Báo Cáo Nghiên cứu phát triển năng lượng thủy triều

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Dẫn nhập
    Trong những năm gần đây, do nhu cầu phát triển kinh tế và sự cải thiện
    trong mức sống, nhu cầu năng lượng tiêu thụ trong nước tăng cao, trong khi các
    nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện, nhiệt điện đã được khai thác hết
    tiềm năng. Trước bối cảnh trên, Nhà nước đã thực thi nhiều biện pháp để đảm bảo
    an ninh năng lượng trong nước, bên cạnh tiết kiệm và sử dụng điện năng hiệu quả,
    thì tìm kiếm nguồn năng lượng mới hiện là một trong những ưu tiên hàng đầu.
    Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính sách phát triển năng lượng mới,
    năng lượng tái tạo, thể hiện trong Quy hoạch điện VII -2011do Thủ tướng chính
    phủ phê duyệt đã xác địnhđến năm 2030, năng lượng mới, năng lượng tái tạo sẽ
    chiếm 4,5 ư 6% tổng điện năng cung cấp. Theo định hướng phát triển của Chính
    phủ, Viện đã có nhiều năm hoạt động trong nghiên cứu phát triển năng lượng mới.
    Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một vài kết quả tiêu biểu mà Viện
    đã đạt được trong quá trình nghiên cứu, phát triển năng lượng biển trong những
    năm qua.
    2. Năng lượng thủy triều
    Năm 2008, Viện chủ trì thực hiện đề tài
    nghiên cứu cấp Bộ Công Nghiệp (cũ) “Thiết
    kế, chế tạo tổ máy thủy điện cực nhỏ cột nước
    thấp, phù hợp với điều kiện làm việc ở môi
    trường nước biển để khai thác nguồn năng
    lượng thủy triều phát điện phục vụ dân sinh
    vùng hải đảo Quảng Ninh”, mã số 102- 07
    RD/HĐ - KHCN, thời gian thực hiện là 12
    tháng.
    Đề tài xuất phát từ nhu cầu thực tế,
    điện áp lưới quốc gia chưa thể vươn tới hải
    đảo, để phục vụ nhu cầu sử dụng điện năng
    trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, nhân
    dân hải đảo này phải sử dụng máy phát điện
    diezen, giá thành cao, với thời gian hạn chế.
    Đầm nuôi hải sản ở khu vực này hoạt
    động theo phương thức quảng canh, khi nước
    thuỷ triều lên, mở cửa phai để dẫn tôm, cá
    vào trong đầm, khi nước thuỷ triều rút thì dong Hình 1. Kết cấu tổ máy phát điện
    bằng năng lượng thủy triều.
    4
    bớt dần nước ra, đầm không tháo cạn nước hoàn toàn. Nhóm thực hiện Đề tài đã đề
    xuất giải pháp tận dụng trênh lệch mực nước trong và ngoài khi nước bên rút đi do
    thủy triều để phát điện.
    Sau khi khảo sát nhu cầu tiêu thụ năng lượng thực tế của các đầm cũng như
    các yếu tố khách quan, chủ quan khác, nhóm thực hiện Đề tài đã chọn cỡ công suất
    của trạm phát điện là 03x1 kW (Hình 1). Sau quá trình khảo sát, nhóm thực hiện
    Đề tài đã thống nhất được với chính quyền địa phương chọn đầm Ông Lão số 7,
    thuộc khu vực đầm Nhà Mạc, thuộc xã Phong Cốc, huyện Yên Hưng làm nơi lắp
    đặt, khảo nghiệm thiết bị.
    Khi máy phát hoạt động
    Khi máy phát không hoạt động
    Hình 2. Sơ đồ khối hoạt động của trạm phát điện bằng năng lượng thủy triều
    Thiết bị phát điện bằng năng lượng thủy triều hoạt động tốt, được hộ dân sử
    dụng và chính quyền địa phương đánh giá cao mặc dù còn một vài hạn chế do
    không tính được hết các yếu tố khách quan và chủ quan tác động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...