Tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch Thăm chiến trường xưa tại Quảng Trị

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển du lịch thăm chiến trường xưa ở Quảng TrịTác giả: Lê Hồ Quốc Khánh
    Xuất bản: 20/07/2012, 14:28
    Thông tin luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch “Thăm chiến trường xưa” tại Quảng Trị” của HVCH Lê Hồ Quốc Khánh, chuyên ngành Du lịch học.
    1. Họ và tên học viên: Lê Hồ Quốc Khánh.
    2. Giới tính: Nam
    3. Ngày sinh: 02/09/1961
    4. Nơi sinh: Lai Châu
    5. Quyết định công nhận học viên cao học số:1539/2009/QĐ–XHNV-KH&SĐH.
    Ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội
    và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: (Không có)
    7. Tên đề tài luận văn:
    Nghiên cứu phát triển du lịch “Thăm chiến trường xưa” tại Quảng Trị
    8. Chuyên ngành: Du lịch học
    9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Mai Hà Phương – Phó trưởng Khoa Du lịch,
    Trường Đại học Văn hoá TPHCM
    10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
    Luận văn Thạc sĩ Du lịch học với đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch “Thăm chiến trường xưa” tại Quảng Trị” đã đạt được một số kết quả sau:
    1. Tổng quan một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch “Thăm chiến trường xưa”. Đây là một loại hình du lịch quan trọng và có ý nghĩa rất lớn về các mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội và giáo dục.
    Trên cơ sở lí luận về phát triển du lịch nói chung, luận văn đã tập trung phân tích một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển loại hình du lịch “Thăm chiến trường xưa” là: Tài nguyên du lịch; Nhu cầu của xã hội; Nguồn nhân lực du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật và Chính sách về đầu tư và phát triển du lịch.
    2. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa phương, luận văn đã làm rõ những tiềm năng thế mạnh của Quảng Trị về phát triển du lịch nói chung và du lịch “Thăm chiến trường xưa” nói riêng. Tuy nhiên, hiện tại sự phát triển loại hình du lịch này chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của xã hội.
    Luận văn đã phân tích một cách khoa học những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và những thách thức đối với hoạt động du lịch “Thăm chiến trường xưa” tại Quảng Trị để từ đó đưa ra những định hướng và những giải pháp mang tính đồng bộ nhằm phát triển du lịch “Thăm chiến trường xưa” tại tỉnh Quảng Trị trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...