Báo Cáo Nghiên cứu phát triển cây sì to (Valeriana jatamansi Jones) làm thuốc an thần, giảm đau và antistres

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
    MỤC LỤC
    Trang
    Đặt vấn đề 1
    I. Tổng quan. 3
    1. Giới thiệu về chi Valeriana L . 3
    2. Các nghiên cứu về hóa học . 4
    3. Các nghiên cứu về dược lý và chế phẩm 7

    II. Nguyên vật liệu, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 12
    2.1. Nguyên liệu, địa điểm và thiết bị dùng trong nghiên cứu . 12
    2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu . 12
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 12
    2.1.3. Thiết bị, hóa chất và động vật dùng trong nghiên cứu . 12
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 14
    2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu nông học 14
    2.2.2. Phương pháp định tính thành phần hóa hoc, chiết xuất và kiểm nghiệm 14
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý và độc tính . 17
    2.2.4. Phương pháp nghiên cứu dạng bào chế . 24
    2.2.5. Phương pháp xử lý kết quả 24

    III. Kết quả nghiên cứu . 25
    3.1. Kết quả nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu sì to (Valeriana jatamansi Jones) .
    3.1.1. Khả năng nhân giống bằng phương pháp nhân giống vô tính . 25
    3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách và phân bón đến sinh trưởng phát triển cây sì to .26
    3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách và phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất sì to .
    3.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển cây sì to 29
    3.1.5. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến năng suất dược liệu . 31
    3.1.6. Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đế năng suất dược liệu 32
    3.1.7. Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng sì to 32
    3.1.8. Triển khai trồng si to từ 2006 – 2008 . 34
    3.2. Kết quả nghiên cứu hóa học, chiết xuất và phân tích kiểm nghiệm . 36
    3.2.1. Định tính các nhóm chất có trong thân rễ sì to . 36
    3.2.2. Kết quả định lượng và phân tích tinh dầu . 37
    3.2.3. Kết quả nghiên cứu về chiết xuất . 39
    3.2.4. Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất BTP-bột “valeseda” 40
    3.2.5. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu và bột BTP “valeseda” . 45
    3.2.5.1. Định tính . 45
    3.2.5.2. Định lượng 46
    3.2.5.3. Đánh giá phương pháp định lượng đã xây dựng 48
    3.2.5.4. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá định lượng của TCCS dược liệu và bột BTP “valeseda” 50
    3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý và độc tính 52
    3.3.1. Nghiên cứu tác dụng an thần, giảm đau và antistress . 52
    3.3.1.1. Tác dụng ức chế hoạt động tự nhiên của chuột 52
    3.3.1.2. Tác dụng kéo dài giấc ngủ của thuốc ngủ barbiturat . 53
    3.3.1.3. Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau bằng acid acetic . 53
    3.3.1.4. Tác dụng giảm đau bằng nghiệm pháp đo độ chịu đau bằng tấm nóng của sì to Việt Nam so sánh với bột Valeriane của Pháp .
    3.3.1.5. Tác dụng ức chế quá trình hình thành phản xạ có điều kiện 57
    3.3.1.6. Nghiên cứu tác dụng antistress 58
    3.3.2. Nghiên cứu độc tính . 60
    3.3.2.1. Xác định độc tính cấp LD50 . 60
    3.3.2.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn . 60
    3.3.2.2.1. Kết quả sinh hóa và huyết học . 60
    3.3.2.2.2. Kết quả xét nghiệm mô học . 66
    3.4. Nghiên cứu bào chế viên nang Valeseda 72
    3.4.1. Nghiên cứu quy trình bào chế 72
    3.4.2.Theo dõi độ ổn định của thuốc 73

    IV. Bàn luận . 75
    V. Kết luận và đề nghị . 83
    Tài liệu tham khảo 85
    Phần phụ lục
    Phụ lục 1: TCCS thân rễ sì to .
    Phụ lục 2: TCCS bột BTP “valeseda”
    Phụ lục 3: Quy trình bào chế viên nang valeseda .


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Valeriana L. là một chi khá lớn, gồm khoảng hơn 200 loài phân bố chủ yếu ở các vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Lào .), châu Âu (Đức, Pháp, Áo, Anh, Thụy Sĩ .) và châu Mỹ. Một số loài thuộc chi này đã được sử dụng làm thuốc cách đây ít nhất 2000 năm. Chúng được phát hiện và được sử dụng như là một thuốc an thần, chống co thắt, chống co giật cơ bắp, hạ sốt. Valeriana officinalis L. là loài cây thuốc được quan tâm nghiên cứu chi tiết hơn cả. Trong nhiều năm qua, Valeriana officinalis L. luôn là một trong 10 thảo dược có doanh thu cao nhất trên thị trường thế giới, ví dụ: riêng tại Pháp người ta ước tính hàng năm tiêu thụ được khoảng 50 tấn Valeriana officinalis L Bên cạnh đó, ở Trung Quốc, Nhật Bản, Java, Boelman và Ấn Độ, nước sắc từ rễ của hai loài V. hardwickii Wall. và V. jatamansi Jones cũng có tác dụng dược lý tương tự như loài V. officinalis L. ở châu Âu.
    Hiện nay, các chế phẩm từ V. officinalis L. đang được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở một số nước châu Âu. Các chế phẩm từ Valeriana được đánh giá là thuốc an thần, gây ngủ an toàn và hiệu quả, không gây nghiện và đã được đưa vào Dược Điển của nhiều nước trên thế giới như Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Áo, Italy, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc,
    Ở Việt Nam có hai loài gồm V. hardwickii Wall. được gọi là "Nữ lang"; và loài V. jatamansi Jones gọi là "Sì to", chúng đều được dùng làm thuốc an thần, giảm đau trong trường hợp trẻ em bị sốt cao, quấy khóc, chữa đau họng, chống co thắt, chữa bệnh tim và dùng cho phụ nữ sau khi sinh. Do trữ lượng ít, phân bố hạn hẹp, nên trong nhiều năm nay hai loài cây này được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và đối tượng ưu tiên cần bảo tồn. Sau một thời gian nghiên cứu bảo tồn và phát triển, loài sì to (V. jatamansi Jones) đã được chúng tôi lựa chọn để triển khai các nghiên cứu phát triển thuốc mới với tên đề tài "Nghiên cứu phát triển cây sì to (Valeriana jatamansi Jones) làm thuốc an thần, giảm đau và antistress".
    Với mục tiêu:
    - Nghiên cứu trồng cây sì to - Valeriana jatamansi Jones, phát triển nguồn nguyên liệu làm thuốc.
    - Nghiên cứu phân tích thành phần hoá học, xây dựng qui trình chiết xuất nhóm hoạt chất; Xây dựng các tiêu chuẩn nguyên liệu, bán thành
    phẩm chiết được.
    - Nghiên cứu chứng minh tác dụng an thần, giảm đau, antistress và tính an toàn của nhóm hoạt chất chiết được từ cây sì to - Valeriana
    jatamansi Jones.
     
Đang tải...