Luận Văn Nghiên cứu phát triển Du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, Tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU. . 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. . 11
    2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. . 12
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 12
    4. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN. . 13
    5. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN. . 13
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU. . 14
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI. . 14
    1.1.1. Khái niệm Du lịch. . 14
    1.1.2. Khái niệm Du lịch sinh thái. . 16
    1.1.3. Mối quan hệ giữa Du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác. . 18
    1.1.4. Đặc trưng cơ bản của Du lịch sinh thái. 19
    1.1.5. Nguyên tắc hoạt động của Du lịch sinh thái. . 20
    1.1.6. Tài nguyên Du lịch sinh thái. . 21
    1.2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . 26
    1.2.1. Quan điểm nghiên cứu. . 26
    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu. . 28
    CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU
    VỰC HỒ NÚI CỐC. 30
    2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN. 30
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên. . 30
    2.1.2. Các hệ sinh thái. 33
    2.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, SẢN XUẤT VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN.42
    2.2.1. Đặc điểm dân cư, sản xuất. . 42
    2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. . 43
    2.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA KHU VỰC. . 50
    2.3.1. Giao thông. . 50
    2.3.2. Hệ thống điện, thông tin liên lạc. . 51
    2.3.3. Hệ thống cấp, thoát nước. 52




    2.4. CÁC ĐIỂM DU LỊCH TIỀM NĂNG TRONG KHU VỰC. 53
    CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU VỰC HỒ
    NÚI CỐC. . 64
    3.1. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH. 64
    3.1.1. Khách du lịch. 65
    3.1.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch. 67
    3.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. . 68
    3.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực phục vụ du lịch. . 72
    3.1.5. Hiện trạng khai thác các tuyến, điểm du lịch của khu vực Hồ Núi Cốc. 72
    3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THEO NGUYÊN
    TẮC CỦA DU LỊCH SINH THÁI. . 73
    3.2.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu du khách. 73
    3.2.2. Hoạt động giáo dục môi trường. . 75
    3.2.3. Hỗ trợ cho công tác bảo tồn và duy trì hệ sinh thái. . 76
    3.2.4. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. 77
    3.2.5. Tạo việc làm và hỗ trợ cộng đồng địa phương. 78
    CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
    LỊCH SINH THÁI KHU VỰC HỒ NÚI CỐC. 80
    4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KHU VỰC HỒ NÚI CỐC. . 80
    4.1.1. Cơ sở định hướng. 80
    4.1.2. Các định hướng chính. . 84
    4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI KHU VỰC
    HỒ NÚI CỐC. . 95
    4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, đầu tư. 95
    4.2.2. Giải pháp về đào tạo và nâng cao nguồn lực phát triển DLST. 97
    4.2.3. Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động
    Du lịch sinh thái. . 102
    KẾT LUẬN . . 105
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng cao.Ngành Du lịch ngày càng
    trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia.
    Đảng và nhà nước đã khẳng định - Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan
    trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của
    đất nước và coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong
    đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa đất nước.
    Tuy vậy, việc phát triển du lịch một cách ồ ạt, thiếu cơ sở lí luận, chạy theo
    lợi nhuận, không tính đến những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên
    và văn hóa đã gây nguy cơ phát triển thiếu bền vững cho ngành. Do vậy, một xu
    hướng phát triển du lịch mới, có khả năng khắc phục những tồn tại này đã và
    đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là đối với những nhà quản lý
    và các nhà khoa học - Đó là Du lịch sinh thái. DLST đã thực sự hình thành và
    phát triển trên thế giới từ những năm 70 của thế kỉ XX. Ở Việt Nam, DLST mới
    chỉ xuất hiện vào đầu những năm 1990, với bản chất là một quan điểm du lịch
    trách nhiệm, hỗ trợ mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản
    địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn kinh tế to lớn phù hợp
    với quan điểm phát triển bền vững hiện nay.
    Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, với nền kinh tế
    chưa mấy phát triển, khả năng kêu gọi đầu tư vào các ngành kinh tế còn gặp
    nhiều khó khăn. Việc phát triển du lịch giúp chúng ta khai thác tối đa những lợi
    thế về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng, nhằm thực hiện nâng cao đời
    sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù Thái Nguyên là tỉnh
    có tài nguyên du lịch không thực sự phong phú, nhưng ngành du lịch cũng đã
    được ưu tiên phát triển từ khá lâu, ngành đã thu được những kết quả đáng kể.
    Khu vực Hồ Núi Cốc gồm 12 xã: Hùng Sơn, Tân Thái, Lục Ba, Vạn Thọ,
    Bình Thuận, Ký Phú, Văn Yên (thuộc huyện Đại Từ), Phúc Tân (Phổ Yên), Tân
    Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân (thuộc thành phố Thái Nguyên), cách trung tâm




    thành phố Thái Nguyên 15 km về phía Tây, với tổng diện tích hơn 22500 ha.
    Trong đó Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước khoảng 2500ha, đây là một hồ nước
    nhân tạo được hình thành từ việc đắp đập ngăn dòng chảy của sông Công. Mục
    đích ban đầu của việc xây dựng hồ là phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhưng với
    vẻ đẹp thiên nhiên có sẵn, cùng với những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc của
    khu vực, Hồ Núi Cốc đã được đưa vào khai thác với mục đích du lịch từ những
    năm 90 của thế kỷ XX. Trong những năm qua, việc phát triển du lịch của Hồ
    Núi Cốc đã làm giảm chức năng của nhiều hệ sinh thái quý hiếm dưới nước và
    trên cạn, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mất dần, nhiều di tích lịch sử đã
    được xếp hạng bị xuống cấp. Thực tế này đang làm suy giảm sức hấp dẫn đối
    với du khách, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển du lịch của khu vực trong
    tương lai. Vì vậy, chúng ta phải nhìn nhận lại cách thức phát triển du lịch hiện
    tại, để có những đánh giá chính xác cũng như đề ra những xu hướng phát triển
    du lịch mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững của tỉnh. Vì
    vậy, việc “Nghiên cứu phát triển Du lịch sinh thái, Tỉnh Thái Nguyên” nhằm
    hỗ trợ cộng đồng địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức
    về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là vô cùng cấp thiết.
    2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
    + Mục tiêu.
    Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch của khu vực
    Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, đề tài nhằm tìm ra những giải pháp khai thác
    hợp lý tiềm năng, phát triển Du lịch sinh thái của khu vực.
    + Nhiệm vụ.
    - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về Du lịch sinh thái.
    - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng DLSTcủa khu vực Hồ Núi Cốc.
    - Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại khu vực Hồ Núi Cốc.
    - Định hướng và đề xuất những giải pháp khai thác hợp lý tiềm năng của
    khu vực Hồ Núi Cốc phục vụ phát triển du lịch sinh thái trong khu vực.
    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Về phạm vi không gian nghiên cứu, khu vực Hồ Núi Cốc được đề cập




    trong đề tài gồm toàn bộ diện tích mặt nước, các đảo thuộc địa giới hành chính
    của 12 xã với diện tích 22500 ha.
    - Nội dung nghiên cứu, giới hạn ở việc nghiên cứu các tiềm năng và việc sử
    dụng các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển DLST trong khu vực.
    4. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN
    - Ý nghĩa trước tiên của khóa luận là đưa ra một cái nhìn đúng đắn về Du
    lịch sinh thái trên cơ sở tổng hợp các định nghĩa, nguyên tắc của nhiều tác giả và
    tổ chức trên thế giới.
    - Khóa luận là một nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho việc quy hoạch
    phát triển DLST của khu vực Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên. DLST phát triển
    sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn, phát triển bền vững tại khu vực.
    5. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của
    khóa luận được trình bày trong 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận, quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    Chương 2: Tiềm năng phát triển DLST tại khu vực Hồ Núi Cốc.
    Chương 3: Hiện trạng hoạt động Du lịch tại khu vực Hồ Núi Cốc.
    Chương 4: Định hướng và một số giải pháp phát triển Du lịch sinh thái
    khu vực Hồ Núi Cốc.





    ̃̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃̃ăā́̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃āā̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃̃

    [HR][/HR]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...