Tiến Sĩ Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    4. Câu hỏi nghiên cứu. 3
    5. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của luận án 3
    6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu của luận án 5
    7. Kết cấu của luận án . 5
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
    ĐẾN ĐỀ TÀI 7

    1.1. Phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu trên thế giới . 7
    1.2. Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu của các tác giả
    trong nước 25
    1.3. Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu . 29
    (i) Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên 29
    (ii) Vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu . 30


    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ PHÂN BỔ RỦI RO
    TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
    TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ . 31
    2.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ . 31
    2.1.1. Khái niệm . 31
    2.1.2. Phân loại . 31
    2.2 Hình thức hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao
    thông đường bộ 33
    2.2.1 Khái niệm, đặc trưng và các hình thức PPP 33
    2.2.2 Động cơ thúc đẩy Chính phủ và tư nhân tham gia . 39
    2.2.3 Các nhân tố tác động đến thành công của hình thức PPP . 42
    2.2.4 Hình thức PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của các
    quốc gia trên thế giới 44
    2.3. Rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư PPP phát
    triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ . 49
    2.3.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại . 49
    2.3.2 Xác định các yếu tố rủi ro . 51
    2.3.3 Phân bổ các yếu tố rủi ro . 54
    2.4. Mô hình nghiên cứu về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các
    dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP . 57
    Tóm tắt chương . 59


    CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN BỔ RỦI
    RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
    HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM 60
    3.1. Hiện trạng và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở
    Việt Nam . 60
    3.1.1. Hiện trạng . 60
    3.1.2 Vốn đầu tư phát triển . 63
    3.2. Thực trạng triển khai hình thức hợp tác công tư trong phát triển cơ sở
    hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam . 67
    3.2.1 Các hình thức hợp đồng PPP . 67
    3.2.2 Phân tích các nhân tố tác động 68
    3.3 Thực trạng rủi ro và phân bổ rủi ro trong các dự án giao thông đường
    bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam hiện nay 76
    Tóm tắt chương . 95


    CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH, PHÂN BỔ RỦI RO TRONG
    CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC HỢP TÁC
    CÔNG TƯ Ở VIỆT NAM . 96

    4.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (chính thức) 96
    4.1.1. Nghiên cứu định tính 96
    4.1.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu . 99
    4.2. Phiếu khảo sát, mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu trong nghiên cứu
    định lượng 101


    4.2.1. Thiết kế phiếu khảo sát 101
    4.2.2. Lựa chọn mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng 101
    4.2.3. Thu thập dữ liệu . 103
    4.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro
    trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam . 104
    4.3.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng xác định các yếu tố rủi ro . 104
    4.3.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng phân bổ các yếu tố rủi ro 106
    4.4. Nghiên cứu định lượng xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án giao
    thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam . 107
    4.4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 107
    4.4.2. Kiểm định kết quả xác định các yếu tố rủi ro 110
    4.4.3. Kiểm định giả thuyết H1
    và thiết lập phương trình hồi quy . 113
    4.5. Nghiên cứu định lượng phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án giao
    thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam . 114
    4.5.1. Phân bổ các yếu tố rủi ro 115
    4.5.2. Kiểm định giả thuyết H2 . 119
    Tóm tắt chương . 120


    CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT KIỂM SOÁT MỘT SỐ YẾU TỐ RỦI RO CƠ
    BẢN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẰM PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
    TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM . 121
    5.1. Phân tích, đánh giá về kết quả nghiên cứuxác định và phân bổ các yếu
    tố rủi ro 121
    5.1.1. Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố rủi ro . 121
    5.1.2. Kết quả nghiên cứu phân bổ rủi ro . 127
    5.2. Một số đề xuất giúp các bên đối tác trong kiểm soát một số yếu tố rủi ro
    cơ bản từ kết quả nghiên cứu . 135

    5.2.1. Đối với nhóm yếu tố rủi ro pháp lý 135
    5.2.2. Đối với nhóm yếu tố rủi ro kinh tế, tài chính . 136
    5.2.3. Đối với yếu tố rủi ro bất khả kháng . 138
    5.2.4. Đối với nhóm yếu tố rủi ro trong phát triển dự án . 139
    5.2.5. Đối với nhóm yếu tố rủi ro trong hoàn thành (thực hiện) dự án 143
    5.2.6. Đối với nhóm yếu tố rủi ro trong vận hành dự án 145
    5.2.7. Một số đề xuất khác . 145
    Tóm tắt chương . 147
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ . 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152
    PHỤ LỤC . 157
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong hạ tầng kinh tế -
    xã hội nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng, do vậy phát triển cơ sở hạ
    tầng giao thông đường bộ cần được ưu tiên đầu tư nhằm tạo tiền đề phát triển kinh
    tế - xã hội, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần bảo
    đảm qu
    ốc phòng, an ninh và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
    Tuy nhiên, so với khu vực và thế giới, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt
    Nam còn lạc hậu, nhất là giao thông đường bộ, làm giảm năng lực cạnh tranh của
    quốc gia [60]. Trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã duy trì mức đầu tư
    khoảng 3,1% GDP/năm cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (CSHT
    GTVT), trong đó,
    đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (CSHT
    GTĐB) đạt trên 70%, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã
    hội Việt Nam trong những năm qua. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tăng mức
    đầu tư lên 3,5 đến 4,5% GDP/năm [7] nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng trưởng
    kinh tế. Mặc dù vậy, nguồn lực tài chính của Nhà nước m
    ới đáp ứng được 61% [6].
    Do đó, hình thức PPP trở thành một xu hướng tất yếu, thông qua hình thức này đối
    tác tư nhân và Nhà nước cùng tham gia đầu tư phát triển CSHT GTĐB, giúp giảm
    áp lực ngân sách đầu tư công và tối ưu hoá hiệu quả đầu tư.



    Để hấp dẫn đối tác tư nhân tham gia đầu tư phát triển CSHT GTĐB theo hình
    thức PPP, hầu hết nghiên cứu về lý thuyết [25], [27], [45], [49], [62], [66] cũng như
    nghiên cứu th
    ực nghiệm [40], [47] đều đi đến thống nhất nhân tố quan trọng nhất để
    đạt được thành công trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB, phải xây dựng
    chính xác, đầy đủ các yếu tố rủi ro và phân bổ rủi ro hợp lý giữa Nhà nước và tư
    nhân phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
    trong từng giai đoạn phát triển của mình.
    Thực tiễn phân bổ
    rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình
    thức PPP ở Việt Nam cho thấy những dự án (ví dụ như dự án cao tốc Dầu Giây –
    Phan Thiết) với rủi ro được dự tính trước và quy định phân bổ trách nhiệm ngay từ
    đầu nên đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu là rất hiếm. Phần lớn các dự án (BOT Cầu
    Phú Mỹ, BOT Cầu và Đường Bình Triệu 2, BOT Đường tránh Thanh Hóa, ) các yếu tố rủi ro chỉ được xác định và phân bổ khi có vấn đề, và rủi ro xuất hiện ở giai
    đoạn do bên nào đang quản lý thì bên đó chịu trách nhiệm, do đó, phần lớn các dự
    án này đều không đạt được mục tiêu đặt ra về chi phí, doanh thu, lợi nhuận.
    Do đó, về mặt thực tiễn cần có một nghiên cứu đầy đủ về xác định và phân bổ
    các yếu tố rủi ro trong hình thứ
    c PPP phát triển CSHT GTĐB. Bên cạnh đó về mặt
    lý luận, ở Việt Nam trong thời gian qua các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hình
    thức PPP, và chưa có một luận án nghiên cứu về xác định các yếu tố rủi ro từ đó
    thực hiện việc phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT
    GTĐB. Vì vậy, nghiên cứu về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức
    PPP phát triển cơ sở
    hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam hiện nay là cần thiết và
    cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phân
    bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
    đường bộ Việt Nam” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Trên cơ sở hệ thống cơ sở lý luận về hình thức PPP, xác định và phân bổ các
    yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB và thực trạng xác định và
    phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam.
    Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng nhằm xác định
    chính xác và đầy đủ và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình
    thức PPP ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số đề xuất giúp các bên đối tác kiểm soát
    một số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    + Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông
    đường bộ theo hình thức PPP.
    + Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi không gian: đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu xác định và phân bổ các
    yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam.
    - Phạm vi thời gian: thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến 2013
    đối với hình thức PPP, xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP và khuyến nghị cho Việt Nam trong giai đoạn
    từ 2015 đến 2020.
    4. Câu hỏi nghiên cứu.
    Để đạt được mục đích nghiên cứu cụ thể nêu trên, nội dung của luận án phải
    trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:
    (i) Các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam có những yếu tố rủi ro
    nào?
    (ii) Các yếu tố rủi ro được phân bổ như thế nào cho các bên tham gia trong
    các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam?
    (iii) Kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản phân bổ cho các bên trong các dự
    án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam như thế nào?
     
Đang tải...