Luận Văn Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Từ lâu du lịch đã là hiện tượng kinh tế xã hội quan trọng với đời sống nhân
    loại. Trong quá trình phát triển, hoàn thiện và tự làm mới mình của ngành du
    lịch bằng nhiều chiến lược cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
    khách du lịch thì phát triển du lịch bền vững là một chiến lược không thể thiếu
    được và trở thành động cơ đi du lịch lớn nhất hiện nay.
    Ngày nay phát triển du lịch bền vững đã và đang trở thành một xu hướng
    mới không chỉ của riêng một quốc gia mà là của toàn thế giới. Sở dĩ như vậy là
    vì trong quá trình phát triển kinh tế toàn cầu, môi truờng đã trở thành một trong
    những vấn đề gây ra nhiều bức xúc cho nhân loại. Môi trường đang ngày càng bị
    suy thoái nghiêm trọng, gây tổn hại cho con người đang sống ở hiện tại và các
    thế hệ tương lai. Điều đó đã buộc chúng ta phải xem xét lại thước đo của sự phát
    triển, đó là cần phải tính đến lợi ích của những cộng đồng không được hưởng lợi
    hoặc hưởng lợi quá ít từ sự tăng trưởng, đến lợi ích của thế hệ mai sau, đến chi
    phí cần phải sử dụng để đền bù thiệt hại về môi trường hay để cải thiện môi
    trường. Chính vì lẽ đó mà phát triển bền vững đã trở thành một nhu cầu tất yếu
    đối với tất cả những quốc gia muốn duy trì sự phát triển của đất nước mình một
    cách hiệu quả và lâu dài. Sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung
    phải được đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời trên cả ba mặt kinh tế, xã
    hội và môi trường tức là phải phát triển hài hoà giữa các mục tiêu tăng trưởng
    kinh tế với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường.
    Áp dụng vấn đề này trong lĩnh vực du lịch, du lịch được coi là ngành kinh
    tế mũi nhọn, là “con gà đẻ trứng vàng” trong các ngành kinh tế dịch vụ. Trong
    xu hướng phát triển, du lịch ngày càng được coi trọng trong cán cân kinh tế của
    các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc khai thác một
    cách hợp lý và đảm bảo tính lâu dài của tài nguyên du lịch lại thực sự là điều cần
    phải xem xét. Bởi lẽ, trên thực tế phát triển du lịch chủ yếu dựa vào tài nguyên
    tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Nếu một trong hai trụ cột này bị mất thì du lịch
    phải đối mặt với nguy cơ suy thoái trầm trọng. Do vậy, để phát triển du lịch cần

    phải có sự thay đổi trong phương pháp quản lý, phải kết hợp hài hoà giữa nhu
    cầu trước mắt và lợi ích lâu dài ở cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch,
    nhằm mục đích bảo tồn và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy
    bản sắc văn hoá dân tộc. Để làm được điều này thì một trong những giải pháp
    hữu hiệu nhất mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn đó là “phát triển du
    lịch bền vững”. Ý thức được điều này, ở Việt Nam quan điểm phát triển du lịch
    bền vững cũng đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều điểm và khu du lịch.
    Lợi ích mà du lịch bền vững mang lại là rất lớn. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu
    hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa mà còn quan tâm đến việc bảo
    tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tương lai.
    Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng của Việt Nam nói chung và của
    Hà Nội nói riêng với tiềm năng rất lớn về du lịch. Nhờ những lợi thế về cảnh sắc
    thiên nhiên cũng như những di tích chùa chiền, hang động mang đậm phong
    cách Phật giáo mà điểm du lịch này đã và đang hấp dẫn rất nhiều du khách cả
    trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay, Chùa Hương
    cũng không thể tránh khỏi những vấn đề bất cập chung của ngành du lịch. Ở
    Việt Nam nói chung và ở Chùa Hương nói riêng đang phải gánh chịu những hậu
    quả của việc quy hoạch phát triển du lịch một cách tự phát chỉ về những mục
    đích thương mại trước mắt mà không có tầm nhìn xa về tương lai gây ra những
    ảnh hưởng xấu cho môi trường và sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch. Chính vì
    vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là làm thế nào để việc phát triển du lịch Chùa Hương
    phải đi đôi với việc bảo tồn các di tích, các giá trị truyền thống vốn có của nó
    cũng như bảo vệ cảnh quan môi trường. Phát triển du lịch bền vững là giải pháp
    hữu hiệu, là hướng đi mới và hết sức cần thiết đối với Chùa Hương trong giai
    đoạn hiện nay.
    Và trên đây là những lý do để em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển
    du lịch bền vững ở Chùa Hương”
    làm đề tài nghiên cứu cho bài khoá luận tốt
    nghiệp của mình. Em hi vọng qua đó có thể góp một phần công sức nhỏ bé của
    mình vào việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát
    huy những giá trị văn hoá truyền thống của Chùa Hương nói riêng và của Việt

    Nam nói chung, thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững của nước nhà trong
    tương lai.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích chính của đề tài là làm r thực trạng hoạt động du lịch và những
    vấn đề môi trường trong khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó tìm ra những giải
    pháp khả thi nhất nhằm phát triển du lịch bền vững tại Chùa Hương.
    Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần tiến hành những nhiệm
    vụ sau:
    - Tổng quan cơ sở lí luận về phát triển du lịch bền vững, làm cơ sở cho việc
    nghiên cứu ở khu vực Chùa Hương.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch ở Chùa Hương và những
    ảnh hưởng của nó tới sự phát triển bền vững trong khu vực.
    - Đề xuất các giải pháp cho việc phát triển du lịch bền vững trong khu vực.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tình hình phát triển du lịch bền
    vững ở khu vực Chùa Hương dựa trên những số liệu và đánh giá các yếu tố như
    lượng khách, doanh thu hàng năm, thực trạng khai thác tài nguyên môi trường,
    cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch, nguồn lao động, tình hình an ninh
    trật tự, tệ nạn xã hội
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài trong phạm vi các nhân tố hình thành nên du lịch trong
    khu vực Chùa Hương.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập thông tin: Thông qua các nguồn tài liệu như công
    tác chuẩn bị, tổ chức quản lý lề hội Chùa Hương từ năm 2007 đến 2011, sau đó
    xử lý các thông tin thu thập được để lựa chọn những tư liệu phù hợp và cần thiết
    cho đề tài. Phương pháp này được sử dụng để phục vụ cho các công việc: Giới
    thiệu tổng quan về Chùa Hương và tiềm năng phát triển du lịch tại Chùa Hương
    theo quan điểm bền vững.
    - Phương pháp điều tra thực tế: Trực tiếp tới khu du lịch Chùa Hương quan

    sát thực tế về cơ sở hạ tầng du lịch, tình hình an ninh trật tự, thực trạng khai thác
    và phát triển du lịch của các thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá tại Chùa
    Hương, thực trạng khai thác tài nguyên và môi trường tại khu di tích danh thắng
    Chùa Hương, khách du lịch về trẩy hội Chùa Hương.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và thực
    tiễn. Nó cung cấp cái nhìn tổng quát về một quan điểm mới, đó là phát triển du
    lịch bền vững, được áp dụng vào khu du lịch Chùa Hương. Đề tài hướng đến
    vấn đề chủ yếu là phát triển du lịch bền vững, một vấn đề đang trở nên nóng
    bỏng và nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý không phải của riêng Việt Nam mà
    của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh
    về hiện trạng hoạt động du lịch của khu di tích danh thắng Chùa Hương trong
    những năm gần đây dựa trên quan điểm bền vững để từ đó đề xuất một số giải
    pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại Chùa Hương. Đề tài này đã đưa ra
    một quan điểm, một hướng đi mới cho du lịch Chùa Hương. Qua đó cung cấp
    cho các nhà điều hành, các cán bộ tổ chức, quản lý và người lao động trong
    ngành du lịch tại Chùa Hương những giải pháp thích hợp để áp dụng vào phát
    triển du lịch bền vững tại đây. Phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo vệ, duy
    trì và tái tạo các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn, giữ gìn và phát huy
    những giá trị truyền thống vốn có của nó, đồng thời cũng tạo ra hiệu quả kinh tế
    lâu dài, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân bản địa, đảm bảo
    tốt tình hình an ninh trật tự tại khu du lịch.
    Cũng thông qua đề tài nghiên cứu này mà ý thức của toàn dân về công tác
    bảo vệ môi trường và tài nguyên tại các điểm du lịch nói chung và tại Chùa
    Hương nói riêng sẽ dần được nâng cao, không chỉ những người dân bản địa mà
    cả những người đã, đang và sẽ tới thăm khu di tích danh thắng này.
    Đồng thời đề tài còn có ý nghĩa về mặt lý luận, nó cung cấp một cái nhìn
    mới về phát triển du lịch bền vững, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quan điểm này
    và thấy được tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của ngành du lịch hiện
    nay.

    7. Bố cục của đề tài
    Đề tài có kết cấu chính gồm:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
    Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở Chùa Hương
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại Chùa Hương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...