Tiến Sĩ Nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (anot) tạo dung dịch nano bạc bằng điện áp cao

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN . 7
    1.1. Giới thiệu chung về vật liệu nano . 7
    1.2. Cơ sở khoa học của công nghệ nano . 7
    1.2.1. Chuyển tiếp từ tính chất cổ điển đến tính chất lượng tử 7
    1.2.2. Hiệu ứng bề mặt . 8
    1.2.3. Kích thước tới hạn 8
    1.3. Phân loại vật liệu nano 8
    1.4. Dung dịch nano bạc . 9
    1.4.1. Giới thiệu về bạc . 9
    1.4.2. Ứng dụng của dung dịch nano bạc 14
    1.5. Các phương pháp chế tạo nano 15
    1.5.1. Phương pháp từ trên xuống . 16
    1.5.2. Phương pháp từ dưới lên . 16
    1.5.3. Phương pháp vật lý . 17
    1.5.4. Phương pháp hóa học . 19
    1.5.5. Phương pháp kết hợp 22
    1.5.6. Phương pháp sinh học . 23
    1.6. Phương pháp điện hóa điều chế nano . 23
    1.6.1. Điện hóa tạo cấu trúc nano 23
    1.6.2. Công nghệ điện hóa tạo dung dịch nano kim loại bạc . 25
    1.6.3. Cơ chế tạo dung dịch nano bằng phương pháp điện hóa . 26
    1.6.4. Công nghệ nano điện hóa điện áp cao . 27 1.7. Ổn định hạt nano . 29
    1.7.1. Ổn định tĩnh điện 29
    1.7.2. Ổn định bằng hợp chất cao phân tử . 30
    1.7.3. Một số chất ổn định thường dùng . 30
    1.8. Hiện tượng plasma 31
    1.8.1. Plasma ở áp suất thấp 31
    1.8.2. Plasma ở áp suất khí quyển . 33
    1.8.3. Plasma điện cực trong điện phân điện áp cao 35
    1.9. Vấn đề còn tồn tại 36
    1.10. Phương pháp giải quyết 37
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
    2.1. Điều chế dung dịch nano . 38
    2.1.1. Thiết bị . 38
    2.1.2. Vật liệu và hóa chất 40
    2.1.3. Phương pháp điều chế . 40
    2.2. Các phương pháp khảo sát 42
    2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình hình
    thành hạt nano trong dung dịch . 42
    2.2.2. Khảo sát các hiện tượng trong quá trình điện phân . 45
    2.3. Các phương pháp đánh giá . 46
    2.3.1. Đo khí . 46
    2.3.2. Hình dạng và kích thước hạt nano bạc 46
    2.3.3. Phân tích cấu trúc, thành phần hạt nano bạc 48
    2.3.4. Xác định nồng độ của dung dịch . 49
    2.3.5. Tính chất của dung dịch 51
    2.3.6. Thử nghiệm diệt khuẩn. 55
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56
    3.1. Đặc tính của dung dịch nano bạc đã điều chế 56
    3.1.1. Phổ UV-Vis của dung dịch nano bạc 56
    3.1.2. Hình dạng và kích thước hạt kim loại bạc trong dung dịch . 57 3.1.3. Độ dẫn điện của dung dịch 63
    3.1.4. Độ ổn định của hạt nano kim loại trong dung dịch 63
    3.1.5. Phổ Rơnghen và EDX . 66
    3.1.6. Đặc điểm nồng độ của dung dịch 68
    3.1.7. Khả năng diệt khuẩn . 69
    3.1.8. Nhận xét . 72
    3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo dung dịch nano
    bạc . 73
    3.2.1. Ảnh hưởng của khoảng cách các điện cực 73
    3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian điện phân 79
    3.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng ban đầu . 85
    3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ dòng . 89
    3.2.5. Nhận xét . 92
    3.3. Cơ chế điện hóa tạo dung dịch nano kim loại bạc . 93
    3.3.1. Chế độ điện phân điện áp cao . 93
    3.3.2. Sự hình thành nano Ag trong quá trình điện phân . 96
    3.3.3. Hiện tượng đặc biệt khi điện phân điện áp cao 96
    3.3.4. Các phản ứng tạo thành hạt nano kim loại bạc phân tán trong
    dung dịch . 105
    3.3.5. Ảnh hưởng của vị trí tương đối anôt-catôt 111
    3.3.6. Nhận xét . 115
    KẾT LUẬN . 116
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ . 118
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công nghệ nano đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và làm thay đổi
    diện mạo các ngành khoa học [82]. Trong những năm gần đây, công nghệ
    nano ra đời không những tạo nên bước đột phá trong nhiều ngành khoa học
    công nghệ như điện tử, tin học, y học, sinh học mà còn được ứng dụng rộng
    rãi trong đời sống hàng ngày và trở thành một mũi nhọn nghiên cứu phát triển
    trên thế giới. Vì lý do trên, thế kỷ 21 được xem là kỷ nguyên vật liệu nano
    [28], [74].
    Hiện nay, nghiên cứu và ứng dụng vật liệu nano có bước phát triển mạnh
    mẽ. Các vật liệu nano như titan oxit (TiO
    ), nano cacbon (C), nano bạc
    (Ag) đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng trong cuộc
    sống, đặc biệt là trong lĩnh vực sinh học, y học và bảo vệ sức khoẻ của con
    người [14], [36], [71].


    Trong số các vật liệu này, kim loại bạc kích thước nano có một vị trí hết
    sức đặc biệt nên nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và ứng
    dụng ở nhiều lĩnh vực [41], [52].
    Thật vậy, hàng nghìn năm qua con người đã biết đến tính chất kháng
    khuẩn của bạc qua việc người Hy Lạp cổ đại đã dùng nồi nấu ăn bằng bạc hay
    quân La Mã, cũng như giới quý tộc châu Âu xưa dùng bạc làm vật dụng đựng
    thức ăn. Dân gian ta còn dùng bạc vừa làm đồ trang sức vừa dùng để trị bệnh
    cảm gió cho con người chứng tỏ bạc có khả năng tiêu độc. Nano bạc có được
    khi tổ hợp các phân tử bạc tạo ra các phần tử bạc kích thước cỡ nano để dễ
    dàng phủ lên các bộ phận chức năng nhằm giúp hạn chế sự phát triển, phá vỡ
    sự tấn công của một số loại vi khuẩn gây bệnh [37], [43].
    Với tính kháng khuẩn và hiệu quả đặc thù nhờ tác động hạn chế sự trao
    đổi chất của tế bào vi khuẩn, do đó làm kiềm chế quá trình sinh sản của vi khuẩn, tấn công và phá vỡ màng tế bào của 650 loại vi khuẩn đơn bào gây
    hại. Bạc ở dạng ion sẽ lấy một electron từ màng tế bào vi khuẩn làm vỡ cấu
    trúc các tác nhân gây bệnh và giết chết nó khi tiếp xúc. Bên cạnh đó, ion bạc
    có khả năng phá vỡ cấu trúc vi rút bằng cách ion bạc có thể liên kết với các



    phần tử tích điện, cấu trúc di truyền DNA không hoàn chỉnh của vi rút, ngăn
    chặn vi rút nhân bản. Điều này chỉ xảy ra đối với các DNA của vi rút nhưng
    không ảnh hưởng tới các DNA của tế bào bình thường. Ngoài ra, dung dịch
    nano bạc điều chế bằng phương pháp điện hóa điện áp cao xoay chiều 10 kV
    có khả năng tạo ra một tần số cực lớn của các phần tử nano tới 910 THz cộng
    hưởng với tần số của vi rút và vi khuẩn, tương đương với tần số của đèn cực
    tím được sử dụng trong phòng thí nghiệm để diệt vi khuẩn và vi rút. Với kích
    thước nhỏ, hạt nano dễ xâm nhập vào các tế bào của vật chủ (vi rút) để truyền
    tần số cộng hưởng mà không ảnh hưởng tới các mô xung quanh [42].
    Chế tạo nano bạc sử dụng công nghệ hiện đại kết hợp với đặc tính diệt
    trùng và kháng khuẩn của các hạt bạc kích cỡ nano mét giúp tiêu diệt đến
    99,9% vi khuẩn [75], [111].
    Bạc còn có những tính chất quang, điện và từ đặc thù phụ thuộc vào kích
    thước và hình thái của hạt nano. Vì vậy nano bạc được sử dụng rộng rãi trong
    nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ như xúc tác, thiết bị hiển thị, thiết bị
    quang điện, điốt phát quang, thiết bị cảm biến sinh học Các sản phẩm nano
    bạc thu được bằng các công nghệ khác nhau có thể được sử dụng để cải tiến
    các vật liệu truyền thống hoặc chế tạo các loại vật liệu mới, các lớp phủ, các
    phương tiện khử trùng cho tẩy rửa, phụ gia cho mỹ phẩm, thực phẩm và các
    sản phẩm công nghiệp khác.
    Dung dịch nano bạc đòi hỏi có độ sạch cao đang là yêu cầu cấp thiết, đặc
    biệt trong y-dược học. Tuy nhiên, các phương pháp điều chế trước đây cho ra
    sản phẩm dung dịch luôn ở trạng thái có lẫn tạp chất. Trong một số lĩnh vực đòi hỏi dung dịch có độ sạch cao chưa đáp ứng được. Do đó việc nghiên cứu
    phương pháp mới có khả năng tạo dung dịch nano bạc có độ sạch cao là yêu
    cầu cấp bách hiện nay.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    Từ sự cấp thiết ở trên, một trong các phương pháp có thể đáp ứng được
    là điện hóa điện áp cao. Ở điện áp cao, quá trình hòa tan anôt trong nước cất
    tạo dung dịch nano kim loại bạc đang được bước đầu quan tâ m và là hướng đi
    mới trong việc chế tạo dung dịch nano bạc. Một số thử nghiệm đã được tiến
    hành để khảo sát quá trình điện hóa để tạo dung dịch nano kim loại có độ sạch
    cao ở điện áp một chiều cao từ 8 ư 25 kV ở dòng điện < 250 mA. Kết quả
    khảo sát đã thu được dung dịch nano của một số kim loại như Cu, Al, Fe, Ag
    [6], [14] và phản ứng điện hóa xảy ra chỉ có sự hòa tan anôt, còn catôt không
    thấy bị hao mòn. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ chế hình thành hạt nano kim
    loại phân tán trong nước cất hai lần có thể tuân theo cơ chế điện hóa.
    Tuy nhiên theo thông tin cập nhật, việc khảo sát quá trình điện hóa và cơ
    chế hình thành của hạt nano trong lòng dung dịch chưa được nghiên cứu.
    Với lý do trên, luận án: “Nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại
    dương cực (anôt) tạo dung dịch nano bạc bằng điện áp cao” được đề xuất với
    mục đích làm rõ cơ chế việc tạo nano bạc khi hòa tan dương cực ở điện thế
    cao trong môi trường nước cất không dẫn điện nhằm thiết lập cơ sở khoa học
    tiến tới làm chủ được quy trình công nghệ và triển khai được ở quy mô ứng
    dụng thực tiễn sau này.
     
Đang tải...