Luận Văn Nghiên cứu phân tích hàm lượng sắt trong một số loài nghêu và hàu thuộc vùng biển Đà Nẵng bằng phươn

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu phân tích hàm lượng sắt trong một số loài nghêu và hàu thuộc vùng biển Đà Nẵng bằng phương pháp trắc quang phân tử UV-ViS


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Sắt và dư lượng của nó trong môi trường 3
    1.1.1. Giới thiệu về sắt . 3
    1.1.2. Vai trò của sắt 3
    1.1.2.1. Trong đời sống sản xuất 3
    1.1.2.2. Đối với cơ thể con người . 4
    1.1.3. Tác hại của sắt đối với con người . 4
    1.2. Các phương pháp vô cơ hóa mẫu 5
    1.2.1. Phương pháp vô cơ hóa mẫu khô (vô cơ hóa khô) 5
    1.2.2. Phương pháp vô cơ hóa mẫu ướt (vô cơ hóa ướt) . 6
    1.2.3. Phương pháp vô cơ hóa mẫu khô - ướt kết hợp 6
    1.3. Các phương pháp xác định vi lượng sắt 7
    1.3.1. Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử (AES) . 7
    1.3.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ( AAS ) 7
    1.3.3. Phương pháp trắc quang phân tử UV – VIS . 8
    1.3.3.1. Xác định hàm lượng sắt bằng thuốc thử thioxianat 9
    1.3.3.2. Xác định hàm lượng sắt bằng thuốc thử axit sunfosalixilic 9
    1.3.3.3. Xác định hàm lượng sắt bằng thuốc thử o-phenantrolin 10
    1.3.3.4. Xác định hàm lượng sắt bằng thuốc thử 2,2- bipyridyl 10
    1.4. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS . 11
    1.4.1. Giới thiệu phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS . 11
    1.4.2. Các điều kiện tối ưu của một phép đo quang 12
    1.4.2.1. Sự đơn sắc của bức xạ điện từ . 12
    1.4.2.2. Bước sóng tối ưu – bước sóng cực đại λ
    max
    12
    1.4.2.3. Khoảng tuyến tính của định luật Lambert – Beer 13
    1.4.2.4. Các yếu tố khác . 13
    1.4.3. Các phương pháp phân tích định lượng 13
    1.4.3.1. Phương pháp đường chuẩn 13
    1.4.3.2. Phương pháp thêm chuẩn 14
    1.4.3.3. Phương pháp vi sai 15
    1.5. Tình hình nghiên cứu, kiểm soát kim loại nặng ở một số nước trên
    thế giới và ở Việt Nam 15
    1.6. Giới thiệu về một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế ở
    Việt Nam . 17
    1.6.1. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý 17
    1.6.2. Một số loài đại diện trên biển của loài nghêu . 17
    1.6.2.1. Nghêu dầu . 17
    1.6.2.2. Nghêu trắng 18
    1.6.2.3. Nghêu lụa . 18
    1.6.3. Một số loài đại diện trên biển của loài hàu . 19
    1.6.3.1. Giá trị kinh tế của nhuyễn thể hai mảnh vỏ . 19
    CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    2.1. Dụng cụ, thiết bị, hóa chất 21
    2.1.1. Thiết bị 21
    2.1.2. Dụng cụ . 22
    2.1.3. Hóa chất 22
    2.2. Cách pha các loại dung dịch . 22
    2.2.1. Pha dung dịch chuẩn Fe
    3+
    0,1mg/ ml . 22
    2.2.2. Pha các dung dịch khác 22
    2.3. Nội dung cần nghiên cứu 22
    2.4. Thực nghiệm nghiên cứu điều kiện vô cơ hóa mẫu . 23
    2.4.1. Khảo sát thể tích H2SO
    4
    đặc để vô cơ hóa mẫu 23
    2.4.2. Khảo sát nhiệt độ và thời gian nung tối ưu . 23
    2.5. Lập đường chuẩn xác định sắt . 24
    2.6. Xác định hiệu suất thu hồi 24
    2.7. Đánh giá sai số thống kê của phương pháp . 25
    2.9. Phân tích hàm lượng sắt trong một số loài nghêu và hàu theo hai đợt: tháng 9,
    tháng 10 và tháng 4, tháng 5. . 27
    2.9.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu nghêu và hàu . 27
    2.9.1.1. Lấy mẫu 27
    2.9.1.2. Chuẩn bị mẫu 27
    2.9.1.3. Địa điểm lấy mẫu 28
    2.9.2. Phân tích hàm lượng kim loại nặng trong nhuyễn thể . 28
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 29
    3.1. Kết quả khảo sát điều kiện vô cơ hóa mẫu 29
    3.1.1. Kết quả khảo sát thể tích H
    2SO
    4
    đặc để vô cơ hóa mẫu 29
    3.1.2. Kết quả khảo sát nhiệt độ nung mẫu . 29
    3.1.3. Kết quả khảo sát thời gian nung mẫu . 30
    3.2. Kết quả xây dựng đường chuẩn . 31
    3.3. Kết quả khảo sát hiệu suất thu hồi của phương pháp . 32
    3.4. Kết quả đánh giá sai số thống kê của phương pháp . 32
    3.5. Qui trình phân tích xác định hàm lượng sắt trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ . 33
    3.6. Kết quả phân tích mẫu thực tế . 35
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 40
    1. Kết luận . 40
    2. Kiến nghị . 40
    1



    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong số các chất khoáng mà cơ thể cần, người ta chú ý trước hết đến sắt.
    Mặc dù số lượng không nhiều, nhưng sắt là một trong các thành phần dinh dưỡng
    quan trọng nhất, có tầm quan trọng cơ bản đối với sự sống, sắt vận chuyển oxi và
    giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai thì
    sắt rất cần thiết cho thai nhi và hàng ngày trong thời kỳ mang thai phải bổ sung một
    lượng sắt nhiều hơn so với người bình thường khoảng 30mg/ngày.
    Nhu cầu sắt thay đổi tùy theo điều kiện sinh lí, và nguồn cung cấp sắt chính
    là các thực phẩm hàng ngày. Tuy vậy mà gần hai tỉ người đặc biệt là phụ nữ và trẻ
    em trong các quốc gia nghèo có rất ít sắt trong khẩu phần ăn hằng ngày. Việt Nam
    cũng là một trong những quốc gia mà tình trạng thiếu sắt còn chiếm tỉ lệ cao. Bệnh
    thiếu sắt là một bệnh dinh dưỡng có tầm quan trọng lớn, tuy ít gây tử vong, nhưng
    nó làm hàng triệu người ở trong tình trạng yếu đuối, sức khỏe kém. Trẻ em học kém
    do thiếu máu gây buồn ngủ và kém tập trung. Người lớn giảm khả năng lao động vì
    chóng mặt nghỉ luôn và nghỉ kéo dài, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều thực phẩm có
    nhiều hàm lượng sắt thì sẽ gây ra thừa sắt trong cơ thể, điều đó thì sẽ không tốt cho
    sức khỏe con người, chúng gây ảnh hưởng có hại cho tim, gan, khớp và các cơ quan
    khác, n ế u tích tr ữ quá nhi ề u có th ể gây nguy cơ b ị ung thư.
    Khả năng hấp thu sắt của mỗi cơ thể chúng ta rất thấp. Lượng sắt hấp thu chỉ
    chiếm 10-20% so với lượng cung cấp. Do đó việc bổ sung chất sắt phải được tiến
    hành thường xuyên.
    Với hy vọng đóng góp thêm những thông tin về hàm lượng sắt trong một số
    loài nghêu và hàu chúng tôi đã thực hiện đề tài:
    “ Nghiên cứu phân tích hàm lượng sắt trong một số loài nghêu và hàu thuộc
    vùng biển Đà Nẵng bằng phương pháp trắc quang phân tử UV-ViS”.
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Các kết quả thu được của đề tài góp phần xây dựng phương pháp xác định
    hàm lượng sắt trong một số loài hàu và nghêu bằng phương pháp trắc quang phân tử
    2
    phù hợp với các điều kiện của phòng thí nghiệm hiện có.
    Thông qua kết quả phân tích hàm lượng sắt có thể đánh giá khả năng tích tụ
    sắt trong một số loài nghêu và hàu, phục vụ cho vấn đề an toàn thực phẩm và so
    sánh hàm lượng sắt trong các loài nghêu và hàu.
    3



    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Sắt và dư lượng của nó trong môi trường [10, 14, 15]
    1.1.1. Giới thiệu về sắt
     Sắ t là m ộ t nguyê n t ố kim lo ạ i ph ổ bi ế n (sau nhôm), đ ứ ng th ứ tư
    về hàm lư ợ ng trái đất, chiếm 1,5% khối lượng vỏ trái đất
    Sắt ký hiệu Fe và số hiệu nguyên tử bằng 26, thuộc chu kỳ 4 ở phân
    nhóm VIIIB. Nguyên tố sắt có tên Latinh là ferrum.
     Tính chất vật lý của sắt
    Sắt là kim loại có màu trắng xám, có ánh kim dễ rèn, dễ dát mỏng
    Sắt có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt
    Nhiệt độ nóng chảy: 1808K
    Nhiệt độ sôi: 3023K
     Tính chất hóa học của sắt
    Sắt là kim loại có hoạt tính hóa học trung bình. Tác dụng được với phi
    kim, axit và các dung dịch muối.
    1.1.2. Vai trò của sắt
    1.1.2.1. Trong đời sống sản xuất
    Sắt thường được dùng dưới dạng các hợp kim rất có giá trị trong kỹ thuật. Sự
    kết hợp của giá thành thấp và các đặc tính tốt về chịu lực, độ dẻo, độ cứng làm cho
    nó trở thành vật liệu không thể thay thế được, đặc biệt trong các ứng dụng như sản
    xuất ô tô, thân tàu thủy lớn, các bộ khung cho các công trình xây dựng. Sắt nguyên
    chất chỉ được sử dụng cho những mục đích đặc biệt, ví dụ sản xuất lõi từ của các
    nam châm điện hoặc được dùng thay thế đồng và đồng thau thuộc loại vật liệu mềm
    trong sản xuất các vòng đệm, các loại vỏ đạn, . FeSO 4
    đư ợ c dùng đ ể ch ố ng sâu
    b ọ có h ạ i cho thực vật, được dùng trong việc sản xuất mực viết, trong sơn vô cơ và
    trong nhuộm vải; nó còn dùng để tẩy gỉ kim loại. Sắt là nguyên tố quan trọng cho
    s ự s ố ng và công nghi ệ p. Vì th ế ngư ờ i ta tìm nhi ề u cách th ứ c và phương
    pháp đ ể tách và làm giàu nguyên tố này.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang (1998), Động vật không
    xương sống, NXB Giáo dục.
    [2] Nguyễn Trọng Biểu, Từ Văn Mạc (2002), Thuốc thử hữu cơ, Nhà xuất bản Khoa
    học và Kỹ thuật.
    [3] Bộ Y tế (2007), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. NXB Y
    học, Hà Nội.
    [4] Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mạc, Từ Vọng Nghi (2002), Cơ sở Hóa học phân
    tích, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
    [5] Phạm Thị Hà (2008), Bài giảng các phương pháp phân tích quang học, Đại học
    Sư phạm Đà Nẵng.
    [6] Khôi HH, Nhân BT, Ninh NX (1990). Một vài đặc điểm dịch tễ học của thiếu
    máu thiếu sắt trên phụ nữ có thai ở nông thôn & thành phố Hà Nội.
    [7] Nguyễn Thị Lan (2007), Quy hoạch thực nghiệm – nghiên cứu và ứng dụng, Đà
    Nẵng.
    [8] Phạm Thị Cẩm Lai (2009), Nghiên cứu xác định hàm lượng chì và cadimi trong
    một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng biển Đà Nẵng bằng phương pháp VonAmpe hòa tan xung vi phân.
    [9] Dr.Phạm Luận (1999), Những vấn đề cơ sở của các kỹ thuật xử lý mẫu phân
    tích, chương III – IV – V, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc
    Gia Hà Nội.
    [10] Hồ Thu Mai (2009), Ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt lên sức khỏe trẻ em,
    Viện dinh dưỡng sinh hoạt, Sinh hoạt chuyên đề.
    [11] Lê Thị Mùi (2001), Nghiên cứu xác định hàm lượng một số hợp chất clo bền
    vững độc hại trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở vùng ven biển Lăng Cô – Quảng Nam
    – Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ hóa học.
    [12] Nguyễn Thị Thy Nga (2010), Nghiên cứu xác định tổng hàm lượng sắt trong
    một số loài đất trồng rau trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp trắc
    quang phân tử UV-VIS, Luận văn tốt nghiệp cử nhân khoa học.
    42
    [13] Hồ Viết Quý (1999), Các phương pháp phân tích quang học trong Hóa học,
    Trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Quốc gia Hà Nội.
    [14]http://khoahocphothong.com.vn/news/detail/4099/thieu-hut-va-ngo-doc-chatsat.html
    [15] http://vi.wikipedia.org/wiki/S%El%BA%AFt
    [16] http://www.khoahocthuysan.org/forum/viewtopic.php?f=6&t=236
    [17] http://www.cityfarmer.org/russianmental.html
    [18] http://www.ejpau.media.pl/volume5/issue2/environment/art - 06.html
    [19] http://www.fistenet.gov.vn/DMSP/index.asp?menu=haimanhvo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...