Luận Văn Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    I. Lý do chọn đề tài
    Ẩm thực hay nói đơn giản hơn là ăn và uống vốn là chuyện hằng ngày, rất gần gũi và cũng rất đời thường, nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm với những mức độ khác nhau. Ngay từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trong việc ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu: “có thực mới vực được đạo”, “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, “học ăn, học nói, học gói, học mở” . Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên hoàn thiện hơn, vượt ra khỏi giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp”. Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách. Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy. Vì vậy cùng với vẻ đẹp hấp dẫn của hàng ngàn điểm đến, các món ăn đậm bản sắc dân tộc, đặc trưng cho mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam cũng là yếu tố thu hút du khách quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam. Không chỉ vậy, du khách Việt Nam cũng có cơ hội nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc thông qua việc tìm hiểu những giá trị văn hóa về ẩm thực của chính đất nước mình. Chính vì vậy văn hóa ẩm thực cũng được coi như một tài nguyên du lịch, thu hút những đối tượng khách muốn khám phá về văn hoá ẩm thực của một quốc gia, vùng miền.
    Trong những năm gần đây, trên thế giới đã xuất hiện loại hình du lịch văn hóa ẩm thực.và kể từ khi chính thức xuất hiện vào năm 2003, du lịch văn hóa ẩm thực đã phát triển mạnh mẽ với lượng khách thu hút ngày càng. Bên cạnh đó, theo thống kê của ICTA – hiệp hội du lịch văn hóa ẩm thực – cũng cho thấy sự tăng nhanh về số lượng thành viên, qua đó ta có thể nhận thấy sự phát triển của du lịch văn hóa ẩm thực trên thế giới. Tuy nhiên đến nay, du lịch văn hóa ẩm thực vẫn còn là loại hình du lịch khá mới mẻ và chưa phổ biến tại Việt Nam, đó là một sự lãng phí nguồn tài nguyên du lịch.
    Những điều được trình bày trên đây cũng chính là lý do em chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam”. Qua đề tài này, em muốn giới thiệu về các điều kiện phát triển loại hình du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam, từ đó định hướng một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam trong thời gian tới.



    II. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp luận: Phương pháp này đóng vai trò là căn cứ để em thực hiện đề tài này theo nguyên tắc đi từ xa đến gần, từ cái chung đến cái riêng.
    - Phương pháp logic
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    III. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu một số điều kiện chung để phát triển du lịch văn hóa ẩm thực trên thế giớivà những điều kiện đặc trưng để có thể phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt nam, từ đó định hướng một số giải pháp phát triển loại hình du lịch này tại Việt Nam.
    IV. Nội dung nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài bao gồm:
    Chương I: Lý luận về điều kiện và khả năng phát triển du lịch văn hóa
    ẩm thực tại một vùng
    Chương II: Điều kiện và khả năng phát triển du lịch văn hóa ẩm thực
    tại Việt Nam
    Chương III: Đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển du lịch
    văn hóa ẩm thực tại Việt Nam
    Em xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Mỹ Thanh, thầy cô trong khoa Thương mại - Du lich, Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng đã hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện đề án này.
    Em xin chân thành cảm ơn !

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    I. Lý do chọn đề tài 1
    II. Phương pháp nghiên cứu. 2
    III. Phạm vi nghiên cứu. 2
    IV. Nội dung nghiên cứu. 2
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC TẠI MỘT VÙNG 3
    1.1. Tổng quan về vùng du lịch. 3
    1.1.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch. 3
    1.1.2. Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch và khái niệm vùng du lịch. 3
    1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu trong phân vùng du lịch. 5
    1.2. Điều kiện chung để phát triển du lịch tại một vùng. 8
    1.2.1. Những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động du lịch. 8
    1.2.2. Những điều kiện có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh du lịch. 11
    1.3. Các điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại một vùng. 13
    1.3.1. Điều kiện về cầu du lịch văn hóa ẩm thực. 13
    1.3.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch. 14
    1.3.3. Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp khách. 15
    1.3.4. Điều kiện về tổ chức. 16
    1.3.5. Điều kiện về nhân lực. 17
    1.4. Khả năng liên kết và phối hợp để phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại một vùng. 18
    1.5. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại các vùng khác. 19
    TỔNG KẾT CHƯƠNG I. 19
    CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC TẠI VIỆT NAM . 20
    2.1. Điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động du lịch tại Việt Nam . 20
    2.1.1. Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam . 20
    2.1.2. Tình hình chính trị hòa bình, ổn định của đất nước và các điều kiện an toàn đối với du khách 22
    2.2. Các điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam . 22
    2.2.1. Điều kiện về cầu du lịch văn hóa ẩm thực. 22
    2.2.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch. 23
    2.2.3. Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch. 26
    2.2.4. Điều kiện về tổ chức. 28
    2.2.5. Điều kiện về nhân lực. 29
    2.3. Khả năng liên kết và phối hợp để phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại Việt Nam . 31
    2.4. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ẩm thực tại các vùng khác. 33
    TỔNG KẾT CHƯƠNG II. 35
    CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SÔ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC TẠI VIỆT NAM . 36
    3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch. 36
    3.2. Giải pháp về chính sách quản lý. 36
    3.3. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 37
    3.4. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. 37
    3.5. Giải pháp về thị trường khách. 37
    TỔNG KẾT CHƯƠNG III. 38
    KẾT LUẬN 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...