Luận Văn Nghiên cứu pha loãng máu đẳng thể tích trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng toàn phần

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 6/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần là phương pháp điều trị hiệu quả
    một số bệnh lý và chấn thương vùng khớp háng như thoái hoá khớp, hoại tử
    tiêu chỏm xương đùi, gẫy cổ xương đùi, di chứng gây viêm dính khớp háng.
    Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường và
    lao động trong xã hội [49], [104]. Thay khớp háng toàn phần đã trở thành
    phẫu thuật thường qui tại các nước phát triển nên số bệnh nhân được thay
    khớp ngày một tăng. Năm 2003, tại Mỹ có khoảng 200.000 bệnh nhân thay
    khớp háng toàn phần lần đầu và 36.000 trường hợp thay lại khớp háng [49].
    Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần bắt đầu được thực hiện tại Việt
    Nam vào năm 1973. Hiện nay, thay khớp háng toàn phần đã được triển khai
    rộng rãi tại các trung tâm chấn thương chỉnh hình trong cả nước, đây là một
    thành tựu lớn của chuyên ngành ngoại khoa [5], [11], [28].
    Thay khớp háng toàn phần là phẫu thuật lớn, mất máu nhiều, nhất là
    trong trường hợp thay lại khớp háng nên tỷ lệ bệnh nhân phải truyền máu
    trong và sau mổ cao [35], [85], [98], [121], [136]. Nghiên cứu của Bennett J.
    thấy thể tích máu mất trung bình trong và sau phẫu thuật thay khớp háng toàn
    phần lần đầu là 1210 ml [38]. Theo Pola E., thể tích máu mất trong thay khớp
    háng toàn phần là 1573 ml [131]. Trong nghiên cứu đa trung tâm của
    Bierbaum B.E. trên 3920 bệnh nhân thay khớp háng toàn phần tại Mỹ thấy
    57% số bệnh nhân phải truyền máu trong hoặc sau mổ [40].
    Truyền máu là biện pháp điều trị tích cực và hiệu quả đối với bệnh nhân
    mất máu nhiều trong phẫu thuật. Tuy nhiên, thiếu nguồn cung cấp máu và
    đảm bảo an toàn truyền máu hiện đang là vấn đề thời sự của Việt Nam cũng
    như trên toàn thế giới. Do đó, một số biện pháp như truyền máu tự thân, pha 2
    loãng máu đẳng thể tích, sử dụng thuốc cầm máu trước và trong phẫu thuật,
    hạ huyết áp kiểm soát trong mổ, cải tiến kỹ thuật mổ đã và đang được
    nghiên cứu, ứng dụng nhằm hạn chế mất máu trong phẫu thuật. Trên cơ sở đó
    sẽ giảm sử dụng máu đồng loại, chủ động phòng chống những tác dụng phụ
    do truyền máu đồng loại gây ra, đồng thời tiết kiệm được nguồn cung cấp
    máu cho phẫu thuật [6], [32], [41], [125], [137], [140], [155].
    Pha loãng máu đẳng thể tích trước phẫu thuật đã được áp dụng trong
    phẫu thuật tim mở, thay khớp háng toàn phần, cắt toàn bộ tiền liệt tuyến
    [63], [64], [120], [142], [154]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đánh giá hiệu
    quả của pha loãng máu đẳng thể tích đưa ra kết quả có những điểm còn chưa
    thống nhất [38], [117], [128], [141], [147]. Theo Gillon J. (1999) và Segal
    J.B. (2004), cần tiến hành thêm những nghiên cứu qui mô và đầy đủ hơn trong
    đánh giá hiệu quả và an toàn của pha loãng máu đẳng thể tích trước khi áp
    dụng rộng rãi phương pháp này đối với các loại phẫu thuật [61], [141]. Ở Việt
    Nam, có một số nghiên cứu pha loãng máu đẳng thể tích trước phẫu thuật
    nhưng phạm vi nghiên cứu còn hẹp, kết quả chưa được hệ thống, ảnh hưởng
    của pha loãng máu đẳng thể tích đối với quá trình đông máu và hoá sinh máu
    chưa được đề cập tới một cách cụ thể. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu pha loãng máu đẳng thể tích trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng toàn phần” với thể tích máu lấy ra là 15 ml trên 1 kg thể trọng của bệnh nhân được
    thực hiện với các mục tiêu:
    1. Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số huyết học, đông máu và hóa sinh máu sau pha loãng máu đẳng thể tích.
    2. Đánh giá hiệu quả giảm mất máu trong mổ, giảm truyền máu đồng loại và tính an toàn của pha loãng máu đẳng thể tích trước phẫu thuật trên bệnh nhân thay khớp háng toàn phần.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...