Luận Văn Nghiên cứu phân lập nấm ở trên cá rô đầu vuông (Anabas testudineus ) nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1. Đặc điểm sinh học cá rô đầu vuông 3
    2.1.1. Phân loại[10] 3
    2.1.2. Phân bố 3
    2.1.3. Đặc điểm hình thái[10] 4
    2.1.4. Dinh dưỡng[7] 5
    2.1.5. Sinh trưởng 6
    2.1.6. Sinh sản[10] 6
    2.2. Tình hình nuôi cá rô đầu vuông ở Thừa Thiên Huế 7
    2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh nấm trên động vật thủy sản 8
    2.3.1. Trên thế giới 8
    2.3.2. Ở nước ta 10
    2.4. Một số bệnh nấm gây ra ở trên động vật thủy sản 10
    2.4.1. Bệnh nấm thủy my[1] 10
    2.4.2. Bệnh nấm mang[1] 13
    2.4.3. Hội chứng lỡ loét ở cá [1] 13
    2.4.4. Bệnh nấm nhớt[10] 14
    2.4.5. Bệnh nấm hạt (Dermocystidiosis)[4] 16
    2.4.6. Bệnh nấm hạt – Ichthyophonosis [1] 16
    2.5. Một số loại thuốc thường dùng để phòng trị bệnh nấm 17
    2.5.1. Nhóm polyen (Nystatin, amphotericin)[1] 17
    2.5.2. Griseophuvin (fulcine, fulcigin, funvigin)[1] 17
    2.5.3. Nhóm Chidazol (ketoconazol)[1] 18
    2.5.4. Thuốc tím- KMnO4[1] 18
    2.5.5. Hydrogen peroxide- H202- nước oxy già[1] 18
    2.5.6. Chlorine[1] 18
    2.5.7. Khí ozon (03)[1] 19
    2.5.8. Formaline- Formadehyde 36-38% - Formol – CH2O[1] 19
    2.5.9. Xanh methylen[1] 19
    2.5.10. Polyvinyl- pvp iodine[1] 19
    PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
    3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 20
    3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 20
    3.1.3. Thời gian nghiên cứu 20
    3.2. Nội dung nghiên cứu 20
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
    3.3.1. Sơ đồ nghiên cứu 21
    3.3.2. Thu mẫu 21
    3.3.3. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy nấm 22
    3.3.4. Phương pháp phân lập nấm trên cá 22
    3.3.5. Định danh nấm 22
    3.3.6. Phương pháp thử nghiệm pH và NaCl đến khả năng phát triển của nấm 23
    2.4. Phương pháp xử lý số liệu 23
    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
    4.1. Số lượng, chiều dài và khối lượng mẫu kiểm tra 24
    4.2. Kết quả phân lập nấm trên cá rô đầu vuông 24
    4.3. Kết quả thử nghiệm NaCl đến sự phát triển của nấm Achlya 27
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
    PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO


    PHẦN 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây ngày một phát triển mạnh mẽ về quy mô, hình thức cũng như diện tích nuôi. Trong đó nuôi trồng nước ngọt đang phát triển với nhiều đối tượng xuất khẩu như cá tra, cá basa So với nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặn thì nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã phát triển lâu đời và vẫn giữ vai trò quan trọng trong thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa.
    Nước ta có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nước lợ, nước mặn, nước ngọt vì có bờ biển trải dài từ Bắc tới Nam, nhiều sông lớn chảy ra biển và nhiều kênh rạch rất thuận tiện cho việc nuôi và đánh bắt thủy sản. Những năm gần đây viêc nuôi thủy sản nước mặn, lợ có nhiều biến đổi xấu ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của cả nước, trong đó việc nuôi tôm tràn lan, sử dụng nhiều hóa chất và thuốc kháng sinh trong nuôi tôm đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn nước mặn và nguồn nước ngầm. Vì vậy việc nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ đang được chú trọng nhằm hạn chế việc nuôi tôm gây ô nhiễm và khôi phục nguồn nước. Ngoài các đối tượng nước ngọt quen thuộc như cá tra, basa, trắm cỏ, mè trắng, cá trê lai thì cá rô đầu vuông đang được xem như đối tượng mới để đa dạng hóa sản phẩm cũng như nhằm đóng góp trong việc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thủy sản trong tương lai. Theo tài liệu của Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản tỉnh Hậu Giang, cá rô đầu vuông được ông Nguyễn Văn Khải, thuộc ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thuỷ phát hiện đầu năm 2008 với số lượng khoảng 70 con lẫn trong ao nuôi cá rô đồng. Đây là đối tượng có giá trị kinh tế với nhiều ưu điểm vượt trội như sức sống cao, dễ nuôi, với hệ số tiêu thụ thức ăn thấp, lớn nhanh, ít bệnh tật, kích thước lớn hơn nhiều so với cá rô đồng bình thường. Cá rô đầu vuông có thể sống được ở những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt, thiếu ô xy. Tuy kích thước và trọng lượng rất lớn nhưng chất lượng thịt cá rô đầu vuông thơm ngon như cá rô đồng. Nếu thời gian nuôi cá càng kéo dài, kích thước và trọng lượng cá càng lớn chất lượng thịt cá cũng càng tăng theo trọng lượng cá, cá có thớ thịt dày, ít xương dăm hơn cá rô đồng bình thường rất nhiều. Đặc biệt cá đực, cái không khác mấy về kích cỡ, trọng lượng, hình thể tăng trưởng trong cùng một ao. Đây là sản phẩm đang được thị trường ưa chuộng và bán rất chạy với giá bán trung bình 30.000đ/kg đối với loại (100-120g/con). Hiện tại cá rô đầu vuông đang được nuôi rất phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Nai. Trong tương lai, loài cá này có thể philê để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.[8]
    Quy trình nuôi cá rô đầu vuông cũng giống như nuôi cá rô đồng bình thường không đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ cần quản lý tốt môi trường ao nuôi cộng với chế độ cho ăn hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả cao.
    Hầu hết người nuôi thả cá với mật độ cao và sử dụng thức ăn công nghiệp làm cho môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm từ đó dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại lớn. Những bệnh thường gặp đó là sình bụng, đen thân, nấm nhớt, xuất huyết Trong đó bệnh do nấm thường xuất hiện vào mùa mưa khi nhiệt độ hạ thấp, nấm thường phát triển tốt ở nhiệt độ 18 – 25oC. Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về bệnh gây ra trên cá rô đầu vuông.
    Xuất phát từ thực tế sản xuất kết hợp nguyện vọng bản thân được sự đồng ý của khoa Thuỷ sản và giáo viên hướng dẫn, tôi đã quyết định tiến hành đề tài: “Nghiên cứu phân lập nấm ở trên cá rô đầu vuông (Anabas testudineus ) nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.
    Mục tiêu của đề tài:
    - Xác định nấm ở trên cá rô đầu vuông, thử nghiệm ảnh hưởng của pH và NaCl đến khả năng phát triển của nấm đã phân lập được.
    - Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học và nâng cao kiến thức thực tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...