Báo Cáo Nghiên cứu phát triển các nguồn nấm côn trùng Beauveria, metarhizium để ứng dụng phòng trừ sâu hại c

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG HỢP
    KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
    NĂM 2010


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN i
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt . ii
    Danh mục các bảng iii
    Danh mục các hình .iv
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề .1
    2. Mục tiêu của nhiệm vụ 2
    2.1. Mục tiêu dài hạn .2
    2.2. Mục tiêu chung trực tiếp .2
    3. Các nội dung hợp tác thực hiện .3
    4. Kết quả cần đạt 4
    5. Tính mới, tính sáng tạo của đề tài .5


    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NẤM CÔN TRÙNG BEAUVERIA VÀ METARHIZIUM TRONG PHÒNG TRỪ
    DỊCH SÂU HẠI CÂY TRỒNG, CÂY RỪNG VÀ NẤM CORDYCEPS LÀM NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI
    1.1. Trên thế giới 7
    1.1.1. Về nấm Beauveria và Metarhizium 7
    1.1.2. Về nấm Cordyceps sp. 16
    1.2. Ở Việt Nam 18
    1.1.3. Về nấm Beauveria và Metarhizium . 18
    1.1.4. Về nấm Cordyceps sp. 25


    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG&PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Đối tượng và nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu .31
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .31
    2.1.2. Nguyên vật liệu 31
    2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 31
    2.2.1. Thu thập và tuyển chọn chủng nấm Bb, Ma có độc tố cao 32
    2.2.2. Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất nấm Bb, Ma .34
    2.2.3. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm nấm Beauveria
    trừ sâu róm thông và sâu khoang hại đậu tương .35
    2.2.4. Điều tra thu thập nguồn nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sp. tại
    Các vườn quốc gia 37


    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
    3.1. Điều tra thu thập và tuyển chọn chủng nấm Bb và Ma 40
    3.2. Nghiên cưú phát triển hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm nấm
    Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae . 43
    3.3. Nghiên cứu mô hình ứng dụng chế phẩm nấm Beauveria để trừ sâu róm
    thông ở BQLRPH Hồng Lĩnh và chế phẩm nấm Beauveria, Metarhizium
    trừ sâu hại đậu tương ở Hà Tĩnh và Hà Nội 53
    3.4. Điều tra thu thập nguồn nấm Cordyceps sp. tại các vườn quốc gia 59
    3.4.1. Thí nghiệm chuyên đề xác định thành phần môi trường nuôi nhân
    nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris . 62
    3.4.2. Phân tích giá trị dược liệu và thành phần hóa học của nấm Cor. m 68


    Chương 4. KẾT QUẢ CỦA ĐỐI TÁC- ĐẠI HỌC ANHUY, TRUNG QUỐC
    4.1. Nội dung hợp tác 69
    4.2. Kết quả đạt được 69
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận 71
    2. Kiến nghị 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .74
    PHỤ LỤC 1. Bảng kê danh mục báo cáo đã thực hiện theo HĐ 78
    PHỤ LỤC 2. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất nấm Bb và Ma 81
    PHỤ LỤC 3. Các minh chứng về ứng dụng nấm Bb, Ma trừ sâu và phân tích
    giá trị của nấm Cordyceps militaris 83
    PHỤ LỤC 4. Hình ảnh thực hiện đề tài ở Trung Quốc và Việt Nam .86
    PHỤ LỤC 5. Danh sách các bài báo và sách đã công bố

    MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong những năm qua, Viện Bảo vệ thực vật đã sản xuất và triển khai ứng dụng chế phẩm nấm Beauveria bassiana (Bb) phòng trừ sâu róm hại thông, nấm Metarhizium anisopliae (Ma) trừ châu chấu hại ngô, mía, bọ cánh cứng hại dừa, rầy nâu hại lúa, mối đất hại cây trồng và hai nấm Bb và Ma phòng trừ một số loại sâu hại rau, đậu tương ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đạt kết quả tốt. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu 2 chế phẩm nấm trên vẫn chỉ dừng lại ở chất lượng của nấm Bb đạt 5 x109 bào tử trên 1 gram và nấm Ma đạt 5,5 x109 bào tử trên 1 gram. Để phát triển các nguồn nấm Bb, Ma ứng dụng vào phòng trừ một số sâu hại cây trồng, cây rừng đạt hiệu quả cao, từ năm 2008 đến 2010 trong nội dung đề tài
    nghị định thư Việt Nam- Trung Quốc, chúng tôi đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất các chế phẩm nấm Beauveria và Metarhizium đạt được năng suất và chất lượng cao, triển khai ứng dụng 2 loại nấm trên vào phòng trừ một số sâu hại cây trồng, cây rừng đạt hiệu quả kỹ thuật và kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái đồng ruộng, vừa bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đồng thời tiến hành điều tra thu thập nguồn nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sp. có ở Việt Nam, từ đó nghiên cứu môi trường nhân nuôi và bước đầu xác định giá trị dược liệu của 1 nguồn nấm Cordyceps sp. có triển vọng, làm cơ sở tạo nguồn nguyên liệu, thực phẩm chức năng cho người.
    Nội dung báo cáo này, chúng tôi xin trình bày kết quả đạt được trong 3 năm 2008- 2010.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu dài hạn:
    Sự hợp tác sẽ giúp cho cán bộ khoa học Việt Nam tiếp cận và học tập chuyên gia TQ về kỹ năng nghiên cứu trong phân lập nấm và khả năng nhận biết về đặc tính sinh học, về xác định sự phát sinh độc tố của các loài nấm côn trùng khác nhau, đặc biệt là nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sp. và phát triển phương pháp hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng nấm trừ sâu hại cây trồng, cây rừng đạt hiệu quả.
    2.2. Mục tiêu trực tiếp:
    Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng thuốc nấm côn trùng Beauveria và Metarhizium để phòng trừ sâu hại cây trồng, cây rừng thông qua điều tra tuyển chọn các chủng nấm ở trong nước có hoạt tính cao, đồng thời phát triển công nghệ, hoàn thiện môi trường, quy mô sản xuất để đạt năng suất 50- 100 kg/ngày, chất lựơng tốt 1010 bt/gr, có khả năng phòng trừ sâu hại cây trồng trên diện rộng đạt 70 % sau 2- 4 tuần thí nghiệm.
    Điều tra phát hiện và thu thập nguồn nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sp. ở Việt Nam, trên cơ sở xác định hoạt chất của nấm và thành phần môi trường nhân nuôi nấm Cordyceps militaris để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng phục vụ sức khoẻ cộng đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...