa phương
    3.3 Những vấn đề bất cấp cần giải quyết để phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao
    CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH PHÚ THỌ
    4.1 Phương hướng, nhiệm vụ và quan điểm, định hướng chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Phú Thọ đến năm 2020
    4.1.1 Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2020
    4.1.2 Những quan điểm chủ yếu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
    4.1.3 Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao năm 2020 147
    4.2 Các nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Phú Thọ
    4.2.1 Nhóm giải pháp về đào tạo và dạy nghề 147
    4.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
    4.2.3 Nhóm giải pháp về xây dựng chế độ sử dụng, đãi ngộ và tạo môi trường làm việc tốt cho nhân lực chất lượng cao
    4.2.4 Động viên, khuyến khích mọi cá nhân trong cơ quan, doanh nghiệp tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn
    4.2.5 Nâng cao nhận thức của người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
    4.2.6 Nhóm giải pháp tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 166
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 175
    1 Kết luận 175
    2 Kiến nghị 177
    Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 178
    Phụ lục 179
    Tài liệu tham khảo 179

    MỞ ĐẦU
    1 Tính cấp thiết của đề tài
    Sự phát triển của kinh tế thế giới đang bước sang thời kỳ mới với những thành tựu có tính chất đột phá trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) là nhân tố đóng vai trò quyết định sự biến đổi về chất, dẫn tới sự ra đời của kinh tế tri thức.
    Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và nền kinh tế của nhóm những nước có thu nhập trung bình thì lợi thế dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn nhân lực giá rẻ không còn là ưu thế. Nước ta, xuất phát điểm là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cùng với một thời kỳ dài vận hành cơ chế kinh tế quan liêu, nay chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong quá trình CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức, thì việc phát triển NNLCLC càng cần phải coi trọng, đó chính là khâu đột phá giúp Việt Nam tránh được nguy cơ tụt hậu và đẩy nhanh tốc độ phát triển. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là một dẫn chứng sinh động cho thấy xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh tự do, với nhiều thời cơ, vận hội, song không ít những khó khăn thách thức. Hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố chính, quyết định sự thành công của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong quá trình cạnh tranh gay gắt trên thế giới thì việc phát triển NNLCLC trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách của Việt Nam, đó là chìa khóa để Việt Nam duy trì tăng trưởng và cạnh tranh có hiệu quả trong thời đại của kinh tế tri thức.
    Phú Thọ đã đạt được những thành tựu nhất định trong những năm vừa qua về phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Đời sống vất chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nhưng vẫn là một tỉnh miền núi nghèo, nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực thấp, trình độ cán bộ quản lý khu vực công và đội ngũ quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ
    cơ sở còn nhiều hạn chế, đội ngũ trí thức và nghiên cứu khoa học mỏng và chưa đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường xuyên thiếu lao động chất lượng cao. Việc thiếu NNLCLC trở thành cản trở cho sự phát triển kinh tế xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Hiện tại số người có trình độ từ Cao đẳng trở lên chiếm khoảng 1,53% dân số của toàn tỉnh (Cục thống kê Phú Thọ, 2010) [8]. Đây là một thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và phát triển NNLCLC của tỉnh Phú Thọ hiện nay có ý nghĩa cấp thiết cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
    Phát triển NNLCLC là một khái niệm mới ở Việt Nam. Khái niệm này đã chính thức xuất hiện trong các văn bản của Đảng và Nhà nước tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nhưng hiểu thế nào về NNLCLC và phát triển NNLCLC, hiện còn gây nhiều tranh cãi.
    Có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu về phát triển NNLCLC hiện nay mới chỉ là các công trình nhỏ lẻ, rời rạc . chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ mang tính tổng hợp về phát triển NNLCLC. Vấn đề này tạo ra một khoảng trống về mặt lý thuyết cần hoàn thiện. Về mặt ứng dụng, hiện chưa có một nghiên cứu tổng thể nào về phát triển NNLCLC ứng dụng cho các địa phương. Điều đó, chứng tỏ chưa thống nhất về mặt lý thuyết như đã đề cập ở trên, mặt khác thể hiện sự phức tạp của vấn đề cần nghiên cứu. Một nghiên cứu về phát triển NNLCLC cho một địa phương sẽ có tác dụng bổ sung về mặt lý luận và tăng khả năng ứng dụng của nghiên cứu này cho các địa phương trong cả nước. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
    - Những lý luận và thực tiễn nào làm cơ sở cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao?
    - Sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển NNLCLC ?
    - Cần phải làm gì để đẩy nhanh sự phát triển NNLCLC của tỉnh trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài?
    Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Thọ ".

    2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1 Mục tiêu chung

    Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNLCLC, từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNLCLC của tỉnh Phú Thọ từ nay đến năm 2020.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa, cập nhật và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
    - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 đến năm 2010.
    - Nêu quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...