Tiến Sĩ Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Phần 1. Mở đầu . 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 4
    1.2.1. Mục tiêu chung . 4
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 4
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
    1.4. Những đóng góp mới của luận án . 4
    Phần 2. Tổng quan tài liệu . 6
    2.1. Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội và phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện . 6
    2.1.1. Một số khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự
    nguyện và các vấn đề liên quan 6
    2.1.2. Những quy định cơ bản về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam . 7
    2.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện . 9
    2.1.4. Đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện 10
    2.1.5. Cơ sở khoa học của sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện 13
    2.1.6. Phát triển và phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện 20
    2.1.7. Các mối quan hệ giữa các bên liên quan trong bảo hiểm xã hội tự nguyện . 27
    2.1.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện . 28
    2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện . 30
    2.2.1. Thực tiễn bảo hiểm xã hội tự nguyện ở các nước trên thế giới 30
    2.2.2. Các nghiên cứu liên quan tới sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ở
    Việt Nam và trên thế giới 34
    2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
    tại tỉnh Vĩnh Phúc . 42
    Tóm tắt phần 2 44
    Phần 3. Phương pháp nghiên cứu . 45
    3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc . 45
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 45
    3.1.2. Điều kiện xã hội 47
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 54
    3.2.1. Cách tiếp cận và Khung phân tích 54
    3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu 56
    3.2.3. Nguồn tài liệu thu thập 57
    3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 60
    3.2.5. Các chỉ tiêu phân tích cơ bản 63
    Tóm tắt phần 3 65
    Phần 4. Thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao
    động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc . 66
    4.1. Thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc . 66
    4.1.1. Thực trạng phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự
    nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc 66
    4.1.2. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh
    Vĩnh Phúc . 71
    4.1.3. Phát triển doanh thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh
    Vĩnh Phúc . 77
    4.1.4. Phát triển tổ chức thực hiện chi trả, giải quyết chế độ, chính sách bảo
    hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh 78
    4.1.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của đối tượng đang tham gia bảo
    hiểm xã hội tự nguyện qua điều tra khảo sát người lao động trên địa bàn
    tỉnh Vĩnh Phúc 79
    4.2. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
    đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc . 83
    4.2.1. Ảnh hưởng của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện tới sự phát triển
    bảo hiểm xã hội tự nguyện 83
    4.2.2. Ảnh hưởng của thông tin tuyên truyền tới sự phát triển bảo hiểm xã hội
    tự nguyện 86
    4.2.3. Nhóm yếu tố liên quan tới chất lượng dịch vụ của cơ quan bảo hiểm
    xã hội . 91
    4.2.4. Nhóm yếu tố từ bản thân người lao động . 93
    Tóm tắt phần 4 122
    Phần 5. Giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao
    động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc . 123
    5.1. Căn cứ xây dựng giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa
    bàn tỉnh Vĩnh Phúc . 123
    5.1.1. Dự báo nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại tỉnh Vĩnh Phúc 123
    5.1.2. Quan điểm chung về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người
    lao động tại tỉnh Vĩnh Phúc 123
    5.1.3. Mục tiêu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động tại
    tỉnh Vĩnh Phúc 124
    5.2. Một số giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao
    động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc . 124
    5.2.1. Hoàn thiện, sửa đổi cơ chế chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 125
    5.2.2. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách, tổ chức dịch vụ bảo hiểm
    xã hội tự nguyện . 131
    5.2.3. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện bảo
    hiểm xã hội tự nguyện 133
    5.2.4. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách bảo
    hiểm xã hội tự nguyện 134
    5.2.5. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn quỹ bảo hiểm xã hội
    tự nguyện 139
    5.2.6. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an sinh xã hội tỉnh
    Vĩnh Phúc . 139
    Phần 6. Kết luận và khuyến nghị . 144
    6.1. Kết luận . 144
    6.2. Khuyến nghị 145
    Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 147
    Tài liệu tham khảo 148
    Phụ lục 155
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột chính trong hệ thống an
    sinh xã hội (ASXH) của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển BHXH cho thấy ở những
    nước mới phát triển kinh tế thị trường, loại hình BHXH đầu tiên thường là BHXH
    tự nguyện ở mức độ thấp. Cho đến khi các quan hệ trong thị trường lao động phát
    triển ổn định, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đồng thời đảm bảo sự phát
    triển của doanh nghiệp, nhà nước quy định BHXH bắt buộc đối với mọi người lao
    động và khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện (ở mức cao, để có thể thụ hưởng
    mức BHXH cao hơn cho những người có nhu cầu) (Trần Quang Hùng, 1998).
    Ở nước ta, BHXH đã được thực hiện từ những năm 60 của Thế kỷ XX,
    nhưng mới thực hiện cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động làm việc
    trong khu vực Nhà nước. Chỉ từ sau năm 1995 BHXH mới được thực hiện cho cả
    người lao động làm việc ở ngoài khu vực Nhà nước, ở những nơi có quan hệ lao
    động sử dụng từ 10 lao động trở lên (gần đây là từ 1 người trở lên). Còn ở những
    nơi chưa có quan hệ lao động, lao động nông nghiệp chủ yếu là thực hiện BHXH tự
    nguyện (Trần Quang Hùng, 1998).
    Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) là một chính sách lớn của Nhà
    nước, nhằm đảm bảo cho những người lao động không hoặc chưa có cơ hội tham
    gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH BB) được tiếp cận với hệ thống BHXH.
    Trong nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều lao động không được tham gia BHXH BB
    vì họ là những lao động tự do, tự hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối tượng có
    thể kể đến như nông dân, lao động tự tạo việc làm, kinh doanh buôn bán nhỏ, lẻ,
    người lao động trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở những nơi không có
    quan hệ lao động, theo quy định của pháp luật, không thuộc đối tượng tham gia bảo
    hiểm xã hội bắt buộc (Mạc Văn Tiến, 2005).
    Theo Tổng cục thống kê (2014), đến hết quý 2, năm 2014 cả nước có tới
    1140,2 nghìn người thiếu việc làm, 876,1 nghìn người thất nghiệp trong tổng số lực
    lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, có tới 86,3% người thiếu việc làm
    sống ở khu vực nông thôn, có 54,9% số người thất nghiệp sinh sống ở khu vực thành
    thị. Số lao động tham gia BHXH BB hiện nay chỉ chiếm khoảng 30% lực lượng lao
    động cả nước, số người không hoặc chưa được tham gia BHXH bắt buộc hiện còn rất lớn, đặc biệt là những lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ
    công nghiệp. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc thực hiện chính sách BHXH tự
    nguyện là rất cần thiết, nhằm bảo vệ người lao động trước những “rủi ro” trong
    cuộc sống. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả về cơ chế, chính sách
    cho nên số người tham gia BHXH tự nguyện còn ít. Từ khi thực hiện Luật BHXH
    (2006), đến nay mới chỉ 175 nghìn người tham gia BHXH TN, chiếm trên 0,5% so
    với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện (Bộ Lao động Thương binh và
    Xã hội, 2013). Không chỉ vậy, theo ước tính thì trên 70% trong số này là những
    người đã từng tham gia BHXH BB nhưng do không đủ số năm tham gia BHXH
    theo quy định để hưởng chế độ hưu trí khi đến tuổi nghỉ hưu nên họ tham gia
    BHXH tự nguyện. Nói cách khác, số đối tượng là nông dân, lao động tự do lần đầu
    tham gia BHXH tự nguyện không nhiều.
    Theo Phạm Đỗ Nhật Tân (2014) , “Dự báo năm 2020, lực lượng lao động
    có khoảng 60 triệu người và mục tiêu cần hướng tới bao phủ tham gia BHXH
    khoảng 30 triệu người. Với quỹ thời gian còn hơn 6 năm, để đạt được mục tiêu
    này, mỗi năm cần mở rộng thêm trên 2,6 triệu người tham gia vào 2 loại hình
    BHXH BB và BHXH TN. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong công tác
    mở rộng độ bao phủ đối tượng tham gi a BHXH TN ở Việt Nam hiện nay, nhất là
    trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và nước ta đang thực hiện tái cấu
    trúc mô hình tăng trưởng. Vấn đề đặt ra là việc mở rộng độ bao phủ làm sao phải
    tập trung hơn nữa, tạo cơ hội thuận lợi cho việc gia tăng q uy mô, để có nhiều lao



    động tham gia vào loại hình BHXH tự nguyện”.
    Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh có sự phát triển nhanh, toàn diện về kinh
    tế so với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Năm 2014 thu ngân sách đạt 20.966,5
    tỷ đồng, thu nhập bình quân 63 tri ệu đồng/người (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh
    Phúc, 2015). Với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, mức sống của những
    người lao động trong nông nghiệp, những người lao động tự do đã được cải
    thiện, nhiều người có thu nhập khá, có tích lũy nhất định và theo đó họ có khả
    năng tham gia BHXH tự nguyện.
    Bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời từ năm 2008, mở ra cơ hội cho người
    lao động được hưởng lương hưu, góp phần bảo đảm cuộc sống của họ khi về già.
    Tính ưu việt của chính sách là rất rõ. Tuy nhiên, đã 5 năm trôi qua số lượng
    người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Vĩnh Phúc còn hạn chế (năm 2012
    là 2.998 người) số lượng người lao động tham gia này chưa xứng với kỳ vọng và tiềm năng, nhiều người dân chưa được tiếp cận với thông tin về bảo hiểm xã hội
    tự nguyện. Việc cần thiết phải nghiên cứu, khảo sát nhu cầu và khai thác tiềm
    năng sẵn có được tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội
    tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thông qua việc xem
    xét trên các phương diện: mức đóng, số năm tham gia, ngành nghề và khu vực
    sinh sống của người lao động, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự khác nhau về mức
    độ số lượng lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc bảo hiểm xã
    hội các cấp chưa phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để tuyên tr uyền sâu rộng
    chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trong các tầng lớp nhân dân, cùng với sự
    hạn chế về trình độ, nhận thức, thu nhập không ổn định của người lao động là
    những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã
    hội tự nguyện ở tỉnh Vĩnh Phúc.
    Phát triển Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là phát triển đối tượng tham gia bảo
    hiểm xã hội tự nguyện là một xu hướng tất yếu nhằm thiết l ập một hệ thống an
    sinh xã hội. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong
    những năm qua đã thu hút đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm
    sau cao hơn năm trước. Qua 7 năm thực hiện chính sách BHXH TN, số lượng
    người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Vĩnh Phúc mặc dù năm
    sau cao hơn năm trước (năm 2008 là 89 người, năm 2014 là 3.166 người tham
    gia), số lượng tham gia này chưa tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng, nhiều
    người dân chưa được tiếp cận với thông tin về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Do
    vậy nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng và đưa ra một số giải pháp phát triển
    bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
    Thực tiễn cho thấy, kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh
    Vĩnh Phúc chưa tương xứng với tiềm năng về thu hút đối tượng tham gia. Vấn
    đề đặt ra là tại sao tiềm năng lớn nhưng số n gười tham gia BHXH TN lại ít?
    Phải chăng trong quá trình thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh
    Phúc còn nhiều khó khăn, vướng mắc? Phải chăng cơ chế, chính sách chung về
    BHXH tự nguyện chưa đủ sức “hút” đối với người lao động? Vậy làm thế nào
    để tiếp tục phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động của BHXH tự nguyện trên
    địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc? Tác giả tiến hành nghiên cứu tình hình thực hiện chính
    sách BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và tìm ra những nguyên
    nhân chưa thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa
    bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển BHXH
    TN; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH TN; đề xuất một số giải
    pháp phát triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần bổ sung và làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát
    triển bảo hiểm xã hội tự nguyện;
    - Đánh giá thực trạng phát triển BHXH TN; phân tích các yếu tố ảnh hưởng
    tới sự phát triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với
    người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
     
Đang tải...