Thạc Sĩ Nghiên cứu phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phân giải photphat khó tan trên đất bazan nâu đỏ ở đaklak

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 9/12/14
    Last edited by a moderator: 9/12/14
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Tây Nguyên vùng có tiềm năng dồi dào để phát triển nông lâm nghiệp, với trên 2 triệu ha đất bazan màu mỡ, chiếm 60% diện tích đất bazan của cả nước. Tây Nguyên là khu vực thích hợp cho phát triển cây công nghiệp hàng hoá như cà phê, cao su, hồ tiêu và cây lương thực là ngô. Theo số liệu thống kê năm 2008, Tây Nguyên có khoảng 470.000 ha cà phê, 144.000 ha cao su, 30.000 ha hồ tiêu và hàng trăm nghìn ha lúa, ngô và các cây công nghiệp ngắn ngày khác.
    Theo cơ cấu kinh tế năm 2009, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong phát triển kinh tế Tây Nguyên, trong đó trồng trọt chiếm xấp xỉ 86% tổng sản phẩm và gần 35% tổng kinh tế toàn vùng. Có được những thành công trên là do có sự thay đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất, tăng cường đầu tư
    thâm canh Một trong những biện pháp thâm canh đem lại hiệu quả cao là tăng cường sử dụng các loại phân hoá học, việc đó đã làm tăng đáng kể năng suất và chất lượng nông sản. Nhưng mặt trái của việc sử dụng phân bón hoá học là làm cho đất ngày càng bị thoái hoá, chua hoá, chai cứng, đồng thời làm cho hệ vi sinh vật có ích trong đất ngày càng giảm đi một cách nhanh chóng.
    Photphat là một trong nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng, cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng như tổng hợp ATP nguồn năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể và cấu tạo acid nucleic. [2] Trong tự nhiên sự chuyển hoá photphat xảy ra chủ yếudưới tác dụng của quá trình hoá học và sinh học [1]. Quá trình chuyển hoá hợp chất photphat khó tan trong đất có phần đóng góp quan trọng của các loại 2
    Nhóm vi sinh vật phân giải photphat khó tan tồn tại nhiều trong đất và cùng các loại vi sinh vật khác luôn giữ cho hệ vi sinh vật trong đất được cân bằng sinh thái và dịch bệnh xảy ra nếu sự cân bằng bị phá vỡ. Các vi sinh vật phân giải photphat khó tan trong đất hoạt động như các nhà máy phân lân chuyển quặng khó tan thành dễ tan để cây trồng hấp thụ được, không cần axit mạnh và nhiệt độ cao. Do vậy bón vi sinh vật phân giải photphat khó tan vào đất sẽ cung cấp một lượng photphat dễ tan cho cây trồng, không làm chua đất
    và giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất tốt hơn [14].
    Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra một số vi sinh vật có khả năng thể hiện được nhiều các hoạt tính sinh học khác nhau, trong đó có những vi sinh vật vừa chuyển hoá hợp chất photphat vừa có khả năng tạo các chất dinh dưỡng cho cây, sinh tổng hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật đồng thời cũng có khả năng ức chế một số vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng [3,6]. Đắk Lắk với hơn 310.000 ha là đất bazan nâu đỏ là loại đất có hàm lượng lân tổng số cao nhưng hàm lượng lân dễ tiêu thấp do sự di động của Fe, Al, hay hàm lượng Ca 2+ cao dẫn đến lân dễ bị cố định thành lân khó tiêu ( Ca 3 (PO 4 ) 2 , AlPO 4 , FePO 4 ) nên lượng lân dễ tiêu luôn ở mức nghèo[25].
    Đất bazan nâu đỏ rất thích hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày, nhưng trong nhiều năm qua nông dân thường chỉ dùng phân hoá học để bón cho cây trồng thiếu bón phân hữu cơ cũng như phân vi sinh vật làm cho đất trồng bị thoái hoá, chai cứng, vi sinh vật đất bị suy thoái, gây ô nhiễm môi trường.
    Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phân giải photphat khó tan trên đất bazan nâu đỏ ở ĐakLak . 3
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Phân lập các chủng vi khuẩn phân giải photphat khó tan trên đất bazan nâu đỏ ở Đăk Lăk.
    - Tuyển chọn các chủng có hoạt tính phân giải photphat khó tan cao của các chủng vi khuẩn.
    3.Ý nghĩa khoa học
    Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò của vi sinh vật phân giải photphat khó tan . Các nghiên cứu của thế giới và Việt Nam về phân giải photphat khó tan dạng photphat sắt, photphat nhôm còn rất ít nghiên cứu.
    Đáng chú ý đề tài nghiên cứu, tuyển chọn và phân lập các chủng vi khuẩn có khả năng phân giải photphat khó tan hiệu quả trên đất bazan nâu đỏ trong điều kiện cụ thể ở Đak Lak và góp phần bảo tồn nguồn gen vi sinh vật bản địa hữu ích.
    4. Ý nghĩa thực tiễn
    Thành công của đề tài sẽ góp phần vào việc sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật phân giải photphat khó tan trong sản xuất nông , lâm nghiệp nhằm cung cấp photphat dễ tan cho cây trồng, giảm chi phí đầu tư, giảm sự thoái hoá đất, góp phần cải thiện đời sống của nông dân và bảo vệ môi trường nông thôn ở Đak Lak.
    5. Giới hạn của đề tài
    Trong quá trình thực hiện, do thời gian, trang thiết bị, hoá chất có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành phân lập trên một số mẫu đất của tỉnh Đak Lak và chỉ theo dõi một số chỉ tiêu cơ bản. Mặt khác, đây là lần đầu tham gia nghiên cứu nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...