Tiểu Luận Nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến nền văn hóa - xã hội và con người Việt Nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến nền văn hóa - xã hội và con người Việt Nam


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu và thực sự tư tưởng Phật giáo đã trở thành một góc trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Từ đó có thể nói rằng, bên cạnh hình ảnh "cây đa, bến nước, sân đình" thì hình ảnh mái chùa cũng là biểu tượng thân thương, thấm sâu vào tiềm thức và trở thành một trong những giá trị văn hóa của con người Việt Nam. Đó là nét chung nhất cho sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam, mà chủ yếu là dân tộc Kinh.
    Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác- Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vủ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội củ vẩn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà phật đã ít nhiều đã in sâu vào tư tưởng của 1 số bộ phận dân cư Việt nam. Việc xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần vận dụng nó 1 cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ củng như sau này.Vì vậy việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế củng như tiến bộ, nhân đạo của Phật giáo giúp ta hiểu rỏ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để hướng đạo cho họ 1 nhân cách đúng đắn. Theo đạo để làm điều thiện, tránh điều ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín di doan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, niềm tin của quần chúng nhân dân.
    Do vậy, chúng ta có thể khẳng định bằng hình ảnh rằng, văn hóa là cái hồn của dân tộc, mất văn hóa là mất dân tộc. Từ đó, chúng ta giữ được nền văn hóa truyền thống của dân tộc là chúng ta giữ được đất nước. Mặt khác, khi đề cập đến đời sống văn hóa của dân tộc thì không thể bỏ qua một bộ phận cấu thành nó, đó là đạo đức Phật giáo. Từ những ý nghĩa cao cả và thiêng liêng ấy nên khi xây dựng một nền văn hóa hiện đại, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đòi hỏi chúng ta cũng cần phải nghiên cứu những giá trị đạo đức Phật giáo và tác động biện chứng của nó với nền văn hóa, đạo đức của dân tộc.
    Trong lịch sử loài người đã có những thời kỳ tôn giáo đóng vai trò quan trọng, thậm chí có khi chỉ đạo cả những thể chế chính trị xã hội và hiện nay ảnh hưởng của nó vẫn sâu đậm trong tư tưởng của nhân dân, nhất là niềm tin của họ. Hiện nay, trong cuộc đấu tranh niềm tin thì tôn giáo là một hiện trạng đáng chú ý, nhất là hiện tượng tôn giáo đang chấn hưng, đi đôi với việc xuất hiện nhiều " Tôn giáo mới " trong nước và trên thế giới.
    Tóm lại, nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến nền văn hóa - xã hội và con người Việt Nam là một nội dung quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như những ảnh hưởng của Phật giáo đối đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Ngoài số lượng kinh, luật, luận của Phật giáo được tích lũy cả hơn 2500 năm và còn có những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài vào những năm của thế kỷ XX và hiện nay. Những công trình này sẽ được liệt kê cụ thể trong phần danh mục tài liệu tham khảo, ở đây chỉ xin điểm qua một số tài liệu đáng lưu ý:
    Cuốn "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay" do Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Phần viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung vào các khái niệm từ, bi, hỉ, xả cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng của con người Việt Nam. Cuốn "Đạo đức học Phật giáo" do Hòa thượng Tiến sĩ Thích Minh Châu giới thiệu và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995 là những bài tham luận của nhiều tác giả. Nội dung cuốn sách này, các tác giả đã nêu những cơ sở và nhiều phạm trù đạo đức Phật giáo, phân tích để cắt nghĩa rõ thêm nội dung của chúng như giới, hạnh, nguyện, thiện, ác v.v . Cuốn "Việt Nam văn minh sử lược khảo" của Giáo sư Lê Văn Siêu, Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu Sài Gòn 1972. Nội dung cuốn sách khi bàn về lịch sử văn minh Việt Nam, tác giả đã chứng minh những đặc điểm của Phật giáo để tạo cho tôn giáo này xâm nhập một cách dễ dàng vào Việt Nam. Cuốn "Có một nền đạo lý Việt Nam" của Giáo sư Nguyễn Phan Quang, Nxb TP. Hồ Chí Minh 1996. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho người đọc thấy sự hòa nhập của đạo đức Phật giáo trong đạo lý dân gian Việt Nam. Cuốn "Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam", tập 1 của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. Phần khai thác ở nội dung cuốn sách là tác giả đã khái quát những nét cơ bản về quá trình du nhập cũng như ảnh hưởng của Phật giáo với dân tộc Việt Nam v.v . Ngoài những công trình nghiên cứu có tính chất chuyên đề thì đạo đức Phật giáo còn được bàn xen kẽ, rải rác trong các tác phẩm văn học, mỹ học, sử học và tôn giáo học v.v .
    3. Mục đích, nhiệm vụ của chuyên đề
    Mục đích của chuyên đề là từ góc độ triết học thâm nhập vào cơ sở và hệ thống đạo đức Phật giáo để tìm ra sự ảnh hưởng của nó trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam truyền thống và hiện nay. Qua đó, tìm ra đặc điểm của sự ảnh hưởng đạo đức Phật giáo ở Việt Nam
    Theo mục đích trên thì nhiệm vụ trọng tâm của chuyên đề là tiếp cận cơ sở, đặc điểm, những phạm trù cơ bản, những mô hình, giá trị phổ quát của hệ thống đạo đức Phật giáo. Tiếp cận truyền thống, tín ngưỡng, triết lý, tâm lý, đạo đức cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Qua đó, góp phần lý giải cho việc du nhập Phật giáo vào Việt Nam, đồng thời sự dung hợp và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam từ truyền thống đến hiện nay. Từ cơ sở đó, góp phần đưa ra những giải pháp định hướng cho việc ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề
    Cơ sở lý luận chủ yếu của chuyên đề là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo. Về phương pháp nghiên cứu, trước hết phải có thái độ khách quan vì nó là tiêu chuẩn số một để có quan điểm nhận xét, đánh giá đối tượng nghiên cứu được rõ ràng, chính xác hơn. Một số phương pháp phổ biến được áp dụng cho đề tài là: Lịch sử và lôgic; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê v.v .
    5. Những đóng góp của chuyên đề
    Thông qua việc giải quyết nhiệm vụ để đạt mục đích như trên và khái quát nội dung nghiên cứu để xây dựng chúng theo hệ thống riêng của mình. Từ đó, lý giải về sự ràng buộc lẫn nhau giữa các phạm trù giáo lý với các phạm trù đạo đức Phật giáo.
    6. Ý nghĩa của chuyên đề
    Chuyên đề làm sáng tỏ những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội nước ta và đồng bào dân tộc khmer khu vực đồng bằng sông Cửu Long Và tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay.
    7. Giới hạn đề tài
    Phạm vi của chuyên đề là từ góc độ triết học Mác - Lênin để nghiên cứu một hệ thống đạo đức của một tôn giáo cụ thể, du nhập và ảnh hưởng đến một nền đạo đức của một dân tộc cụ thể. Từ đó, tuy nội dung chuyên đề có sử dụng các tư liệu, luận cứ, luận chứng cho việc chuyển tải ý tưởng hoặc so sánh để làm nổi bật những vấn đề nghiên cứu, nhưng trọng tâm của đề tài là tuân thủ theo tên gọi của nó.
    8. Kết cấu của chuyên đề
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề gồm 2 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...