Thạc Sĩ Nghiên cứu ổn định và biến dạng của nền đất yếu dưới nền đường ô tô ngập lũ ở Đồng Bằng sông Cửu Lon

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận án năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu ổn định và biến dạng của nền đất yếu dưới nền đường ô tô ngập lũ ở Đồng Bằng sông Cửu Long

    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    ĐBSCL có đặc trưng là vùng trũng thấp, sông ngòi chằng chịt, đất
    sét bão hòa rất yếu, ngập lũ thường xuyên hàng năm nên xây dựng đường
    phải đắp cao, biến dạng theo thời gian rất lớn mà qui trình tính lún từ biến
    theo thời gian của Bộ GTVT chưa có.
    2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về lún và ổn định từ biến của
    nền đất yếu dưới nền đường ô tô ngập lũ ở ĐBSCL.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Thu thập tài liệu của các tác giả trong, ngoài nước có liên quan đến
    đề tài.
    Nghiên cứu và phát triển lý thuyết phục vụ đề tài.
    Nghiên cứu thí nghiệm trong phòng và khảo sát, thử nghiệm hiện
    trường.
    Nghiên cứu áp dụng trên các công trình thực tế ở ĐBSCL.
    4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
    Nghiên cứu sự thay đổi độ nhớt theo cấu trúc của đất khi dịch
    chuyển từ biến do ứng suất tiếp đến trạng thái trượt của đất.
    Nghiên cứu lý thuyết và chế tạo thiết bị thí nghiệm độ nhớt của đất
    theo nguyên lý cắt xoay với tốc độ cắt chậm.
    Nghiên cứu chuyển dịch từ biến của nền đất yếu dưới nền đường ô
    tô ngập lũ ở ĐBSCL do ứng suất tiếp, từ đó làm nền tảng nghiên cứu cơ sở
    khoa học, thực tiễn về hệ số an toàn từ biến do ứng suất tiếp dưới nền
    đường ô tô chịu ảnh hưởng của áp lực thủy động.
    Nghiên cứu về tốc độ từ biến và sự thay đổi tốc độ từ biến của nền
    đất yếu dưới nền đường ô tô chịu ảnh hưởng của áp lực thủy động.
    1
    Nghiên cứu về lún từ biến do ứng suất pháp tổng, ứng suất tiếp của
    nền đất yếu dưới nền đường ô tô chịu ảnh hưởng của áp lực thủy động và
    theo độ lớn của ứng suất tác động so với áp lực tiền cố kết, ngưỡng từ biến
    của N.N. Maslov.
    Ngoài các thông số áp lực tiền cố kết hay hệ số tiền cố kết OCR,
    hệ số rỗng e, độ sệt I
    L
    , NCS nghiên cứu các dấu hiệu của đất ở ĐBSCL dễ
    xảy ra mất ổn định từ biến và có giá trị lún từ biến lớn do ứng suất pháp
    tổng và ứng suất tiếp.
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRị THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    NGHIÊN CỨU
    + Ý nghĩa khoa học:
     Đề xuất phương pháp đánh giá độ ổn định và biến dạng từ biến có
    xét yếu tố độ nhớt thay đổi.
     Đề xuất phương pháp xác định độ nhớt thay đổi theo chuyển dịch
    từ biến của khối đất nền đến trạng thái trượt bằng phương pháp
    cắt xoay với tốc độ chậm.
    + Ý nghĩa thực tiễn:
     Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá độ ổn định và biến dạng có xét
    đến yếu tố từ biến phù hợp với đất yếu bão hòa nước của khu vực.
     Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để định hướng thiết kế cho
    công trình cấp cao như đường cao tốc và làm cơ sở đề xuất cho
    Bộ GTVT tính toán thiết kế đường ô tô trên nền đất yếu có xét
    yếu tố từ biến theo các trạng thái giới hạn.
    6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
    Luận án gồm 6 phần: Mở đầu, 04 chương, kết luận và kiến nghị.
    Tổng cộng có 98 trang, trong đó có 59 hình vẽ, 29 bảng số. Phụ lục gồm
    100 trang.
    2
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
    ĐBSCL VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CỦA
    NỀN ĐẤT YẾU DƯỚI NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ
    1.1 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU
    TẢI NỀN ĐẤT YẾU DƯỚI NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ [3], [4], [5]
    Nhằm làm rõ và làm nền tảng để nhìn nhận nền đất yếu đang làm
    việc ở trạng thái nào và chọn chiều cao đắp nền đường giới hạn tùy theo
    cấp đường, ta đánh giá m ức độ huy động khả năng chịu tải của đất nền và
    hệ số an toàn thông qua các hệ số sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...