Thạc Sĩ Nghiên cứu phát triển Hợp tác xã ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu phát triển Hợp tác xã ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
    Mô tả bị lỗi font vài chữ chứ tài liệu không bị lỗi nhé

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ðOAN i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vii
    I. ðẶT VẤN ðỀ 1
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu . 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 5
    1.2.1 Mục tiêu chung .5
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể .5
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
    1.3.1 ðối tượng nghiên cứu . 6
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
    1.3.3 Những vấn ñề ñặt ra nghiên cứu phát triển Hợp tác xã hiện nay ở
    thành phố Việt trì 7
    II. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ 8
    2.1 Lý luận về phát triển hợp tác xã 8
    2.1.1 Khái niệm và vai trò, chức năng và bản chất của hợp tác xã 8
    2.1.2 ðặc ñiểm chủ yếu của hợp tác xã .12
    2.1.3 Quan ñiểm về phát triển và phát triển hợp tác xã .20
    2.2 Thực tiễn phát triển Hợp tác xã ở một số nước trên thế giới và Việt
    Nam . 31
    2.2.1 Thực tiễn phát triển Hợp tác xã ở một số nước trên thế giới 31
    2.2.2 Thực tiễn phát triển Hợp tác xã ở Việt Nam 40
    2.2.3 Phát triển Hợp tác xã, bài học kinh nghiệm ñược rút ra từ thực tiễn.43
    2.2.4 Những công trình nghiên cứu liên quan ñến ñềtài 44
    III. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU 47
    3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 47
    3.1.1 ðặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên .47
    3.1.2 ðặc ñiểm về kinh tế - xã hội 48
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 52
    3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm và chọn mẫu nghiên cứu 52
    3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin .53
    3.2.3 Phương pháp xử lý tài liệu 54
    3.2.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin .54
    3.2.5 Phương pháp ñiều tra và thu thập thông tin 55
    3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích .56
    IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
    4.1 Thực trạng phát triển hợp tác xã ở Thành phố Việt Trì - Phú Thọ 58
    4.1.1 Tình hình phát triển hợp tác xã ở tỉnh Phú Thọ .58
    4.1.2 ðánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã ở thành phố Việt Trì 61
    4.2 Thực trạng phát triển hợp tác xã ở các ñiểm ñiều tra năm 2010 77
    4.2.1 Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp .77
    4.2.2 Thực trạng phát triển của hợp tác xã phi nông nghiệp qua ñiều tra 88
    4.2.3 Thực trạng hoạt ñộng và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân
    qua ñiều tra .95
    4.3 ðánh giá chung về phát triển hợp tác xã ở thành phố Việt Trì . 101
    4.3.1 Những thành tựu ñạt ñược về phát triển hợp tác xã ở thành phố
    Việt Trì trong những năm qua .101
    4.3.2 Những tồn tại và khó khăn hạn chế ñến phát triển HTX ở thành
    phố Việt Trì 103
    4.3.3 ðánh giá ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức ñặt ra
    (SWOT) ñối với các HTX ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .105
    4.4 ðịnh hướng và giải pháp phát triển HTX trên ñịa bàn thành phố Việt
    Trì, tỉnh Phú Thọ . 108
    4.4.1 ðịnh hướng và mục tiêu phát triển HTX ñến 2015 108
    4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển hệ thốngHTX ở thành phố
    Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ñến năm 2015 113
    V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 130
    5.1 Kết luận . 130
    5.2 ðề nghị 134
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

    I. ðẶT VẤN ðỀ
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
    Phát triển hợp tác xã là thành quả vĩ ñại của văn minh nhân loại, ñược
    hình thành một cách tự nhiên từ những ước muốn về cuộc sống tốt ñẹp, xã hội
    dân chủ và văn minh cho tất cả mọi người.
    Trên thế giới, phong trào hợp tác xã ñã có lịch sử hình thành và phát
    triển hơn 200 năm liên tục, tư tưởng HTX ñược gắn liền với cuộc cách mạng
    công nghiệp, sự hình thành chủ nghĩa tư bản (CNTB) và kinh tế thị trường
    hiện ñại, ngay ở những nước có nền kinh tế phát triển hàng ñầu thế giới (Mỹ,
    Nhật Bản, ðức, Pháp, Canada, Anh) HTX luôn ñược coi trọng và không
    ngừng phát triển, ñược coi là một mô hình không thểthiếu góp phần vào sự
    ổn ñịnh kinh tế - xã hội của ñất nước, ñến cuối năm2009, ðức có khoảng trên
    7.300 HTX với 21 triệu xã viên, hoạt ñộng hầu hết ởcác ngành, lĩnh vực của
    nền kinh tế, riêng ngành nông nghiệp HTX ñóng góp 70 – 75 % GDP. Ở Mỹ
    vào năm 2003, có 48.000 HTX, phục vụ 120 triệu xã viên [1].
    Ở Việt Nam, thực hiện ñường lối ñổi mới kinh tế của ðảng và Nhà
    nước, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế
    thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), các thành phần kinh tế ñược
    khuyến khích phát triển lâu dài, cạnh tranh bình ñẳng và cùng hợp tác bổ trợ
    lẫn nhau dưới nhiều hình thức ña dạng. Hợp tác xã là một loại hình tổ chức
    kinh tế quan trọng luôn ñược ðảng, Nhà nước quan tâm khuyến khích phát
    triển, liên tục ñưa ra những chủ trương, chính sáchnhằm củng cố, phát triển
    HTX, chuyển từ HTX bậc thấp lên HTX bậc cao, ñưa HTX quy mô nhỏ lên
    quy mô lớn, tổ chức lại sản xuất, cải tiến chế ñộ khoán trong HTX, rồi ñến
    chuyển ñổi mô hình HTX kiển cũ sang phát triển mô hình HTX kiểu mới như
    hiện nay. Trong quá trình biến ñổi ấy, phong trào hợp tác xã ñã trải qua nhiều
    bước thăng trầm do những yếu tố khách quan và nguyên nhân sai lầm chủ
    quan. Song một ñiều ñược khẳng ñịnh, vai trò khu vực kinh tế tập thể mà
    nòng cốt là HTX hết sức quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xây
    dựng và phát triển kinh tế - xã hội ñất nước.
    Trong thời kỳ chiến tranh HTX ñã ñóng góp tích cựcvào việc huy ñộng
    ñược sức người, sức của chi viện cho cuộc ñấu tranh giải phóng dân tộc.
    Trong thời kỳ ñổi mới phát triển kinh tế, khu vực kinh tế HTX trong 10 năm
    qua ñã ñóng góp 8% vào tổng sản phẩm quốc nội (chưatính ñóng góp từ tác
    ñộng tới kinh tế thành viên), hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển, tạo việc
    làm và tăng thu nhập cho xã viên và người lao ñộng,các hình thức hợp tác
    ngày càng ña dạng, vai trò của HTX ñối với việc thúc ñẩy phát triển kinh tế,
    xóa ñói, giảm nghèo, ổn ñịnh chính trị - xã hội ở các ñịa phương, nhất là ñối
    với lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn và cận ñô thị ngày càng quan
    trọng và phù hợp.
    Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010 ñược ðại hội
    ðại biểu toàn quốc lần thứ IX của ðảng ñã xác ñịnh rõ vai trò của kinh tế tập
    thể “phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu” ñể huy ñộng
    tối ña mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho sự phát triển của tất cả các thành
    phần kinh tế, các hình thức sở hữu khác nhau hoặc ñan xen hỗn hợp ñều ñược
    khuyến khích phát triển lâu dài, cạnh tranh bình ñẳng, trong ñó xác ñịnh chủ
    trương phát triển “kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủñạo, kinh tế Nhà nước
    cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
    tế quốc dân” [19]. ðến Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
    Trung ương ðảng khóa IX về tiếp tục ñổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
    quả kinh tế tập thể tiếp tục nêu rõ quan ñiểm cơ bản cho mô hình tổ chức
    HTX là “Trong nông nghiệp, trên cơ sở phát huy tínhtự chủ của hộ gia ñình,
    chú trọng phát triển các hình thức hợp tác và HTX cung cấp dịch vụ, vật tư và
    tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia ñình và trang trại” khẳng ñịnh nguyên
    tắc, hợp tác tự nguyện, dân chủ, bình ñẳng và công khai, tự chủ, tự chịu trách
    nhiệm và cùng có lợi, hợp tác phát triển cộng ñồng.
    Phát triển kinh tế tập thể mà hợp tác xã là nòng cốt là con ñường giải
    quyết mâu thuẫn gữa sản xuất nhỏ, mạnh mún và hiệu quả thấp với sản xuất
    hàng hóa lớn, ñáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện ñại hóa
    và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế, kinh tế hợp tác, hợp tác xã là hình
    thức phù hợp ñược khuyến khích phát triển ở nước ta, nó vừa có tính cạnh
    tranh công bằng với các thành phần kinh tế khác vừacó tính bổ trợ và thúc
    ñẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Theo sốliệu thống kê của Liên
    minh HTX Việt Nam, tính ñến hết năm 2010 nước ta cókhoảng 18.104 HTX
    (tăng 971 HTX so với năm 2005), trong ñó có hơn 1037 Quỹ tín dụng nhân
    dân, 29 Liên hiệp HTX và khoảng 360.000 tổ hợp tác (từ 15 – 20% trong số
    ñó ñược UBND cấp xã chứng thực).
    Cùng với quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách ñổi mới
    kinh tế của ðảng và Nhà nước, ñặc biệt là các chínhsách phát triển kinh tế
    tập thể, những năm qua khu vực kinh tế tập thể, các HTX ở tỉnh Phú Thọ
    không ngừng ñược củng cố và phát triển, ngày càng khẳng ñịnh ñược vai trò
    to lớn ở tất cả các ngành và khu vực từ thành thị ñến nông thôn, góp phần
    thúc ñẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, giải quyết việc
    làm, ñã dần dần ñáp ứng nhu cầu hợp tác ña dạng về hoạt ñộng kinh tế, giải
    quyết các vấn ñề xã hội, môi trường dựa trên các nguyên tắc và bản chất tốt
    ñẹp, tính nhân văn sâu sắc của hợp tác xã. Qua thựctiễn hoạt ñộng của các
    HTX tiêu biểu, sự kết hợp hài hòa giữa tính tự chủ của kinh tế hộ xã viên với
    HTX, thông qua các hoạt ñộng dịch vụ, tư vấn, trợ giúp, chuyển giao công
    nghệ và với tư cách ñại diện pháp nhân trong hoạt ñộng thương mại, nhiều
    HTX ñã minh chứng ñược bản chất tốt ñẹp của một tổ chức kinh tế, có tính xã
    hội và nhân văn sâu sắc mà bản thân từng hộ xã viênkhông thể tự làm ñược
    hoặc làm không có hiệu quả, qua ñó HTX ñã ñóng vai trò tích cực trong việc
    trợ giúp, thúc ñẩy kinh tế hộ phát triển, tạo tiền ñề quan trọng ñể tiếp tục phát
    triển HTX. Tính ñến cuối năm 2010 toàn tỉnh Phú Thọcó trên 1200 tổ hợp tác
    (THT), 438 HTX và trên 150.000 xã viên tăng gấp 3 lần so với năm 2005, các
    HTX hoạt ñộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xãhội, môi trường, các hình
    thức hợp tác ngày càng phong phú ña dạng góp phần tích cực vào quá trình
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện thắng lợi mụctiêu phát triển kinh tế - xã
    hội theo hướng công nghiệp và hiện ñại.
    Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu kếtquả phát triển HTX
    trên ñịa bàn tỉnh Phú Thọ, ñặc biệt là ở Thành phố Việt Trì còn nhiều vấn ñề
    ñáng quan tâm, giải quyết như:
    Các HTX hoạt ñộng mang tính ñơn lẻ, thiếu sự liên kết theo hệ thống,
    phạm vi hoạt ñộng nhỏ hẹp chủ yếu ở phạm vị thôn, liên thôn, xã, phường
    chưa có sự hợp tác ña ngành thành lập các Liên hiệphợp tác xã.
    Phần lớn các HTX có quy mô nhỏ, luôn thiếu vốn ñể tổ chức các hoạt
    ñộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Việc huy ñộng vốn từ xã viên và tiếp cận
    các nguồn vốn vay ñối với HTX còn gặp nhiều khó khăn. ðại bộ phận nhân
    dân chưa có sự nhận thức ñúng về kinh tế hợp tác, HTX, coi hợp tác xã như
    một tổ chức hỗ trợ, cho không vật tư sản xuất.
    ða số cơ sở vật chất của các HTX còn nghèo nàn, lạc hậu, các công trình
    và ñiều kiện ñảm bảo dùng ñể ứng dụng, thực nghiệm và chuyển giao các tiến bộ
    khoa học kỹ thuật cho xã viên không có. ðất ñai do HTX sử dụng và quản lý
    không còn. Trình ñộ quản lý của ñội ngũ cán bộ HTX còn nhiều hạn chế. Các
    chính sách hỗ trợ phát triển HTX của Nhà nước chưa ñược triển khai ñồng bộ,
    HTX vẫn khó tiếp cận như: chính sách về tín dụng ưuñãi, chính sách ñất ñai, các
    chương trình tập huấn, ñào tạo cán bộ HTX nội dung chưa thiết thực.
    Sự ña dạng hóa ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hệ thống
    HTX còn thụ ñộng. Các nhu cầu ñược hưởng dịch vụ của xã viên và cộng ñồng
    xã hội với chất lượng hàng hóa ñảm bảo, giá cả phù hợp, cung ứng thuận tiện
    HTX vẫn chưa thực sự ñáp ứng tốt, chưa có sự khác biệt lớn giữa xã viên HTX
    và người ngoài HTX.
    Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, người buôn bán nhỏ, người làm nghề chế
    biến lương thực, thực phẩm, gia công hàng tiêu dùnghầu hết có quy mô nhỏ
    bé, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, nhiều khâu của quá trình sản xuất và tiêu
    thụ sản phẩm, không thể tự làm ñược hoặc tự làm không có hiệu quả. ðòi hỏi
    phải có các hình thức liên kết kinh tế ñể tăng thêmnguồn lực sản xuất kinh
    doanh, hỗ trợ nhau về vốn cũng như chia sẻ rủi ro phát huy ñược lợi thế của
    từng thành viên và tạo ra sức mạnh tập thể ñể ñứng vững trong nền kinh tế thị
    trường và xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
    Từ yêu cầu khách quan ñó, sự tồn tại các hình thức kinh tế hợp tác,
    HTX là cần thiết, vai trò kinh tế hợp tác, HTX ngàycàng giữ vị trí quan trọng
    trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và an sinh xã hội.
    Vì vậy vấn ñề cấp bách ñặt ra ñối với phát triển kinh tế tập thể, kinh tế HTX ở
    thành phố Việt Trì là, phải ñánh giá ñúng thực trạng và kết quả hoạt ñộng của
    các HTX, chỉ ra những ñiểm của từng loại hình HTX làm tốt, những tồn tại
    hạn chế vướng mắc HTX ñang gặp phải từ ñó, ñề ra những ñịnh hướng, giải
    pháp tiếp tục ñổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt ñộng, tăng cường sự liên kết
    và phát triển hệ thống HTX trong thời gian tới.
    Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn ñề tài “Nghiên cứu phát triển
    Hợp tác xã ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ kinh tế
    của mình.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở phân tích ñánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã trên ñịa
    bàn thành phố Việt Trì trong những năm qua, từ ñó ñề xuất ñịnh hướng và
    giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong
    những năm tới ñạt hiệu quả cao.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hế thống hóa một số vấn ñề lý luận và thực tiễn chủ yếu về
    phát triển Hợp tác xã.
    - ðánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã trên ñịa bàn thành phố Việt
    Trì, tỉnh Phú Thọ.
    - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng ñến phát triểnhợp tác xã ở thành
    phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
    - ðề xuất ñịnh hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hợp tác xã ở
    thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới ñạt hiệu quả cao.
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
    ðề tài tập trung nghiên cứu các vấn ñề kinh tế, tổ chức quản lý liên
    quan ñến phát triển hợp tác xã (HTX) ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
    Nghiên cứu phát triển HTX ở một số lĩnh vực, ngành nghề chính và chủ
    thể kinh tế khác có liên quan như: tổ hợp tác, hộ gia ñình, xã viên, người lao
    ñộng .
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Trên ñịa bàn Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
    - Về thời gian: số liệu, tài liệu thu thập phân tích về thực trạng phát
    triển của HTX ở thành phố Việt Trì, chủ yếu giai ñoạn từ 2008 – 2010.
    - ðề xuất ñịnh hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã ñến năm 2015.
    Thời gian thực hiện ñề tài từ tháng 6/2010 ñến tháng 6/2011.
    - Về nội dung:
    + Nghiên cứu một số vấn ñề chủ yếu về lý luận và thực tiễn phát triển
    hợp tác xã.
    + ðánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã về: số lượng, quy mô, sự ña
    dạng hóa ngành nghề của các HTX tại ñiểm nghiên cứu trên một số
    lĩnh vực khác nhau.
    + Phân tích yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển hợp tácxã ở thành phố
    Việt Trì.
    + ðề xuất ñịnh hướng và một số giải pháp phát triểnHTX có tính khả
    thi trên ñịa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
    1.3.3 Những vấn ñề ñặt ra nghiên cứu phát triển Hợptác xã hiện nay ở
    thành phố Việt trì
    - Vận dụng lý luận và thực tiễn ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam
    vào phát triển hợp tác xã ở Việt Trì ra sao?
    - Vai trò và ñặc ñiểm phát triển hợp tác xã ở ViệtTrì có gì khác với ở
    ñịa phương khác?
    - Các loại hình nghiên cứu ở Việt Trì nên lựa chọnnhư thế nào?
    - Thực trạng phát triển hợp tác xã ở thành phố ViệtTrì như thế nào?
    - Trong quá trình phát triển hợp tác xã có những thuận lợi và khó khăn
    nào?
    - Nội dung phát triển hợp tác xã bao gồm những gì?Quy mô, hiệu quả
    phát triển hợp tác xã trong những năm tới biến ñộngra sao?
    - Làm gì ñể phát triển hợp tác xã ở thành phố ViệtTrì trong những năm
    tới ñạt hiệu quả cao?

    II. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
    2.1 Lý luận về phát triển hợp tác xã
    2.1.1 Khái niệm và vai trò, chức năng và bản chất của hợp tác xã
    a. Khái niệm về hợp tác xã
    Trên thế giới, hợp tác xã ñã có lịch sử gần 200 nămphát triển liên
    tục. Lý luận về hợp tác xã cùng với thực tiễn của nó ñã ñược hình thành
    và phát triển như một môn khoa học, ñược ñưa vào giảng dạy chính thức
    tại nhiều trường ðại học ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước công
    nghiệp phát triển.
    Một ñịnh nghĩa mang tính phổ biến trên thế giới ñược Liên minh Hợp
    tác xã quốc tế khuyến cáo chính thức là: “Hợp tác xã là hiệp hội tự chủ của
    các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm ñáp ứng các nhu cầu
    và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh
    nghiệp ñược sở hữu chung và ñược kiểm soát một cáchdân chủ”[5].
    Theo Tổ chức Lao ñộng quốc tế (ILO) ñã ñịnh nghĩa về HTX như sau:
    “HTX là một tổ chức tự chủ của những người ñang gặp khó khăn kinh tế
    giống nhau, tình nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình ñẳng về quyền lợi và
    nghĩa vụ, sử dụng các tài sản mà họ ñã chuyển giao vào HTX phù hợp với các
    nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn ñó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự
    chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năngkinh doanh trong tổ
    chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung” [5].
    Theo luật hợp tác xã ở Việt Nam cho thấy: “Hợp tác xã là tổ chức kinh
    tế tập thể do các cá nhân, hộ gia ñình, pháp nhân ( sau ñây gọi chung là xã
    viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn,góp sức lập ra theo quy
    ñịnh của Luật này ñể phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia
    hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt ñộng sản xuất,
    kinh doanh và nâng cao ñời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh
    tế - xã hội của ñất nước”[2].
    Hợp tác xã hoạt ñộng như một loại hình Doanh nghiệp, có tư cách pháp
    nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản chính trong phạm vi
    vốn ñiều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác củaHTX theo quy ñịnh của
    pháp luật.
    Với những khái niệm, ñịnh nghĩa nêu trên cho thấy tính tự nguyện của
    HTX luôn ñược nhấn mạnh và ñề cao, xã viên HTX có quyền lựa chọn tham
    gia hoặc không tham gia HTX theo nhu cầu của chính họ. ðây là ñiểm khác
    hoàn toàn với HTX trước ñây, nếu như quan niệm trước ñây Hợp tác xã là
    một tổ chức kinh tế mang nặng tính chất hành chính,hợp tác xã làm triệt tiêu
    kinh tế hộ, kinh tế hộ ñược hòa tan vào kinh tế hợptác. Hiện nay HTX không
    làm xóa bỏ kinh tế hộ, không vi phạm quyền làm chủ của xã viên, hoàn toàn
    ñể họ thấy ñược cái lợi của HTX mà tự nguyện tham gia chứ không bị ép
    buộc, có thể nhận thấy phát triển hợp tác xã còn khắc phục ñược những mâu
    thuẫn giữa sản xuất nhỏ, manh mún với sản xuất hànghóa lớn, các mô hình
    hợp tác xã trong nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, môi trường không ñụng
    chạm ñến quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của hộ xãviên nhưng vẫn bảo lưu
    ñược phương thức sản xuất của kinh tế hộ, lại phát huy ñược cả sức mạnh của
    tập thể nên dễ ñược các thành viên chấp nhận.
    b. Vai trò hợp tác xã
    Nhận thức ñúng vai trò của hơp tác xã có ý nghĩa quan trọng trong việc
    hoàn chỉnh khung khổ pháp luật, làm rõ tiềm năng vàlợi thế ñích thực của
    hợp tác xã, từ ñó làm nó có ñóng góp quan trọng, lànòng cốt của kinh tế tập
    thể và cùng với kinh tế Nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của
    nền kinh tế quốc dân. Phát triển HTX với mục tiêu cuối cùng và cao cả là ñem
    lại lợi ích cho người dân, trước hết là nông dân, người nghèo, doanh nghiệp
    nhỏ.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Cẩm nang Hợp tác xã, NXB Lao
    ñộng, năm 2006, Hà Nội.
    2. Quốc hội: Luật HTX năm 2003, NXB Chính trị quốc gia.
    3. Nguyễn Văn Bích và tập thể tác giả (2000), Báo cáo tổng hợp kết
    quả nghiên cứu ñề tài KHXH 03 -03 về lý luận, chínhsách và giải pháp ñổi
    mới phát triển kinh tế hợp tác,nghiệm thu tháng 6/2000 tại Hà Nội.
    4. Nguyễn Minh Tú, Mô hình tổ chức HTX kiểu mới,NXB khoa học và
    kỹ thuật, 2010. Hà Nội
    5. Nguyễn Ty, Phong trào HTX Quốc tế qua gần hai thế kỷ. NXB
    Chính trị quốc gia, 2002. Hà Nội.
    6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX, những vấn ñề lý luận và thực tiễn,
    NXB Chính trị quốc gia, 2008. Hà Nội.
    7. Phạm Vân ðình, Quản trị Hợp tác xã nông nghiệp, NXB Nông
    nghiệp, 2004. Hà Nội.
    8. Chu Thị Hảo, Tổ hợp tác trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam,
    hiện tại và tương lai, NXB Nông nghiệp, 2006. Hà Nội.
    9. Một số vấn ñề cơ bản về HTX”, NXB Lao ñộng, 2004. Hà Nội.
    10. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn – cơ quanhợp tác quốc tế
    Nhật Bản JICA, Lý luận về HTX quá trình phát triển HTX Nông nghiệp xuất
    bản năm 2003.Hà Nội.
    11. Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn – JICA tập 1 – tập 2,
    Hệ thống hóa các văn bản về HTX 2007- 2009,NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
    12. ðề tài khoa học cấp Bộ mã số 2004 – 78 -016, Phương hướng và
    giải pháp phát triển HTX thương mại Việt Nam giai ñoạn 2005 – 2010, nhóm
    tác giả Nguyễn Văn Long + Trần Văn Thắng, Hà Nội năm 2006.
    13. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu kinh tế tậpthể và hoạt ñộng
    của Liên minh HTX Việt Nam năm 2003.
    14. Tài liệu tham khảo về quá trình phát triển HTX ở Việt Nam và trên
    thế giới của Ban kinh tế Trung ương, 2006.
    15. Tài liệu Hỏi và trả lời về Luật HTX năm 2003, NXB ðại học Sư
    phạm, Mã số: 01.01.02/04 – ðH 2005.
    16. ðổi mới kinh tế tập thể giai ñoạn 2002 – 2007. NXB Chính trị
    quốc gia, Hà Nội – 2009.
    17. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2010), Niên giám thống kê 2008 –
    2010, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
    18. ðảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 13 – NQ/TW
    ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương ðảng khóa IX về tiếp tục
    ñổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hà Nội.
    19. ðảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện ðại hội ðảng toàn
    quốc lần thứ X, NXB sự thật, Hà Nội.
    20. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở các nước phát triển (2010), trên
    website http://WWW.state.gov/r/pa/ci/bga/3997.htm, ngày 25/9/2010.
    21. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết ñịnh số 272/Qð- TTg ngày
    31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển
    kinh tế tập thể 5 năm (2006 – 2010),Hà Nội.
    22. UBND Thành phố Việt Trì (2010), Báo cáo tình hình kinh tế xã
    hội năm 2010, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
    2011, Việt Trì, Phú Thọ.
    23. Tỉnh ủy Phú Thọ (2009),Chỉ thị số 25 – CT/TU, ngày 29/7/2009
    của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về việc tiếp tục ñẩy mạnh thực hiện
    công tác ñổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Phú Thọ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...