Thạc Sĩ Nghiên cứu phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tên Luận án
    Nghiên cứu phân vùng lập địa phục vụ cho​
    sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước.​
    2. Thông tin về Nghiên cứu sinh
    - Họ và tên: Trần Quốc Hoàn, khóa: 2010 - 2013.
    - Chuyên ngành: Lâm sinh.
    - Mã số: 62620205.
    - Học vị: Thạc sĩ Lâm nghiệp.
    - Người hướng dẫn khoa học:
    * GS.TS Vương Văn Quỳnh, Trường Đại học Lâm nghiệp.
    * TS. Đỗ Xuân Lân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
    - Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp.
    3. Những đóng góp mới về học thuật
    Luận án bổ sung những cơ sở khoa học cho việc đánh giá và phân vùng lập địa phục vụ sản xuất lâm nghiệp như sau:
    - Đã xây dựng và áp dụng chỉ số sinh trưởng tương đối, cho phép phân tích ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng của những lô rừng trồng có tuổi khác nhau và làm căn cứ cho đánh giá lập địa. Trong khi những nghiên cứu về ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng trước đây thường đòi hỏi các lô rừng trồng đưa vào phân tích phải cùng tuổi như nhau.
    - Đã xây dựng chỉ số đất tổng hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng tổng hợp của mỗi loại đất đến sinh trưởng của mỗi loại rừng trồng bằng phương pháp định lượng thay cho phương pháp định tính trước đây.
    - Đã áp dụng thành công kỹ thuật GIS trong nghiên cứu phân vùng lập địa cho một lãnh thổ thông qua hệ thống lưới cơ sở dữ liệu dạng raster. Đây là hệ thống lưới ô vuông có cạnh 100 m, tại mỗi ô vuông lưu giữ các thông tin về lập địa và sinh trưởng của rừng trồng, đây là tiền đề cho phép ứng dụng kỹ thuật tin học vào đánh giá, phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp.
    - Đã cung cấp bộ cơ sở dữ liệu phong phú về lập địa, sinh trưởng của rừng trồng ở Bình Phước, đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu khác về nông lâm nghiệp, môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên.
    4. Những điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    - Tạo ra hệ thống lưới cơ sở dữ liệu lập địa dạng raster phủ kín diện tích tự nhiên tỉnh Bình Phước (687.466 ô vuông), trong đó mỗi ô lưới đều định lượng được giá trị các yếu tố cấu thành lập địa, sinh trưởng của cây trồng để làm cơ sở cho việc nghiên cứu lập địa đến từng ô lưới (tương đương 1 ha ngoài thực địa).
    - Thiết lập được tiêu chuẩn phân loại lập địa cho: tiểu vùng lập địa, dạng đất đai, dạng lập địa, tiềm năng sản xuất và khả năng thích hợp cho một số loại rừng trồng chủ yếu để đánh giá, phân vùng đất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước tương đối toàn diện và có hệ thống.
    - Thiết lập được chỉ số sinh trưởng tương đối của rừng trồng, loại bỏ được ảnh hưởng của tuổi, làm tiêu chuẩn đánh mức độ thích hợp của một số loại rừng trồng chủ yếu (gồm: Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb), Sao đen (Hopea odorata Roxb), Keo lai (Acacia auriculifomis x Acacia mangium), Cao su (Hevea brasiliensis Muell -Arg), Điều (Anacardium occidentale L) với lập địa tỉnh Bình Phước.
    - Trên cơ sở chỉ số sinh trưởng tương đối của rừng trồng đã xác định chỉ số đất tổng hợp của một số loại đất cho một số loại rừng trồng chủ yếu tại Bình Phước. Xác định được trọng số của một số yếu tố lập địa trên cơ sở phân tích tương quan riêng phần giữa chỉ số sinh trưởng tương đối của rừng trồng với các yếu tố lập địa.
    - Toàn bộ kỷ thuật đã sử dụng để xử lý dữ liệu cho nghiên cứu phân vùng lập địa đều được thực hiện bằng phương pháp: Xây dựng và phân tích các phương trình hồi quy trong Statgraphics 15. Phân tích không gian trong ArcGIS 10 và Mapinfo 10.5. Lập trình ứng dụng và phát triển phần mềm quản lý lập địa tỉnh Bình Phước Site management 1.0 trong Microsoft Visual Foxpro 9.0.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...