Luận Văn Nghiên cứu phản ứng khâu mạch epoxy rắn DER.663U với tác nhân đóng rắn phenolic DEH.84

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu phản ứng khâu mạch epoxy rắn DER.663U với tác nhân đóng rắn phenolic DEH.84



    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.




    Việc nghiên cứu vật liệu mới có các tính năng ưu việt, có khả năng chịu tác động của các điều kiện khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới là những vấn đề thời sự của ngành khoa học vật liệu, trong đó có các loại vật liệu trên cơ sở nhựa epoxy.

    Các vật liệu epoxy được sử dụng dưới dạng vecni, sơn, keo dán kết cấu và compozit đã được ứng dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hoá chất, xây dựng, giao thông vận tải và các ngành kỹ thuật cao như : điện, điện tử, hàng không, vũ trụ. Phạm vi ứng dụng rộng rãi là minh chứng về tính đa dạng của nhựa epoxy.

    Trong vật liệu epoxy, chất đóng rắn là thành phần rất quan trọng, quyết định các tính chất và phạm vi ứng dụng của vật liệu epoxy. Chất đóng rắn dạng phenolic được biết đến như là một chất đóng rắn cho nhựa epoxy ở nhiệt độ cao, sản phẩm sau đóng rắn có nhiều tính chất cơ, hoá và điện rất tốt.

    Ở nước ta hiện nay việc nghiên cứu chế độ công nghệ trộn hợp cũng như quá trình đóng rắn nhựa epoxy ở dạng rắn với các tác nhân đóng rắn cũng ở dạng rắn còn ít được quan tâm. Đề tài : " Nghiên cứu phản ứng khâu mạch epoxy rắn DER.663U với tác nhân đóng rắn phenolic DEH.84 " của đồ án nhằm tập trung giải quyết các vấn đề có liên quan này. Nội dung nghiên cứu của đồ án gồm:

    1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ chất đóng rắn với nhựa epoxy.

    2. Nghiên cứu ảnh hưởng của bột độn CaCO3 tới khả năng đóng rắn của hệ.

    3. Nghiên cứu một số tính chất của sản phẩm sau đóng rắn.

    4. Nghiên cứu chế độ công nghệ trộn hợp các cấu tử trước khi thực hiện phản ứng khâu mạch.

    MỤC LỤC

    Trang


    Bảng các chữ viết tắt 1

    Chương 1. Mở đầu . 2

    Chương 2. Tổng quan về nhựa epoxy và chất đóng rắn . 3

    2.1. Giới thiệu chung về nhựa epoxy 3

    2.1.1. Lịch sử phát triển của nhựa epoxy 4

    2.1.2. Phương pháp tổng hợp nhựa epoxy . 5

    2.1.3. Các loại nhựa epoxy điển hình . 10

    2.1.4. Các thông số quan trọng của nhựa epoxy . 11

    2.1.5. Tính chất hoá học của nhựa epoxy 12

    2.1.6. Tính chất lý học của nhựa epoxy . 12

    2.1.7. Một số lĩnh vực ứng dụng chính của nhựa epxy . 13

    2.1.7.1 . Màng phủ bảo vệ . 13

    2.1.7.2. Keo dán . 14

    2.1.7.3. Vật liệu compozit . 14

    2.2. Các chất đóng rắn cho nhựa epoxy . 14

    2.2.1. Chất đóng rắn cộng hợp 15

    2.2.1.1. Chất đóng rắn amin 15

    2.2.1.2. Chất đóng rắn axit và anhydrit axit . 22

    2.2.1.3. Chất đóng rắn izoxianat 26

    2.2.1.4. Chất đóng rắn dạng oligome . 27

    2.2.1.5. Chất đóng rắn polymecaptan . 27

    2.2.2. Đóng rắn nhờ tác dụng xúc tác . 28

    2.2.2.1. Chất đóng rắn xúc tác anion (xúc tác bazơ Lewis) . 28

    2.2.2.2. Chất đóng rắn xúc tác cation (xúc tác axit Lewis) 30

    2.2.2.3. Một số loại chất đóng rắn khác . 32

    Chương 3. Thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu . 33

    3.1. Nguyên liệu 33

    3.1.1. Nhựa epoxy DER.663U . 33

    3.1.2. Chất đóng rắn phenolic DEH.84 . 33

    3.1.3. Bột độn CaCO3 34

    3.2. Phương pháp trộn hợp các cấu tử . 35

    3.2.1. Trộn thô . 35

    3.2.2. Trộn tinh . 35

    3.2.2.1. Trộn hợp các cấu tử trên thiết bị trộn kín Rheotest - 2 35

    3.2.2.2. Trộn hợp các các cấu tử trên máy trộn trục vít Extruder f40 . 35

    3.3. Phương pháp tiến hành đóng rắn . 35

    3.4. Phương pháp xác định hàm lượng phần gel 35

    3.5. Các phương pháp phân tích . 36

    3.5.1. Phân tích phổ hồng ngoại (IR) . 36

    3.5.2. Phương pháp phân tích nhiệt khối lượng TGA 36

    3.5.3. Phương pháp phân tích nhiệt vi sai DTA 37

    Chương 4. Kết quả và thảo luận 38

    4.1. Lựa chọn phương pháp phối trộn chất đóng rắn và nhựa epoxy . 38

    4.2. Khảo sát phản ứng đóng rắn bằng phổ IR . 39

    4.3. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng chất đóng rắn tới mức độ đóng rắn của nhựa epoxy 40

    4.4. ảnh hưởng của thời gian đóng rắn đối với hệ DER.663U-DEH.84 . 42

    4.5. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng bột độn CaCO3 tới mức độ đóng rắn của nhựa epoxy 43

    4.6. Kết quả khảo sát phân tích nhiệt TGA và DTA . 44

    Chương 5. Kết luận 46

    Tài liệu tham khảo . 47

    Phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...