Thạc Sĩ Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
    1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr-êng §¹i häc ngo¹i th-¬ng ---------***--------- LƯƠNG THỊ THANH THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS MAI THU HIỀN Hµ Néi - 2008
    2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr-êng §¹i häc ngo¹i th-¬ng ---------***--------- LƯƠNG THỊ THANH THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hµ Néi - 2008
    3. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr-êng §¹i häc ngo¹i th-¬ng ---------***--------- LƯƠNG THỊ THANH THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hµ Néi, n¨m 2008
    4. 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU 6 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ 7 MỞ ĐẦU 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN VÀ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ .13 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN 13 1.2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN TRONG NỀN KINH TẾ17 1.2.1. Phòng ngừa rủi ro . 17 1.2.2. Vai trò định giá 18 1.2.3. Tiết kiệm chi phí giao dịch 18 1.2.4. Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển . 19 1.3. PHÂN LOẠI QUYỀN CHỌN .20 1.3.1. Phân loại theo quyền của người mua 20 1.3.2. Phân loại theo thời gian thực hiện quyền chọn 20 1.3.3. Phân loại theo tài sản cơ sở . 20 1.4. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ .24 1.4.1. Khái niệm 24 1.4.2 Các chủ thể tham gia trên thị trường quyền chọn .25 1.4.3 Giá quyền chọn tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn tiền tệ 25 1.4.3.1. Tỷ giá kỳ hạn (forward rates) . 26 1.4.3.2. Tỷ giá giao ngay (spot rates) 27 1.4.3.3.Thời hạn của hợp đồng (Time to maturity) . 29 1.4.3.4. Sự biến động của tỷ giá (volatility) . 30 1.4.3.5. Quyền chọn kiểu Mỹ hay kiểu châu Âu và yếu tố chênh lệch lãi suất (interest diferentials) . 30
    5. 2 1.4.3.6. Tỷ giá thực hiện ( alternative option strike price) . 31 1.4.4. Mô hình định giá quyền chọn tiền tệ .31 1.4.4.1. Định giá quyền chọn theo mô hình Black – Scholes 31 1.4.4.2 Hạn chế của công thức Black-Scholes và công thức bổ sung . 33 1.4.5. Các mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn tiền tệ .45 1.4.5.1.Chiến lược Short Straddle . 45 1.4.5.2.Chiến lược Short Strangle . 50 1.4.5.3. Chiến lược Long Put Butterfly 54 1.4.5.4. Chiến lược Long Condor: . 57 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 61 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM .61 2.1.1. Sự cần thiết của việc triển khai thị trường quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam 61 2.1.1.1 Nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam 61 2.1.1.2. Nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam 63 2.1.2. Thực trạng thị trường quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam hiện nay 64 2.1.2.1. Về thị trường công cụ phái sinh nói chung . 64 2.1.2.2. Về thị trường quyền chọn tiền tệ nói riêng 68 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai, phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam . 73 2.1.3.1. Thuận lợi . 73 2.1.3.2. Khó khăn 75 2.2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 80
    6. 3 2.2.1. Tình hình triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam 80 2.2.2. Tình hình triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 86 2.2.3. Đánh giá chung về quá trình phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam 91 2.2.3.1. Kết quả 91 2.2.3.2. Tồn tại, hạn chế . 93 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 99 3.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN .99 3.1.1. Tình hình hoạt động của thị trường quyền chọn trên thế giới 99 3.1.2. Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển thị trường quyền chọn và bài học đối với Việt Nam 105 3.1.2.1 Kinh nghiệm của Mỹ . 105 3.1.2.2 Kinh nghiệm của Anh 108 3.1.2.3 Kinh nghiệm của Nhật . 109 3.1.2.4. Bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển đối với Việt Nam 110 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 112 3.2.1.Mục tiêu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 123 3.2.2. Giải pháp phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam .125 3.2.2.1.Tạo nhu cầu cho thị trường . 125 3.2.2.2. Xây dựng cơ cấu bộ máy của trung tâm giao dịch ngoại tệ . 126
    7. 4 3.2.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng 127 3.2.2.4. Đưa phí quyền chọn tiền tệ trở thành một lợi thế cạnh tranh 128 3.2.2.5. Hoàn thiện các quy trình, quy chế của nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ 129 3.2.2.6. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về những ưu việt của các công cụ phái sinh trong đó có quyền chọn tiền tệ 130 3.2.2.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 131 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .132 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ . 132 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước . 137 KẾT LUẬN .142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
    8. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ TMCP Thương mại Cổ phần OTC (Over the Counter Market) Thị trường phi tập trung TCTD Tổ chức Tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại FDI (Foreign direct investment) Đầu tư trực tiếp của nước ngoài ODA (Official Development Assistance) Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức EXIMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam VIETCOMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu MBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội SACOMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. HSBC Ngân hàng HongKong Shanghai Banking Corp
    9. 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Lãi lỗ của chiến lược Short Straddle 49 Bảng 1.2: Bảng lãi lỗ chiến lược Short Strangle . 52 Bảng 1.3: Lãi lỗ của chiến lược Long Put Butterfly . 56 Bảng 2.1: Cơ cấu sản phẩm phái sinh trong tổng doanh thu và lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại 64 Bảng 2.2: Độ sâu tài chính M2/GDP tại một số quốc gia trong khu vực . 79 Bảng 2.3: Doanh số thực hiện quyền chọn tiền tệ trong 2 năm 2006-2007 . 86 Bảng 2.4: Trạng thái ngoại tệ cuối năm của VCB 88 Bảng 2.5: Doanh số mua bán ngoại tệ - VND của Vietcombank 88 Bảng 2.6: Doanh số mua bán Ngoại tệ - Ngoại tệ trên thị trường quốc tế của Vietcombank . 89 Bảng 2.7: Doanh số mua bán Ngoại tệ - Ngoại tệ trên thị trường trong nước của Vietcombank . 89 Bảng 2.8: Doanh số mua bán ngoại tệ với NHNN và phục vụ xăng dầu của Vietcombank . 90 Bảng 3.1: Doanh số hoạt động ngoại hối và hoạt động phái sinh ngoại hối của thế giới giai đoạn 1995 -2007 . 100 Bảng 3.2: Hoạt động của thị trường ngoại hối truyền thống . 101 Bảng 3.3: Hoạt động của thị trường ngoại hối phái sinh 102 Bảng 3.4: Doanh số hoạt động ngoại hối theo cặp tiền tệ . 103 Bảng 3.5: Doanh số hoạt động quyền chọn theo cặp tiền tệ 104
    10. 7 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn mua . 14 Hình 1.2: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn mua . 14 Hình 1.3 : Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn bán 15 Hình 1.4: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn bán 15 Hình 1.5: Mô hình chiến lược Short Straddle 47 Hình 1.6: Mô hình chiến lược Short Strangle . 52 Hình 1.7: Mô hình chiến lược Long Put Butterfly . 55 Hình 1.8: Mô hình chiến lược Long Condor 58 Hình 2.1: Biểu đồ Lãi từ kinh doanh ngoại hối năm 2003 – 2006 của Eximbank . 82 Hình 2.2 : Quy trình thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại Eximbank 83 Hình 2.3: Biểu đồ tỷ trọng doanh số giao dịch quyền chọn tiền tệ của Vietcombank 91
    11. 8 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO vào tháng 112006 và bắt đầu thực hiện các cam kết với tổ chức này vào tháng 1-2007. Căn cứ theo lộ trình gia nhập WTO, những quy định hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài sẽ dần dần bị loại bỏ và một sân chơi bình đẳng đang hình thành ngày càng rõ nét. Sự cạnh tranh trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam phải đổi mới trên nhiều lĩnh vực, tiến tới giành thế chủ động, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh. Đứng trước thực tiễn đó, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã và đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thể hiện qua sự phong phú về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống, các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó phải kể đến các nghiệp vụ tài chính phái sinh như: nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ . và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. Tháng 2/2003, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã chính thức cho thực hiện thí điểm tại Eximbank nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ mà trước tiên là quyền chọn ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Đây là một trong những nghiệp vụ phái sinh quan trọng góp phần giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp và đem lại lợi nhuận cho các ngân hàng. Hơn năm năm thực hiện, tuy đã có nhiều cố gắng trong việc giới thiệu và đưa công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng quyền chọn tiền tệ đến các đối tượng khách hàng nhưng nhìn chung đến nay nghiệp vụ này vẫn còn khá mới mẻ, chưa được triển khai rộng rãi tại các Ngân hàng. Trước thực tế này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam” để tìm ra những tồn tại, khó khăn mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt trong quá trình triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, từ đó tìm ra hướng giải quyết, cũng như đưa ra đề xuất, kiến nghị về chính sách đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ có thể phát triển và phổ biến hơn ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu
    12. 9 Liên quan đến đề tài các công cụ tài chính phái sinh nói chung và đề tài Quyền chọn tiền tệ nói riêng, trên thế giới đã có những nghiên cứu của tác giả Robert Kolb với “How i trade options” và Giáo sư Jon Najarian với cuốn sách “Understanding Options” . Ở Việt Nam, những nghiên cứu về đề tài quyền chọn tiền tệ chủ yếu mang tính lý thuyết, khả năng ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam còn chưa cao. Với luận văn này, chúng tôi nghiên cứu thực tiễn triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam, đánh giá những thành tựu đã đạt được và những khó khăn, tồn tại mà các ngân hàng phải đối mặt từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ này tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nghiệp vụ quyền chọn trên thế giới, thừa nhận các kết quả nghiên cứu về định giá quyền chọn, tìm hiểu các loại quyền chọn trong đó nghiên cứu sâu về quyền chọn tiền tệ. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng triển khai và phát triển nghiệp vụ này tại Việt Nam. Từ những những phân tích đó, đề tài rút ra những hạn chế của các ngân hàng trong quá trình đưa nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ vào thị trường Việt Nam. Cuối cùng, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp thiết thực cũng như ứng dụng các mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn để khắc phục những hạn chế, tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Formatted: Indent: First line: 0.5", Right: 0", Line spacing: Multiple 1.4 li Ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ với vai trò là nghiệp vụ giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp Việt Nam và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho các ngân hàng thương mại. Để thực hiện việc nghiên cứu này, chúng tôi đã lựa chọn hai Ngân hàng thương mại là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là những Ngân hàng đi đầu trong việc triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. 4. Mục đích nghiên cứu
    13. 10 Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn triển khai nghiệp vụ quyền chọn Formatted: Indent: First line: 0.5", Right: 0", Line spacing: Multiple 1.4 li tiền tệ các Ngân hàng thương mại Việt Nam, mục đích của luận văn là đề xuất các nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm tháo gỡ khó khăn mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam gặp phải, đưa nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và phổ biến tại Việt Nam. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau: 1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ; 2) Nghiên cứu thực tiễn việc triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam; 3) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu những khái niệm và thuật ngữ cơ bản về nghiệp vụ quyền chọn nói chung Formatted: Bullets and Numbering và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ nói riêng.  Nghiên cứu thực trạng và khả năng xây dựng, phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng quá trình triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại, những khó khăn, hạn chế và bất cập. Nghiên cứu một số giải pháp để khắc phục những hạn chế và sử dụng các mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn để phát triển nghiệp vụ này tại các ngân hàng thương mại. 6. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản như sau:  Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, hệ thống hoá lý thuyết.  Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia.  Nhóm phương pháp phụ trợ: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. 7. Kết cấu của luận văn:
    14. 11 Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ quyền chọn và quyền chọn tiền tệ. Chương 2: Thực trạng triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
    15. 12
    16. 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN VÀ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN Hợp đồng quyền chọn (Option Contract): là một thỏa thuận giữa bên mua và bên bán quyền chọn, theo đó bên bán quyền đồng ý trao cho bên mua quyền một quyền chọn, chứ không phải nghĩa vụ, để thực hiện quyền mua hoặc không mua, bán hoặc không bán một lượng hàng hóa cơ sở nhất định, có thể là ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán, . theo một mức giá hoặc tỷ giá được thỏa thuận và định trước trong hợp đồng, có hiệu lực trong một thời gian nhất định kể từ ngày mua quyền chọn Bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn một khoản tiền gọi là phí quyền chọn hay giá quyền chọn ngay tại thời điểm ký hợp đồng mua quyền chọn. Quyền chọn mua (Call Option): là quyền được mua một lượng hàng hóa cơ sở nhất định tại một mức giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định. Quyền chọn bán (Put Option): là quyền được bán một loại hàng hóa cơ sở nhất định tại tỷ tại một mức giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định. Bên bán quyền chọn (Seller of options): là bên phát hành quyền chọn, sau khi đã thu phí quyền chọn có trách nhiệm phải thực hiện việc mua hoặc bán một lượng hàng hóa cơ sở, tại một thời điểm trong hạn định của hợp đồng khi người mua muốn thực hiện quyền chọn, theo tỷ giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Bên bán có vùng lời giới hạn, tối đa là phí quyền chọn, còn vùng lỗ là vô hạn (Xem hình 1.2 và hình 1.4).
    17. 14 Trên thị trường có hai loại người bán quyền chọn : người bán quyền chọn mua (Seller of a Call Option) và người bán quyền chọn bán (Seller of a Put Option). Bên mua quyền chọn (Buyer of options): là bên nắm giữ quyền chọn, và phải trả cho bên bán phí quyền chọn. Bên mua quyền chọn được quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn đã mua. Bên mua quyền chọn có vùng lỗ là giới hạn, tối đa là phí quyền chọn, còn vùng lời là vô hạn (Xem hình 1.1 và hình 1.3). Trên thị trường có hai loại người mua quyền chọn : người mua quyền chọn mua (Buyer of a Call Option) và người mua quyền chọn bán (Buyer of a Put Option). Hình 1.1: Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn mua Nguồn : [19] Hình 1.2: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn mua
    18. 15 Nguồn : [19] Hình 1.3 : Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn bán Nguồn : [19] Hình 1.4: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn bán
    19. 16 Nguồn: [19] Thực hiện giao dịch (exercise): bao gồm các cách thể hiện: thực hiện hay tiến hành giao dịch, thực hiện hay tiến hành thanh toán, thực hiện hay tiến hành thanh toán hợp đồng. Thời hạn hết hiệu lực (Expiration date): là khoảng thời gian quyền chọn còn giá trị thực hiện. Tỷ giá giao dịch (Exercution price or strike sprice): tỷ giá áp dụng trong giao dịch quyền chọn được gọi là tỷ giá giao dịch. Tỷ giá quyền chọn không chỉ phụ thuộc vào yếu tố cung cầu mà còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn cao hay thấp. Giá quyền chọn (Premium): là khoản tiền mà bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn để có được quyền chọn. Các trạng thái của quyền chọn: có 3 trạng thái của quyền chọn[19]. - Ngang giá quyền chọn (At the money – ATM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn dù có thực hiện hay không thực hiện quyền chọn cũng không làm phát sinh một khoản lãi hay lỗ nào. Tức là lúc này, giá thị trường cũng chính bằng với giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn (Exercution
    20. 17 price or strike sprice). Quyền chọn ở trạng thái ngang giá được gọi là Quyền chọn ở điểm hòa vốn. - Được giá quyền chọn (In the money – ITM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn sẽ thu lãi khi thực hiện quyền chọn. Tức là lúc này, đối với hợp đồng quyền chọn mua thì giá thị trường cao hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn, đối với hợp đồng quyền chọn bán thì giá thị trường thấp hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn. - Giảm giá quyền chọn (Out of the money – OTM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn sẽ chịu lỗ nếu thực hiện quyền chọn tức là lúc nay, đối với hợp đồng quyền chọn mua thì giá thị trường thấp hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn, đối với hợp đồng quyền chọn bán thì giá thị trường cao hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn. 1.2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN TRONG NỀN KINH TẾ 1.2.1. Vai trò của thị trường các sản phẩm phái sinh 1.2.2.1. Phòng ngừa rủi ro Vì giá của sản phẩm phái sinh có quan hệ chặt chẽ với giá của tài sản cơ sở trên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảm hay tăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay. Ví dụ, mua một tài sản giao ngay và bán một hợp đồng giao sau hay một quyền chọn mua sẽ làm giảm rủi ro của nhà đầu tư. Nếu giá hàng hoá giảm xuống, giá của quyền chọn cũng sẽ giảm. Khi đó nhà đầu tư có thể mua lại hợp đồng với giá thấp hơn, do đó nhận được một khoản lợi nhuận ít nhất có thể bù đắp phần nào mức lỗ từ tài sản cơ sở. Dạng giao dịch này gọi là phòng ngừa rủi ro. Các hợp đồng quyền chọn cung cấp một cơ chế hiệu quả cho phép phòng tránh rủi ro và dịch chuyển rủi ro từ những người không thích rủi ro sang những người ưa thích mạo hiểm và chấp nhận rủi ro để kiếm lời.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...