Luận Văn Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk[HR][/HR]​Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục các biểu đồ vii
    1. MỞ ÐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 4
    1.3 Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI 6
    2.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch 6
    2.2 Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu đề tài 30
    3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
    4.1 Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn huyện Lắk 37
    4.1.1 Tình hình phát triển các ngành trong sản xuất nông lâm nghiệp 37
    4.1.2 Tình hình phát triển các ngành trong Công nghiệp, xây dựng 37
    4.1.3 Tình hình phát triển các ngành thương mại dịch vụ và du lịch 37
    4.2 Tình hình phát triển du lịch và sự gắn kết với phát triển kinh tế nông thôn của huyện 37
    4.2.1 Tình hình phát triển của hoạt động dịch vụ, du lịch trên địa bàn 37
    4.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động các ngành kinh tế nông thôn đến phát triển du lịch 37
    4.2.3 Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến kinh tế nông thôn và đời sống văn hoá xã hội 37
    4.2.4 Tiềm năng phát triển du lịch của huyện 37
    4.3 Đánh gía các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch 37
    4.3.1 Mối tương quan về tốc độ phát kinh tế nông thôn với phát triển du lịch 37
    4.3.2 Phân tích ma trận SWOT 37
    4.4 Kết luận rút ra sau phân tich 37
    4.4.1 Ưu điểm 37
    4.4.2 Nhược điểm 37
    4.5 Định hướng phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện 37
    4.5.1 Đề xuất định hướng 37
    4.5.2 Các giải pháp 37
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
    5.1 Kết luận 37
    5.2 Kiến nghị 37
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
    PHỤ LỤC 37


    DANH MỤC BẢNG
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tên bảng
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lăk 37
    3.2 Tình hình dân số, thành phần dân tộc và lao động của huyện Lăk 37
    3.3 Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh phổ thông 37
    3.4 Tình hình phát triển cơ sở văn hóa , y tế 37
    3.5 Cơ cấu giá trị sản phẩm của huyện 37
    3.6 Tình hình xây dựng và phát triển chung 37
    4.1 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất 37
    4.2 Số lượng, sản lượng và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 37
    4.3 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất lâm nghiệp 37
    4.4 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản 37
    4.5 Kết quả giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện Lăk tính theo giá cố định 37
    4.6 Kết quả giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện Lăk tính theo giá hiện hành 37
    4.7 Cơ cấu các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ở huyện Lăk 37
    4.8 Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tính theo giá cố định 37
    4.9 Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tính theo giá hiện hành 37
    4.10 Cơ cấu cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành thương mại và dịch vụ ở huyện Lăk 37
    4.11 Kết quả giá trị sản xuất và GDP ngành thương mại và dịch vụ ở huyện Lăk tính theo giá cố định 37
    4.12 Kết quả giá trị sản xuất và GDP ngành thương mại và dịch vụ ở huyện Lăk tính theo giá hiện hành 37
    4.13 Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch 37
    4.14 Giá trị dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống 37
    4.15 Đường ôtô, điện thoại đến các xã, thị trấn 37
    4.16 Giá trị hàng hoá truyền thống phục vụ du lịch 37
    4.17 Tình hình tiền vốn của doanh nghiệp 37
    4.18 Điều kiện lao động, đất đai và kinh tế của hộ nông dân tính bình quân 1 hộ 37
    4.19 Định hướng phát triển kinh tế huyện đến năm 2012 37


    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tên biểu đồ
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    4.1 Số khách du lịch đến trên địa bàn huyện 37
    4.2 Tổng thu nhập của hộ dân vùng du lịch 37
    4.3 So sánh giá trị kinh tế ngành du lịch trong nền kinh tế của huyện Lắk 37
    4.4 So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành du lịch trong nền kinh tế của huyện Lắk 37
    4.5 Tổng thu nhập GDP hàng năm của huyện 37

    1. MỞ ÐẦU

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Khoảng cách biệt về đời sống kinh tế và xã hội giữa thành thị và nông thôn đang ngày một tăng thêm và có nguy cơ rất khó giải quyết trong một tương lai gần do tình hình đầu tư, tình hình phát triển các cơ sở vật chất phục vụ cho sự phát triển của khu vực nông thôn còn hạn chế, và hơn hết là do lĩnh vực hoạt động kinh tế truyền thống của khu vực này cùng với những điều kiện bất ổn vốn có của nó đã và đang làm cho thu nhập của người dân nông thôn sống bằng nghề nông rất bấp bênh và khó khăn trong việc cải thiện, làm cho khu vực nông thôn vẫn là một nơi có tỷ lệ có người nghèo cao nhất. Phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn trong làn sóng phát triển của đất nươc và tạo sự ổn định cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
    Khu vực nông thôn có diện tích đất chiếm trên 92% diện tích cả nước, đây cũng là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25-27% GDP của cả nước. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông - lâm hải sản và nông nghiệp, nông thôn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp - dịch vụ.
    Những năm gần đây cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn đã có những chuyển biến theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm so với các khu vực kinh tế khác và chưa đạt hiệu quả cao, tỷ trọng các ngành dịch vụ và du lịch ở nông thôn tương đối yếu khi thu nhập của người dân nông thôn còn thấp và trình độ người dân còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc tạo ra sự kết hợp của các ngành, lĩnh vực giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn là rất cần thiết và tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương. Xu thế phát triển hiện nay trong phát triển nông thôn hướng tới phát triển gắn liền với Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá và phát triển du lịch.
    Ở nước ta, các di tích văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, khu du lịch đều tập trung phần nhiều ở nông thôn, miền núi và hải đảo, vì thế phát triển du lịch ở các vùng miền kể trên không những sẽ đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn mà còn làm tăng thêm thu nhập cho người dân vùng này. Du lịch, trên thực tế, đã được thiết lập như là một nguồn thu nhập đáng kể ở vài vùng nông thôn trên cả nước. Có thể thấy, du lịch là ngành có tiềm năng mang lại lợi ích cho người dân nông thôn mà không đòi hỏi quá nhiều công sức và trình độ nếu như nó được phát triển một cách bền vững dựa trên điều kiện tự nhiên truyền thống và nền kinh tế nông nghiệp sẵn có.
    Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn trong làn sóng phát triển kinh tế đất nước và tạo sự ổn định cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Có rất nhiều giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề này. Mô hình phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch sẽ góp phần phục vụ công tác xoá đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn, nhất là khu vực có điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá phù hợp phát triển du lịch. Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ giúp cho nông thôn tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương chính sách đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chương trình hành động lớn này đã tác động đến mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh của địa phương và để thực hiện đồng bộ chương trình này địa cần xác định được mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong việc triển khai. Đây là cơ hội thách thức tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh từng bước phát triển nhanh và đồng bộ về nhiều lĩnh vực như: Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Công nghiệp-TTCN và Thương mại, đặc biệt phát triển Du lịch trong giai đoạn mới của địa phương.
    ĐăkLăk là một tỉnh miền núi không những có vị trí chiến lược quan trọng trong việc giữ vững quốc phòng - an ninh, chính trị - xã hội khu vực Tây Nguyên và của cả nước, mà còn là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của cả vùng. Tuy nhiên, nền kinh tế chủ yếu ở ĐăkLăk vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tuy mới phát triển trong những năm gần đây nhưng chưa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của vùng. Về xã hội, ĐăkLăk là tỉnh có nhiều dân tộc bản địa với các tập quán canh tác và văn hóa khác nhau nhưng đều cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, cuộc sộng chủ yếu thuần nông, thu nhập thấp dẫn đến cuốc sống còn nhiều khó khăn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Chính nhờ có các nét văn hóa bản địa khác nhau có thể gắn kết việc phát triển nông nghiệp nông thôn với du lịch cũng là một lợi thế mang tính đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên nói chung và huyện Lăk của tỉnh Ðắk Lắk nói riêng có nhiều tiềm năng về phát triển nông thôn và phát triển du lịch.
    Do vậy, nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk" sẽ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết và có tính lý luận, thực tiễn cao.

    1.2 Mục tiêu của đề tài
    + Mục tiêu tổng quát
    - Hệ thống hoá lý luận cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch.
    - Từ việc nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk, đề tài đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch góp phần tăng thu nhập người dân nông thôn ở huyện Lăk, tỉnh Ðăk Lăk.
    + Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông thôn và gắn kết với du lịch hiện nay.
    - Ðánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn gắn kết với phát triển du lịch ở huyện Lăk tỉnh Đắk Lắk.
    - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng và chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với phát triển du lịch của huyện Lắk trong thời gian vừa qua và thời gian tới.
    - Ðề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn kết hợp với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống người dân trên địa bàn huyện Lăk.
    1.3 Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Ðối tượng nghiên cứu
    - Ðối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk.
    - Ðối tượng nghiên cứu trực tiếp là các ngành, lĩnh vực kinh tế trong kinh tế nông thôn và nghiên cứu các chủ thể đại diện tham gia hoạt động kinh tế nông thôn và du lịch ở huyện Lăk.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    * Phạm vi về nội dung
    Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk.
    * Phạm vi về không gian
    Đề tài chủ yếu được thực hiện trên địa bàn huyện Lắk, tập trung nghiên cứu tại 3 điểm: Thị trấn Liên Sơn, Buôn M’liêng và Buôn Jun. Đây là những địa bàn đại diện 3 khu vực Kinh tế - Tự nhiên và có các giá trị văn hoá truyền thống đặc thù trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch.
    * Phạm vi về thời gian
    Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông và du lịch dựa vào tài liệu 3 năm từ 2005 đến năm 2007, đồng thời nghiên cứu đề xuất phương hướng, giải pháp với tài liệu dự báo cho các năm 2008-2012
     
Đang tải...