Luận Văn nghiên cứu phân tích hàm luong AMONI và SẮT

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việt Nam là một nước có đất đai màu mỡ và phì nhiêu, đặc biệt là đất bùn chiếm một lượng rất lớn và phân bố đều khắp các vùng trong cả nước. Ở miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng, có nhiều mỏ than bùn đang được thăm dò, tìm kiếm và nghiên cứu để đưa vào sử dụng.
    Than bùn giàu nitơ, nghèo lân và rất nghèo kali, thường chua. Than bùn có rất nhiều ứng dụng như làm chất đốt, làm chất kích thích sinh trưởng, làm chất hấp phụ Hiện nay than bùn được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp như là một chất độn để ủ với các loại phân khác ( phân lân, phân xanh, phân hữu cơ)
    Phân bón là những bổ sung cho đất được dùng để thúc đẩy cây cối phát triển; các loại chất dinh dưỡng có trong phân bón là nitơ, phốt pho và kali (các chất dinh dưỡng) và các chất dinh dưỡng khác (vi chất dinh dưỡng như Bo, Cl, Mn, Fe, Zn, Cu, Mo và Se) được thêm vào với những số lượng nhỏ.
    Trong than bùn có chứa nhiều nguyên tố như : N, P, K, Na, S, Al, Fe. Khi có sắt với hàm lượng lớn thì không thể hỗn hợp được với supephotphat. Đồng thời than bùn chứa nhiều sắt thì khi bón phân vào đất sẽ gây ô nhiễm môi trường. Nitơ là một trong những nguyên tố quan trọng, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của thực vật nói chung, cây trồng nói riêng. Cây trồng cần nitơ suốt cuộc đời. Cung cấp đủ nitơ hiệu suất quang hợp sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng của cây. Nhưng nếu thừa nitơ, thời kỳ sinh trưởng kéo dài, gluxit tiêu hao sẽ lớn hơn gluxit tích lũy, làm giảm hiệu quả sản xuất. Nguồn nitơ mà cây hấp thụ được chủ yếu là từ phân bón dưới dạng NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP]. Phân bón chứa nhiều nitơ khi bón cho cây, cây hấp thụ không hết sẽ bị rửa trôi vào nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, nước và môi trường xung quanh. Vì vậy cần xác định hàm lượng amoni và sắt trong than bùn để sử dụng hợp lý nó.
    Với hy vọng đóng góp thêm nhứng thông tin về hàm lượng amoni và sắt trong than bùn chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng amoni và sắt trong than bùn để làm phân bón bằng phương pháp trắc quang phân tử UV - VIS
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...