Luận Văn Nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng nông nghiệp tại huyện điện biên, tỉnh điện biên

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

    Hiện nay, quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng phục vụ phát triển kinh tế. Vì vậy, thâm canh tăng vụ đi đôi với việc bố trí lại hệ thống cây trồng nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên, cho hiệu quả cao là một vấn đề cấp thiết.
    Trong những năm gần đây, chúng ta đã tiến hành phát triển nhiều hệ thống cây trồng trên các vùng đất khác nhau, đặc biệt ở “vùng đất trung du và miền núi”, mang lại hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
    Huyện Điện Biên có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên. Huyện nằm ở phía Nam của tỉnh, có diện tích tự nhiên 163.926 ha, bao quanh Thành phố Điện Biên Phủ. Địa hình của huyện khá đa dạng, bao gồm các loại đất đồi núi, đất vàn, đất trũng và đất bằng. Huyện Điện Biên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa núi cao, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới (lúa, ngô, CĂQ nhiệt đới, .), cây trồng ôn đới (cà chua, su hào, cải bắp, .), CĂQ ôn đới (mận, mơ, .) . Tài nguyên thiên nhiên ở đây cho phép phát triển các hệ thống cây trồng đa dạng, phong phú.
    Một nền nông nghiệp phát triển nhanh và vững chắc phải sử dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên như: khí hậu, đất đai, v.v . và các nguồn lợi kinh tế, xã hội như: lao động, vật tư, kỹ thuật. Một trong những biện pháp kinh tế và kỹ thuật nhằm tận dụng các nguồn lợi tự nhiên và xã hội là bố trí hệ thống cây trồng hợp lý trong một vùng hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Thị Nương, 1997).
    Trong chiến lược phát triển KT-XH của huyện, nhiệm vụ trọng tâm số 1 là “Tập trung mọi nguồn lực, khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để quy hoạch và phát triển nhanh, bền vững các ngành kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa“. Trong đó, sản xuất nông, lâm nghiệp cần “Khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động; đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, sản xuất các loại cây trồng chất lượng cao theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh áp dụng khoa học lỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, bảo quản và chế biến sau thu hoạch; trồng cây vụ 3 vùng lòng chảo thực sự trở thành vụ sản xuất chính; phấn đấu mỗi năm có 3.000 ha lúa có chất lượng và thu nhập cao“ (Đảng bộ huyện Điện Biên, 2010).
    Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng nông nghiệp tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên” để góp phần phát triển nền nông nghiệp và kinh tế - xã hội của huyện được bền vững.
    Mục lục
    Lời cam đoan ii
    Lời cám ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục các chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng biểu viii
    Danh mục hình xii
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5
    1.1.1 Một số khái niệm về hệ thống 5
    1.1.2 Hệ thống cây trồng 6
    1.1.3 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng 9
    1.1.4 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 22
    1.1.5 Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa 26
    1.1.6 Phát triển nông nghiệp bền vững 28
    1.1.7 Một số nhận thức chung định hướng cho nghiên cứu đề tài 32
    1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 33
    1.2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 33
    1.2.2 Những nghiên cứu ở trong nước 36
    1.2.3 Tóm tắt tổng quan tài liệu và định hướng thực hiện đề tài 47
    1.3 Hệ thống cây trồng nông nghiệp trên đất ruộng ở huyện Điện Biên, những lợi thế, tồn tại và cơ sở các giải pháp đề xuất nghiên cứu 48
    Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
    2.1 Nội dung nghiên cứu 51
    2.1.1 Đánh giá những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chi phối hệ thống cây trồng huyện Điện Biên 51
    2.1.2 Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng của huyện Điện Biên 51
    2.1.3 Nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống cây trồng 51
    2.1.4 Đề xuất phát triển hệ thống cây trồng mới 52
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 52
    2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 52
    2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 53
    2.2.3 Phương pháp thu thập mẫu đất, nông sản để phân tích 54
    2.2.4 Phương pháp xác định các vùng đất sản xuất cho chất lượng lúa gạo khác nhau tại Điện Biên 56
    2.2.5 Thí nghiệm đồng ruộng 56
    2.2.6 Xây dựng mô hình sản xuất thử 64
    2.2.7 Phương pháp phân tích kết qủa nghiên cứu 65
    Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 67
    3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng nông nghiệp của huyện Điện Biên 67
    3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 67
    3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 74
    3.1.3 Lợi thế và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng nông nghiệp huyện Điện Biên 76
    3.2 Thực trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp trên đất ruộng huyện Điện Biên, những lợi thế và tồn tại 77
    3.2.1 Cơ cấu cây trồng nông nghiệp huyện Điện Biên 77
    3.2.2 Hệ thống cây trồng trên đất ruộng 79
    3.2.3 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ lúa và chất lượng gạo huyện Điện Biên 81
    3.2.4 Những lợi thế và hạn chế cần giải quyết của hệ thống cây trồng nông nghiệp trên đất ruộng huyện Điện Biên 91
    3.3 Nghiên cứu các giải pháp phát triển hệ thống cây trồng đất ruộng huyện Điện Biên 94
    3.3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng, tiêu thụ lúa gạo 94
    3.3.2 Tăng vụ trên đất ruộng ở huyện Điện Biên 122
    3.4 Đề xuất hệ thống cây trồng mới 141
    3.4.1 So sánh cơ cấu hệ thống cây trồng mới với cơ cấu cây trồng truyền thống trên đất ruộng 142
    3.4.2 Đánh giá hiệu quả 144
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 145
    1 Kết luận 145
    2 Kiến nghị 146
    Danh mục các công trình đã công bố 147
    Tài liệu tham khảo 148
    Phụ lục 156
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...