Thạc Sĩ Nghiên cứu phát triển các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    LỜI NÓI ĐẦU
    Thời gian qua, hoạt động tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở nước
    ta đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Đồng thời, cũng có những khía cạnh khác
    nhau được cách tiếp cận về chủ đề nghiên cứu này. Có những công trình đề cập tới tổ
    chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ như một khía cạnh có liên quan khi bàn về
    các chủ đề khác (về thị trường KH&CN, chuyển giao công nghệ, gắn kết nghiên cứu với
    sản xuất, .) (điển hình như Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2005: Thị trường khoa học và
    công nghệ ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp" - Hà Nội 2006). Có những nghiên cứu
    đi vào phân tích một loại hình tổ chức dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ nhất định
    (điển hình là "Vai trò tư vấn pháp lý trong hoạt động chuyển giao công nghệ", Báo cáo
    tham luận tại Hội thảo "Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và phát triển thị trường
    công nghệ ở Việt Nam, do Bộ KH&CN tổ chức tại Hà Nội, 28-12-2004). Có những
    nghiên cứu tìm hiểu hoạt động dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ trong một lĩnh
    vực hoạt động kinh tế (điển hình là "Chuyển giao tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông
    nghiệp: Hiện trạng và giải pháp", Tạp chí Hoạt động Khoa học - số 11/2004). Có những
    nghiên cứu phân tích tình hình đang diễn ra và chưa có điều kiện đi sâu tìm kiếm các giải
    pháp khắc phục những tồn tại hiện nay (điển hình các bài tham luận tại Hội thảo:
    "Chuyển giao cộng nghệ phát triển nông thôn miền núi phía Bắc Việt Nam" do Chương
    trình Nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan tổ chức tại Tp. Thái Nguyên, ngày29 - 30/8/2003).
    Những công trình nghiên cứu đã có là những đóng góp quan trọng vào nghiên
    cứu tổ chức tư vấn, môi giới, xúc tiến mua bán, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên,
    nhìn chung, đây vẫn là vấn đề chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện. Đặc
    biệt hiện vẫn đang có nhiều bất cập từ thực tiễn đặt ra chưa được giải quyết thoả đáng.
    Như vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu về tổ chức tư vấn, môi giới, xúc tiến mua bán,
    chuyển giao công nghệ ở nước ta.
    Nghiên cứu phát triển các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở
    Việt Nam là công trình nghiên cứu thuộc khuôn khổ Đề tài cấp cơ sở năm 2008 do Viện
    Chiến lược và Chính sách KH&CN chỉ trì. Mục tiêu của Đề tài là xây dựng các căn cứ lý
    luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển các tổ chức
    tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở nước ta.
    Ngoài các phương pháp khảo cứu các tài liệu từ nhiều nguồn, phân tích lôgic,
    nghiên cứu so sánh, . Đề tài đã chú ý đến những cách tiếp cận sau: dựa trên quan điểm
    thực tế để nắm bắt các vấn đề đặt ra và vận dụng lý luận, kinh nghiệm của thế giới và
    của đổi mới trong nước thời gian qua để giải quyết các vấn đề đặt ra; tiếp cận hệ thống
    và liên ngành để phân tích các vấn đề liên quan tới các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển
    giao công nghệ ở nước ta. 2
    Phù hợp với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu trên, Đề tài được kết cấu làm
    các phần chính:
    Phần 1:Lý luận và kinh nghiệm thế giới về hoạt động tư vấn, môi giới chuyển
    giao công nghệ.
    Phần 2: Phát triển hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở nước ta.
    Mặc dù có nhiều cố gắng, chắc chắn công trình nghiên cứu không tránh khỏi
    những thiếu sót. Nhóm tác giả xin hoan nghênh và trân trọng mọi ý kiến góp ý, bổ sung
    đối với sản phẩm của mình.
    Hà Nội, Tháng 12 năm 2008
    Nhóm thực hiện đề tài



























    3
    PHẦN I: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, MÔI
    GIỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
    I.1 THỐNG NHẤT KHÁI NIỆM VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
    Theo Luật Chuyển giao công nghệ được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ
    nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10, Khoá XI (Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29
    tháng 11 năm 2006), tư vấn chuyển giao công nghệ là: "hoạt động hỗ trợ các bên trong
    việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công
    nghệ" (Điều 3), môi giới chuyển giao công nghệ là "hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ,
    bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ )
    (Điều 3).
    Tư vấn chuyển giao công nghệ và môi giới chuyển giao công nghệ (gọi tắt là tư
    vấn, môi giới CGCN) là một phần của dịch vụ chuyển giao công nghệ. Với ý nghĩa
    được quy định như trong Điều 3 và Điều 28 của Luật Chuyển giao công nghệ, dịch vụ
    chuyển giao công nghệ được bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, ngoài tư vấn, môi
    giới chuyển giao công nghệ được còn có đánh giá công nghệ, định giá công nghệ, giám
    định công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ được.
    Có những cách khác nhau để thu nhận công nghệ: thông qua giao dịch thương mại
    (bao gồm: mua trực tiếp, đầu tư vốn, liên doanh, cấp lixăng, đặc quyền kinh tiêu, mua
    thiết bị, hợp đồng phụ, hợp tác nghiên cứu và triển khai hoặc thoả thuận hợp tác sản
    xuất); thông qua các biện pháp phi chính thức (bao gồm: nhập sản phẩm, trao đổi cán bộ
    KH&CN, hội nghị khoa học, triển lãm KH&CN, đào tạo, tham quan thương mại, tư liệu
    được công bố (tạp chí, sách báo, .), các chương trình hỗ trợ của chính phủ, gián điệp
    công nghiệp) 1 . Tư vấn, môi giới CGCN sẽ hỗ trợ vào loại thứ nhất. Điều này cũng phù
    hợp với khái niệm chuyển giao công nghệ được được nêu trong Luật Chuyển giao công
    nghệ được là: "chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ
    công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ được sang bên nhận công nghệ" (Điều
    3).
    Trên thực tế, có các hoạt động tư vấn, môi giới CGCN phù hợp với các đối tượng
    khác nhau là doanh nghiệp, tổ chức NC&PT và nhà nước 2 . Tuy nhiên, trong khuôn khổ
    của Đề tài này, chúng ta sẽ tạm thời tập trung vào đối tượng doanh nghiệp và chưa nói
    nhiều đến hoạt động tư vấn, môi giới CGCN phục với tổ chức NC&PT và nhà nước.


    1 Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN quốc gia: Tổng luận Khoa học - Kỹ thuật - Kinh tế, số 3/1999,
    trang 30.
    2 Như sẽ có dịp trình bày sau này, không chỉ doanh nghiệp và tổ chức NC&PT, mà cả nhà nước cũng có
    nhu cầu đựơc tư vấn công nghệ nói chung và tư vấn CGCN nói riêng. 4
    I.2 Ý NGHĨA VÀ VỊ TRÍ CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, MÔI GIỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
    Việc tham gia vào chuyển giao công nghệ thường gặp nhiều khó khăn. Đó chính
    là lý do cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công
    nghệ.
    Trước hết và là điều dễ nhận thấy nhất là khó khăn của doanh nghiệp trước sự
    phức tạp trong chuyển giao công nghệ.
    Xoay quanh vấn đề công nghệ, các học giả đã từng đưa ra nhiều tranh luận.
    Chẳng hạn như các bàn thảo dai dẳng về những điều cơ bản như định nghĩa về công nghệ
    và chuyển giao công nghê (hàm chứa đằng sau là cách tiếp cận khác nhau), đánh giá đóng
    góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế . Các doanh nghiệp có thể không quan tâm
    tới những gì mang tính học thuật hoặc tác động ở tầm vĩ mô, nhưng còn có cả những
    phức tạp khác liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyển giao công nghệ của doanh
    nghiệp.
    Có nhiều phương thức chuyển giao công nghệ khác nhau mà doanh nghiệp phải
    lựa chọn: mua thiết bị, hợp đồng chìa khoá trao tay, liên doanh, mua lixăng, liên kết
    NC&TK, . Các phương thức này có liên quan tới lợi ích của các bên và đặc điểm công
    nghệ. Thông thường, người bán thích được tham gia cổ phần để có thể giám sát được
    nhiều hơn đối với người mua công nghệ, nhất là đối với những công nghệ quan trọng
    hoặc đang ở giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm. Trái lại, nếu công nghệ thuộc loại
    không quan trọng hoặc ở vào giai đoạn cuối của vòng thì người bán thích phương thức
    bán lixăng. Về phía người mua, quyết định lựa chọn phương thức chuyển giao nào phụ
    thuộc chủ yếu bởi năng lực công nghệ và các nguồn lực hiện có. Nếu công nghệ định
    mua đòi hỏi nguồn lực quá cao, người mua thích phương thức liên doanh; nếu người mua
    có năng lực công nghệ cao, họ không thích việc tham gia cổ phần, trì khi có những lý do
    như để tiếp cận thị trường. Lựa chọn đúng phương thức chuyển giao công nghệ có ý
    nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi, như Ramanathan đã chỉ ra3, nó giúp cho
    chuyển giao công nghệ có hiệu quả, năng lực công nghệ phát triển và lớn mạnh lên một
    cách vững chắc.
    Có những giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển giao công nghệ mà doanh
    nghiệp phải trải qua. Trong giai đoạn nhận biết cơ hội doanh nghiệp cần nhận biết được
    các nhu cầu và lập luận chứng cho việc giao dịch. Giai đoạn lựa chọn đối tác bao gồm
    việc tìm đối tác, đánh giá và chọn đối tác. Giai đoạn tiếp theo là hoàn thiện phương thức
    giao dịch với nội dung nhận dạng phương thức chuyển giao công nghệ khả thi và chọn

    3 Ramanathan. K,. "Application of Industria Technological Indicators", in Science and Technology
    Management Informtion Systems, N. Sharif and K. Ramanathan, eds., UNDP - UNESCO - Indonesian
    Institute of Sciences, Jarkarta, 1994. 5
    phương thức giao dịch. Tiếp đến là giai đoạn đàm phán; doanh nghiệp tiến hành đàm
    phán các điều khoản của hợp đồng, đồng thời hoàn tất các khía cạnh về pháp lý, nguồn
    lực và hậu cần.
    Một trong các hoạt động quan trọng trong chuyển giao công nghệ là đánh giá
    công nghệ ở mức doanh nghiệp nhằm lưa chọn một trong số nhiều công nghệ khác nhau
    để thoả mãn tối ưu những thông số do doanh nghiệp xác định trước. Đánh giá này thường
    diễn ra với 4 bước: đánh giá sơ bộ, đánh giá khả năng chuyển giao, đánh giá thị trường,
    đánh giá thương mại. ở đây có nhiều yếu tố phải xem xét đến. Chẳng hạn, trong đánh giá
    thị trường - tức là nghiên cứu sản phẩm được tạo ra từ công nghệ đáp ứng thị trường tiềm
    năng như thế nào, những yếu tố có liên quan là: thị trường (nội địa, khu vực, toàn cầu;
    hiện nay, mới, có tính chiến lược) mà công nghệ hoặc sản phẩm tạo ra có thể đáp ứng;
    đánh giá thị phần (giá trị và khối lượng) của sản phẩm tạo ra do công nghệ trong vòng
    đời công nghệ; chi phí lưu thông và tiếp thị; độ nhậy của công nghệ/sản phẩm đối với
    biến động/thay đổi của thị trường/công nghệ; các chiến lược cạnh tranh; các đối tác tiềm
    năng/ có tính chiến lược để đảm bảo thành công trên thị trường; .
    Trước những phức tạp trên, cùng với các nỗ lực xử lý của doanh nghiệp, sự trợ
    giúp từ bên ngoài của tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ là rất cần thiết và
    hữu ích.
    Thứ hai, chuyển giao công nghệ không phải chỉ có nhiều thông tin phải xử lý và
    thể hiện sự phức tạp mà còn liên quan tới một số vấn đề khá xa lạ đối với doanh nghiệp,
    loại hình tổ chức vốn quen với hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ
    thông thường. Đó là cảnh báo công nghệ, đánh giá công nghệ, môi trường pháp lý liên
    quan tới chuyển giao công nghệ, chính sách phát triển công nghệ và chuyển giao công
    nghệ của nước xuất và nhập công nghệ, . Chuyển giao công nghệ đòi hỏi phải có hiểu
    biết sâu sắc, hệ thống về công nghệ và môi trường pháp lý để có những quyết sách chính
    xác, kịp thời. Lấy ví dụ, thông thường, cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia (hệ
    thống hành chính hoặc hệ thống toà án) đều được phép tự do hành động với một phạm vi
    rất rộng trong việc xem xét tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Nếu
    hợp đồng có các điều khoản thương mại không lành mạnh thì sẽ bị coi là vô hiệu. Hậu
    quả tất yếu là không thể tiến hành việc thanh toán ngoại hối, không có sự bồi thường về
    mặt pháp lý - một rủi ro mà bất kỳ nhà doanh nghiệp nào cũng phải biết để phòng xa khi
    tham gia các hợp đồng chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài.
    Không thể phủ nhận rằng hiện nay đã có những doanh nghiệp chú trọng phát triển
    hoạt động NC&PT, tăng cường thu lượm thông tin công nghệ. Tuy nhiên, thực tế cũng
    cho thấy những nỗ lực đồng thời hướng vào các lĩnh vực khác nhau đang đặt các doanh 6
    nghiệp trước mâu thuẫn. Nổi bật là mâu thuẫn giữa chú trọng kế hoạch hoá quá trình sản
    xuất ngắn hạn, bám sát vào thực tại và đi vào giải quyết những sự cố kỹ thuật cụ thể với
    phải tiếp cận được với kiến thức khoa học của những tổ chức KH&CN hàng đầu, phải có
    khả năng tiến hành những nghiên cứu giầu trí tưởng tượng (thoát ly khỏi thực tế hiện tại)
    và phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự đổi mới, sáng tạo .
    Như vậy, thay vì phải tự mình đơn độc, sự hỗ trợ của các tổ chức tư vấn, môi giới
    chuyển giao công nghệ sẽ giúp nâng cao tính chuyên nghiệp hơn và vị thế của doanh
    nghiệp trong đàm phán mua bán công nghệ.
    Thứ ba, cũng như trao đổi hàng hoá nói chung, chuyển giao công nghệ được diễn
    ra trên cơ sở đồng thuận lợi ích giữa các bên tham gia. Đồng thời lại có đặc thù ở đây là
    tồn tại sự khác biệt nhất định khiến việc thống nhất lợi ích trở nên khó khăn:
    - Trong chuyển giao công nghệ có nhiều yếu tố cần tính toán lợi ích và chỉ có ít
    yếu tố liên quan đến chi phí thuần tuý về tri thức công nghệ, còn hầu hết các yếu tố khác
    là về các dịch vụ có liên quan như cung cấp các chi tiết, phụ kiện, thiết bị, đặc quyền kinh
    doanh, tên nhãn hàng, các dịch vụ chuyên môn, .
    Trong chuyển giao công nghệ, các bên thường có động cơ và chiến lược riêng
    của mình. Do công nghệ là vũ khí cạnh tranh tiềm tàng quan trọng nên nhiều khi nguồn
    nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm liên quan tới công nghệ chuyển giao cũng là
    nội dung được chú ý trong đàm phán.
    - Khoảng cách sẽ càng rõ nét khi chuyển chuyển giao công nghệ diễn ra giữa giới
    khoa học và giới kinh doanh, bởi các nhà khoa học thường đánh giá quá cao sản phẩm
    nghiên cứu và học còn có xu hướng muốn phổ biến kết quả khoa học do mình tạo ra (liệu
    có cái này không).
    Hiện tại đang có nhiều phương pháp định giá công nghệ khác nhau: phương pháp
    tiếp cận từ góc độ kinh tế của bên cung, phương pháp tiếp cận từ góc độ của bên cầu,
    phương pháp tiếp thị (tạo nhu cầu thị trường), phương pháp định giá thay thế, phương
    pháp định giá giá trị bán lại trong tương lai, . ẩn chứa đằng sau các phương pháp định
    giá này chính là sự giằng co giữa các lợi ích khác nhau.
    Những khó khăn về thống nhất lợi ích giữa các bên mua bán công nghệ có thể
    khắc phục phần nào với sự hỗ trợ của tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ.
    Đóng vai trò trung gian, các tổ chức tư vấn, môi giới công nghệ có những ưu thế để đưa
    ra các ý kiến công bằng, tỉnh táo của người thứ ba. 7
    Thứ tư, khác với mua bán hàng hoá thông thường, chuyển giao công nghệ đòi hỏi
    những quan hệ sâu sắc, lâu dài giữa các bên chuyển giao và tiếp nhận.
    Độ tin cậy của hàng hoá CN không cao do người ta không thể sờ mó và không dễ
    nhận biết trực tiếp các thuộc tính KH&CN. Trong khi người bán biết rõ hàng hoá của
    mình, thì người mua thường có rất ít thông tin về chất lượng thực của hàng hoá được
    mang trao đổi. Giá trị sử dụng của công nghệ chỉ thực sự bộc lộ trong quá trình sử dụng
    để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ. Trước một đối tượng khá bí ẩn, quan hệ tin tưởng
    lẫn nhau có ý nghĩa quan trọng giúp chuyển giao diễn ra trôi chảy.
    Chuyển giao công nghệ bao hàm cả việc chuyển giao, hấp thụ kiến thức mới của
    phía tiếp nhận. Sau hành vi mua bán còn có cả những hoạt động thiếp theo như đào tạo,
    sửa chữa, . thể hiện mối quan hệ gắn bó lâu dài của những người tham gia. Trường hợp
    người tiếp nhận tiếp tục cải tiến, phát triển công nghệ được chuyển giao và cần sự hợp tác
    từ phía chuyển giao, quan hệ giữa các bên càng phải bền chặt.
    Chuyển giao công nghệ chứa đựng nhiều rủi ro. Người bán khó biết được người
    mua có giữ cam kết trong hợp đồng sau khi đã làm chủ được tri thức hay không. Người
    có hàng hoá KH&CN dễ bị tổn thương về mặt sở hữu và lợi ích. Tri thức KH&CN có
    những điểm khác với hàng hoá truyền thống. Việc một người sử dụng một khối lượng tri
    thức nhất định không ngăn ngừa được người khác sử dụng cũng những khối lượng tri
    thức đó. Đồng thời, khi tri thức đã bộc lộ ra ngoài xã hội, thì người tạo ra nó rất khó ngăn
    không cho người khác dùng. Tính chất "không loại trừ" và "không thể bị loại trừ" - theo
    cách gọi của các nhà kinh tế, thường làm tách rời giữa quyền sở hữu pháp lý và quyền sở
    hữu thực tế.
    Chính vì vậy, trong chuyển giao công nghệ người ta nhấn mạnh thuật ngữ ''Đối
    tác" với ý nghĩa là mua bán công nghệ cần quan hệ mặt thiết hơn nhiều so với "mua đứt -
    bán đoạn", một sự hợp tác trên cơ sở bền vững. Việc hình thành quan hệ hợp tác bền
    vững rất cần trợ giúp từ tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ giống như những
    "bà mối". Bà mối là người có điều kiện đi sâu tìm hiểu các bên, là người làm chứng và
    bảo lãnh uy tín của các bên tham gia chuyển giao công nghệ.
    Trong khi những gì liên quan tới chuyển giao công nghệ là khá phức tạp thì khả
    năng bên trong của những chủ thể tham gia mua bán công nghệ lại thường rất hạn chế,
    nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các doanh
    nghiệp, nhất là DNVVN, thường chỉ biết đến những nhu cầu công nghệ liên quan tới
    những cải tiến dần dần về chất lượng sản phẩm và năng suất hoặc nâng cấp thiết bị, và
    không nắm được các nhu cầu công nghệ liên quan tới đổi mới mang tính đột phá có tính 8
    chiến lược. Các doanh nghiệp cũng thường có nhiều hạn chế trong nhìn nhận đánh giá về
    các quan hệ đối tác công nghệ.
    Một trong những kiến nghị của Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái
    Bình Dương (APCTT) đưa ra tại khoá họp bàn về "Vấn đề hợp tác giữa các doanh nghiệp
    và cộng đồng NC&PT trong việc nghiên cứu, thương mại hoá/ứng dụng các kết quả công
    nghệ" tổ chức tại Niu Đeli từ ngày 7 đến 10 tháng 11 năm 1994 là: các DNVVN không
    tiếp cận được thông tin công nghệ cần thiết và không có được những năng lực công nghệ
    cần thiết, do đó cần phải có những hỗ trợ liên quan tới chuyển gia công nghệ.4 Thậm chí,
    dù biết rõ là hạn chế, các doanh nghiệp vẫn không dễ tự mình khắc phục. Kinh nghiệm
    của các công ty như Martin Marietta của Mỹ cho thấy, để đào tạo một tiến sỹ khoa học
    vừa mới bảo vệ xong luận án thành một nhà quản lý công nghệ giỏi cần phải mất 15 năm.
    Người ta thấy rằng các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển không dễ có được khả
    năng đào tạo như vậy và do đó phải trông cậy nhiều vào hệ thống tư vấn bên ngoài.5
    Cuối cùng, ý nghĩa của hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ được
    nhấn mạnh hơn nữa trong bối cảnh hiện nay, khi mà đang có những thay đổi lớn trong
    quản lý công nghệ trong hoàn cảnh kinh doanh mới: với việc giảm thiểu sự can thiệp của
    nhà nước trong các quản lý xã hội nói chung, quyền quyểt định về công nghệ đã chuyển
    cơ bản từ Chính phủ sang cho bản thân doanh nghiệp; trong bối cảnh tự do hoá, toàn cầu
    hoá ngày càng tưng, phạm vi lựa chọn công nghệ sẽ rộng hơn, đồng thời giá cả biến động
    hơn và liên quan tới nhiều hệ thống luật pháp hơn.
    Qua đây có thể thấy, việc không đề cập tới tư vấn, môi giới CGCN trong nhiều tài
    liệu chuyên trình bày về chuyển giao công nghệ như:"Quản trị công nghệ", Nhà xuất bản
    Văn hoá Sài Gòn (Trần Thanh Lâm); Cẩm nang chuyển giao công nghệ (Trung tâm
    Chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương ); . không hắn là sự phản ánh thực
    tế mà chính là khiếm khuyết chủ quan của các tác giả. Điều này cần khắc phục ở các tài
    liệu khác .
    Hoạt động tư vấn, môi giới CGCN có ý nghĩa và vai trò to lớn đối với chuyển
    giao công nghệ. Tuy nhiên cũng cần thấy rõ giới hạn vai trò này. Ở các nước đang phát
    triển, các doanh nghiệp thường không có khả năng mua các công nghệ cần thiết là do các
    lý do như: vị thế thương lượng kém (trong lượng thấp); năng lực KH&CN ( vốn, hạ tầng

    4 Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN quốc gia: Tổng luận Khoa học - Kỹ thuật - Kinh tế, số 1/1999,
    trang 45.
    5 Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN quốc gia: Tổng luận Khoa học - Kỹ thuật - Kinh
    tế, số 1/1999, trang 37
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...