Thạc Sĩ Nghiên cứu phát triển kỹ thuật phát hiện chủng Escherichia coli O157:H7 và tạo kháng thể tái tổ hợp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 18/7/14
    Last edited by a moderator: 7/8/14
    Tên đề tài luận án: “ Nghiên cứu phát triển kỹ thuật phát hiện chủng Escherichia coli O157:H7 và tạo kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu


    NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Luận án đã thực hiện thành công: Xác định chủng vi khuẩn E. coli O157:H7 bằng các kỹ thuật di truyền.Tạo dòng gen mã hóa cho kháng thể đặc hiệu chủng vi khuẩn E. coli O157:H7 bằng kỹ thuật phage display. Thu nhận kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu vi khuẩn E. coli O157:H7. Xác định độ nhạy, tính đặc hiệu của kháng thể tái tổ hợp.
    Luận án đã công bố những kết quả nghiên cứu mới:
    1. Xác định chủng vi khuẩn E. coli O157:H7 bằng các kỹ thuật di truyền: (1) Tách dòng và xác định trình tự gen 16S rRNA, (2) Tách dòng và xác định trình tự gen Stx1, Stx2, (3) Kỹ thuật LAMP.
    2. Thu nhận được dòng phage mang đoạn gen mã hóa kháng thể scFv có khả năng nhận biết và liên kết với tế bào E. coli O157:H7.
    3. Biểu hiện được đoạn gen mã hóa kháng thể scFv trên vector biểu hiện pET28a TRX trong vi khuẩn E. coli BL21 (DE3). Protein tái tổ hợp dạng dung hợp với TRX có trọng lượng phân tử là 30,8 kDa. Tính đặc hiệu của kháng thể tái tổ hợp được kiểm tra bằng các phương pháp Western Blot, Dot blot và ELISA.
    4. Bước đầu sử dụng phức hợp nano- kháng thể trong việc phát hiện vi khuẩn E. coli O157:H7 bằng phương pháp soi dưới kính hiển vi
    KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẪN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
    * Khả năng ứng dụng:
    Ứng dụng PCR gen 16S rRNA, gen độc tố và kỹ thuật LAMP để thiết kế kit phát hiện nhanh vi khuẩn E. coli O157:H7.
    Kết quả luận án mở ra triển vọng mới trong việc ứng dụng kháng thể tái tổ hợp đối với các lĩnh vực liên quan ở Việt Nam.
    * Vấn đề còn bỏ ngỏ cần nghiên cứu:
    Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng của phức liên hợp nano-kháng thể trong việc phát hiện vi khuẩn E. coli O157:H7 và tạo kit xác định vi khuẩn E. coli O157:H7 trong các mẫu thực phẩm và phân tích dựa trên kháng thể tái tổ hợp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...