Tiến Sĩ Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    luận án tiến sĩ
    năm 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của luận án 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    3 Đối tượng nghiên cứu 3
    4 Phạm vi nghiên cứu 3
    5 Những đóng góp mới của đề tài 4
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1 Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 5
    1.1.1 Một số khái niệm 5
    1.1.2 Nội dung quy trình VietGAHP 8
    1.2 Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 8
    1.2.1 Sự cần thiết phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 8
    1.2.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của chăn nuôi lợn và chăn nuôi lợn theo
    quy trình VietGAHP 11
    1.2.3 Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 15
    1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình
    VietGAHP 19
    1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 24
    1.3.1 Thực tiễn áp dụng thực hành chăn nuôi tốt trên thế giới 24
    1.3.2 Thực tiễn áp dụng thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) tại Việt Nam 31 1.3.3 Các nghiên cứu có liên quan 46
    1.3.4 Bài học kinh nghiệm để phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình
    VietGAHP tại thành phố Hà Nội 49
    CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52
    2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 52
    2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 52
    2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 54
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 56
    2.2.1 Phương pháp tiếp cận 56
    2.2.2 Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 58
    2.2.3 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 60
    2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 60
    2.2.5 Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin 62
    2.2.6 Phương pháp phân tích 62
    2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 68
    2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất 68
    2.3.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện mức độ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 68
    2.3.3 Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất 69
    2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển chăn nuôi lợn theo quy
    trình VietGAHP 70
    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THEO
    QUY TRÌNH VietGAHP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71
    3.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại thành phố Hà Nội 71
    3.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn của thành phố Hà Nội 71
    3.1.2 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành
    phố Hà Nội 74
    3.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các
    cơ sở chăn nuôi 76
    3.2.1 Thông tin chung về các cơ sở chăn nuôi điều tra 76 3.2.2 Tình hình tổ chức chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành
    phố Hà Nội 78
    3.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn theo
    quy trình VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi 80
    3.2.4 Thực trạng thực hiện các khâu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn theo quy
    trình VietGAHP 84
    3.2.5 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi lợn theo quy trình
    VietGAHP của các cơ sở chăn nuôi 95
    3.2.6 Thực trạng nguồn lực phục vụ chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi lợn 97
    3.2.7 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 101
    3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình
    VietGAHP tại thành phố Hà Nội 108
    3.3.1 Yếu tố thuộc về tiêu chuẩn của quy trình VietGAHP 108
    3.3.2 Yếu tố nguồn lực phục vụ chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi 110
    3.3.3 Yếu tố thị trường 114
    3.3.4 Cầu của người tiêu dùng về sản phẩm thịt lợn chăn nuôi theo quy trình
    VietGAHP 116
    3.3.5 Yếu tố quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý thị trường
    của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm 116
    3.3.6 Yếu tố liên kết trong chăn nuôi lợn 117
    3.3.7 Yếu tố kỹ thuật chăn nuôi 118
    3.3.8 Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến quyết định lựa chọn chăn
    nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 118
    CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN 122
    THEO QUY TRÌNH VietGAHP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 122
    4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 122
    4.1.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước 122
    4.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn của thành phố Hà Nội 123
    4.1.3 Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 124 4.2 Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành
    phố Hà Nội 127
    4.2.1 Nhóm giải pháp về kinh tế - tổ chức 127
    4.2.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật chăn nuôi lợn 135
    4.2.3 Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách 138
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141
    1 Kết luận 141
    2 Kiến nghị 142
    Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 144
    Tài liệu tham khảo 145
    Phụ lục 151
    1. Tính cấp thiết của luận án
    MỞ ĐẦU
    Chăn nuôi lợn là nghề sản xuất nông nghiệp truyền thống và là nguồn thu
    nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình ở khu vực nông thôn Việt Nam. Hiện cả
    nước có khoảng 7,7 triệu hộ chăn nuôi lợn, chiếm khoảng 79% số hộ nông nghiệp
    và chăn nuôi lợn luôn đứng vị trí số 1 về mặt giá trị sản lượng trong ngành chăn
    nuôi (Cục Chăn nuôi, 2007). Điều đó cho thấy chăn nuôi lợn có ý nghĩa to lớn trong
    việc góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống xã hội khu vực nông nghiệp,
    nông thôn và vẫn cần được coi trọng, phát triển.
    Những năm gần đây, chăn nuôi lợn luôn duy trì mức tăng trưởng tương đối
    cao. Số đầu lợn tăng bình quân 4,9%/năm, sản lượng thịt lợn xuất chuồng tăng
    khoảng 10,1%/năm. Số trang trại chăn nuôi lợn của cả nước tăng khá nhanh, năm
    2003 là 3534 trang trại thì đến năm 2006 là 7475 trang trại, tăng 28,4%/năm và các
    trang trại đã từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong chăn nuôi lợn nhằm
    tăng năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi (Cục Chăn nuôi, 2007). Những kết
    quả trên góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự gia tăng cả về quy mô đầu lợn cũng như
    sản lượng sản phẩm thịt lợn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm về số lượng
    và chất lượng ngày càng cao của xã hội .
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì ngành chăn nuôi lợn
    vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục: Giá thành thịt lợn sản xuất trong nước
    vẫn còn cao; năng suất, sản lượng chăn nuôi thấp; sản xuất chưa gắn chặt với chế
    biến, giết mổ; dịch bệnh trong chăn nuôi còn xảy ra rất phức tạp làm ảnh hưởng đến
    chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi; sự phát triển thiếu quy hoạch làm ảnh
    hưởng nghiêm trọng tới sự ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải chăn nuôi và
    dịch bệnh chung giữa người và gia súc (Cục Chăn nuôi, 2007). Phát triển chăn nuôi
    lợn theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) sẽ khắc phục triệt để được
    những khó khăn, thách thức này. Chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP là một phương thức chăn nuôi tiên
    tiến nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm làm ảnh hưởng



    tới an toàn, chất lượng sản phẩm, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và an sinh
    xã hội (Bộ NN&PTNT, 2008); là xu thế tất yếu của quá trình phát triển chăn nuôi
    trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, góp phần nâng cấp và hoàn
    thiện chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn, nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người sản
    xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng VietGAHP vào trong thực tiễn đòi hỏi sự đầu tư chi
    phí cao, thời gian chuẩn bị kéo dài, quy mô chăn nuôi lớn, tập trung, trình độ hiểu
    biết quy trình của người lao động . đang là những cản trở cho việc phát triển chăn
    nuôi lợn ở nước ta.
    Hà Nội là thành phố có mật độ dân số cao, đông dân cư, nhu cầu lương thực,
    thực phẩm nói chung trong đó có thịt lợn nói riêng hàng ngày rất lớn, đặc biệt đối
    với các sản phẩm có chất lượng, sạch và an toàn nhưng ngành nông nghiệp của thủ
    đô chưa đáp ứng đủ. Hiện nay, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về phát triển chăn
    nuôi lợn (Tổng cục Thống kê, 2014), song vẫn phổ biến là chăn nuôi gia trại, phân
    tán, khó kiểm soát dịch bệnh. Thành phố đã ban hành nhiều chủ trương chính sách
    nhằm khuyến khích phát triển chăn nuôi, trong đó có quyết định số 2801/QĐUBND
    ngày 17/6/2011 về Phê duyệt chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng,
    xã trọng điểm và chăn nuôi quy lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2011 - 2015 là cơ sở
    để tiến tới thực hiện chăn nuôi theo VietGAHP (UBND thành phố Hà Nội, 2011).
    Một số câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu là: Thực trạng
    chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
    như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chăn nuôi lợn
    theo quy trình VietGAHP? Những giải pháp hữu hiệu nào cần đưa ra để thúc đẩy
    phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn thành phố? Có được
    bức tranh tổng thể về tình hình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn
    thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết, giúp thành phố có những cơ chế chính sách
    để thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững, hiệu quả cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng chăn nuôi, các yếu tố ảnh hưởng
    chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại thành phố
    Hà Nội, đề tài đề xuất định hướng và hệ thống các giải pháp hữu hiệu phát triển
    chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP nhằm cung cấp sản phẩm thịt lợn cho thành
    phố Hà Nội đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình
    VietGAHP.
    - Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP tại
    thành phố Hà Nội những năm vừa qua.
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình
    VietGAHP tại thành phố Hà Nội.
    - Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình
    VietGAHP tại thành phố Hà Nội đến năm 2020.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - tổ chức - kỹ thuật gắn liền với chăn nuôi
    lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn nghiên cứu.
    - Đối tượng khảo sát là các chủ thể tham gia chăn nuôi lợn, bao gồm: Các hộ
    chăn nuôi, trang trại chăn nuôi lợn, nhà cung ứng đầu vào, người thu mua sản phẩm;
    các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tại địa bàn nghiên cứu.
     
Đang tải...