Luận Văn Nghiên cứu phản ứng với rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) và tình hình sâu bệnh hại, thiên địch chín

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1 Đặt vấn đề
    Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính của nước ta và nhiều nước trên thế giới, nó có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Lúa có thể trồng được ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau, hiện nay cây lúa được trồng ở 113 quốc gia trên thế giới, phân bố chủ yếu ở những nước có vĩ tuyến từ 30-400 vĩ tuyến Nam đến 48-490 vĩ tuyến Bắc. Với 90% diện tích trên tổng diện tích trồng lúa ở toàn cầu. Khoảng 40 % dân số trên thế giới sống bằng lúa gạo, sử dụng lúa gạo làm nguồn lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần thức ăn hằng ngày. Lúa gạo có ảnh hưởng tới ít nhất 65% dân số thế giới, sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á với mức tiêu dùng hàng năm khoảng 180-200 kg/người, còn châu Mỹ, châu Âu khoảng 100 kg/người.
    Ở nước ta sản xuất lúa gạo giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 50% GDP của nông nghiệp. Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng do năng suất lúa tăng lên nên sản lượng thóc không ngừng tăng lên. Hiện nay, năng suất lúa bình quân của Việt Nam vào khoảng 48,9 tạ /ha xếp thứ hai sau Indonexia. Diện tích gieo trồng lúa Việt Nam là 7326,2 nghìn ha xếp thứ hai sau Trung Quốc.
    Nước ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng có diện tích trồng lúa khá lớn và vấn đề dịch hại luôn được quan tâm đúng mức. Đã nhiều năm nay các loài dịch hại luôn là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lúa, vì vậy việc nghiên cứu thành phần và diễn biến một số sâu bệnh hại chính trên các giống lúa sẽ có ý nghĩa thực tế rất lớn cho người dân trồng lúa.
    Nông dân ở mỗi vùng do hệ thống canh tác khác nhau mà đòi hỏi các giống lúa khác nhau. Ở những vùng thiếu đói thì yêu cầu giống lúa cho năng suất cao là chính, vùng lương thực dư thừa lại cần giống lúa đáp ứng yêu cầu của xuất khẩu. Các vùng trồng cây vụ Đông ở miền Bắc và cấy vụ lúa Hè Thu ở miền Trung và miền Nam đòi hỏi các giống lúa ngắn ngày để thu hoạch sớm, giải phóng đất sớm tránh bão lụt. Trong một vùng thì tùy vào điều kiện đất đai mà yêu cầu về giống lúa cũng khác nhau, vùng đất chua phèn cần cung cấp các giống lúa chịu mặn, chịu phèn, vùng không có hệ thống tưới tiêu yêu cầu các giống lúa chịu hạn, Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giống cho nông dân thì việc đưa một số giống mới vào sản xuất đang được thực hiện,thử nghiệm để chọn ra được loại giống mới có khả năng chống chịu với sâu bệnh và cho năng suất cao.
    Trong các loài dịch hại, thì rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) là một trong những đối tượng sâu hại nghiêm trọng nhất cho lúa ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Rầy nâu không những gây hại trực tiếp bằng cách chích hút nhựa luyện ở thân, lá lúa làm cho lúa thâm đen, cây héo, nếu bị nặng có thể gây cháy rầy, mà còn gây hại gián tiếp đó là làm môi giới truyền bệnh lúa cỏ, lúa lùn xoắn lá nên tác hại của rầy nâu lại càng nghiêm trọng hơn.
    Hiện nay, để phòng trừ rầy nâu, có rất nhiều biện pháp như biện pháp canh tác, hóa học, sinh học, nhưng biện pháp sử dụng giống kháng rầy vẫn được chú ý hơn cả vì đây là một biện pháp chủ động và có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường.
    Trước tình hình trên việc tuyển chọn và lai tạo các giống lúa có khả năng kháng rầy và cho năng suất cao, phẩm chất tốt là một trong những yêu cầu bức thiết trong việc sản xuất lúa gạo ở nước ta. Việc tìm ra giống kháng rầy đối với những giống lúa nhập nội là một việc rất có ý nghĩa cho người sản xuất.
    Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phản ứng với rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) và tình hình sâu bệnh hại, thiên địch chính trên một số giống lúa nhập nội tại Thành Phố Huế trong vụ Đông Xuân 2008-2009”.
    1.2 Mục đích
    Đánh giá khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa nhập nội tại Thừa Thiên Huế.
    Chọn ra giống lúa có khả năng kháng rầy và ít nhiễm các đối tượng sâu hại khác nhằm phục vụ cho sản xuất và làm vật liệu cho việc nghiên cứu tiếp theo.
    Xác định thành phần và mức độ phổ biến của các đối tượng gây hại chủ yếu trên các giống lúa nhập nội tại Thừa Thiên Huế.
    1.3. Yêu cầu
    Nắm vững diễn biến thời tiết khí hậu tại Thừa Thiên Huế.
    Biết được nguồn gốc của các giống lúa nghiên cứu.
    Nắm rõ các thành phần sâu bệnh hại chính trên lúa.
    Nắm được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rầy nâu.
    Biết được một số thiên địch bắt mồi ăn thịt của rầy nâu trên đồng ruộng.
    Nắm vững các quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm.
    Nắm rõ phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm.
    Nắm vững các phương pháp theo dõi các chỉ tiêu đối với từng loài dịch hại.
    Biết cách ghi số liệu chính xác và khoa học.
    Biết xử lý số liệu.
    Mô hình hoá các số liệu, nhận xét, đánh giá, phân tích số liệu một cách chính xác và khoa học.


    MỤC LỤC

    PHẦN 1-MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục đích 2
    1.3. Yêu cầu 2
    PHẦN 2-TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    2.1. Tình hình sản xuất lúa 4
    2.2. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại lúa và thiên địch 8
    2.3. Những nghiên cứu về rầy nâu và giống kháng rầy nâu 11
    2.3.1. Những nghiên cứu về rầy nâu 11
    2.3.2. Những nghiên cứu về giống kháng rầy nâu. 12
    2.4. Cơ sở lý luận và thực tiễn 14
    2.4.1. Cơ sở lý luận 14
    2.4.2. Cơ sở thực tiễn 14
    PHẦN 3-ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
    3.2. Nội dung nghiên cứu 16
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 16
    3.3.1. Đánh giá phản ứng của các giống lúa thí nghiệm với rầy nâu theo phương pháp IRRI 16
    3.3.2. Điều tra theo dõi những loài sâu bệnh chủ yếu 18
    3.3.3. Điều tra theo dõi các loại thiên địch bắt mồi trên đồng ruộng 20
    PHẦN 4-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    4.1. Phản ứng của các giống lúa thí nghiệm với rầy nâu theo phương pháp của IRRI 21
    4.1.1. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp trong cốc mạ của IRRI 21
    4.1.2. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp trong hộp mạ của IRRI 22
    4.2. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa nghiên cứu 24
    4.2.1. Thành phần sâu bệnh và thiên địch trên các giống lúa nghiên cứu 24
    4.2.2. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalorcocis medinalis Guenee.) trên các giống lúa nghiên cứu 27
    4.2.3. Diễn biến tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh của bệnh đốm nâu (Curvularia lunata) trên các giống lúa nghiên cứu. 31
    4.2.4. Diễn biến tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh của bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Palo.) trên các giống lúa nghiên cứu 37
    4.3. Diễn biến mật độ thiên địch bắt mồi ăn thịt trên các giống lúa nghiên cứu 42
    4.3.1. Diễn biến mật độ của nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt trên các giống lúa nghiên cứu 42
    PHẦN 5- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    5.1. Kết luận 46
    5.2. Đề nghị 47
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...