Luận Văn Nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm hai loài nấm linh chi thuộc chi Ganoderma karst phát hiện ở vườn Qu

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm hai loài nấm linh chi thuộc chi Ganoderma karst phát hiện ở vườn Quốc gia Cát Tiên là Ganoderma neo-japonicum và Ganoderma sp.


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .1
    1.1. Tổng quan về họ nấm Linh Chi Ganodermataceae và chi Ganoderma
    Karst. . 1
    1.1.1. Họ nấm Linh Chi Ganodermataceae .1
    1.1.2. Chi Ganoderma Karst 6
    1.2. Đặc tính y học - công hiệu của Linh Chi 17
    1.2.1. Hiệu quả trị liệu của Linh Chi 17
    1.2.2. Tác dụng dược lý của Linh Chi 21
    1.3. Một số nghiên cứu mới về Linh Chi 23
    1.4. Chu trình sống và điều kiện sinh trưởng của nấm Linh Chi 24
    1.4.1. Chu trình sống của nấm Linh Chi 24
    1.4.2. Điều kiện sinh trưởng của nấm Linh Chi 24
    Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    2.1. Vật liệu .26
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .26
    2.1.2. Dụng cụ và trang thiết bị .26
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
    2.2.1. Khảo sát tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của tơ nấm trên môi trường
    thạch – môi trường nhân giống cấp 1 .26
    2.2.2. Khảo sát tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của tơ nấm Linh Chi
    Ganoderma neo-japonicum và Ganoderma sp trên môi trường thóc .28
    2.2.3. Dự kiến mô hình nuôi trồng thử nghiệm nấm Linh Chi Ganoderma neo-japonicumvà Ganoderma sp 29
    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
    3.1. Đặc điểm hình thái và hiển vi của Ganoderma neo-japonicumvà
    Gnaoderma sp 32
    3.1.1. Ganoderma neo-japonicum 32
    3.1.2. Ganoderma sp 33
    3.2. Khảo sát sự phát triển của tơ nấm trên môi trường thạch – môi trường
    nhân giống cấp 1 . 34
    3.2.1. Tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của tơ nấm trên môi trường 1 .35
    3.2.2. Tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của tơ nấm trên môi trường 2 . 38
    3.2.3. Tốc độ tăng trưởng và đặc điểm tơ nấm ở 3 đối tượng: Ganoderma
    lucidum, G.neo-japonicum, G.sptrên môi trường 3 40
    3.3. Khảo sát sự phát triển của tơ nấm trên môi trường hạt .42
    3.4. Khảo sát sự phát triển của tơ nấm trên môi trường giá thể tổng hợp - môi
    trường nuôi trồng thử nghiệm 44
    3.4.1. Khảo sát sự phát triển của Ganoderma neo-japonicum 44
    3.4.2. Khảo sát sự phát triển của Ganoderma sp .47
    3.5. Đề xuất quy trình trồng nấm Linh Chi Ganoderma neo-japonicumvà
    Ganoderma sp 49
    3.5.1. Quy trình trồng nấm Linh ChiGanoderma neo-japonicum .49
    3.5.2. Quy trình trồng nấm Linh ChiGanoderma sp 50
    Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
    4.1. Kết luận 52
    4.2. Kiến nghị 53
    PHỤ LỤC 54
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
    1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tổng quan về họ nấm Linh ChiGanodermataceae và chi Ganoderma Karst.
    1.1.1. Họ nấm Linh Chi Ganodermataceae
    1.1.1.1. Lịch sử và tình trạng phân loại Ganodemataceae
    Mở đầu, năm 1881, Karsten đã đề xuất chiGanodermanhưng chỉ với một
    loài là Ganoderma lucidum.
    Năm 1890, Patouillard đã mở rộng chi này, ông chia Ganodermathành hai
    nhóm: Ganoderma và Amauroderma, bao gồm 48 loài (kể cả các đơn vị phân loại
    sau đó được đặt trong chi Elfvingia). Dù năm 1889, Karsten đã xác lập được chi
    Elfvingiadựa trên loài Polyporus applanatusnhưng trong công bố của mình,
    Patouillard vẫn không có bất cứ sự thay đổi nào.
    Năm 1905, Murrill công bố chi Amauroderma.
    Năm 1933, lần đầu tiên nhóm nấm này được Donk đưa ra để tiến hành xếp
    loại phân họ Ganodermatoideae.
    Năm 1948, Donk đưa ra họ Ganodermataceae, đến năm 1964, ông công nhận
    2 chi: Ganoderma và Amauroderma(những chi này năm trong phân họ
    Polipoideae).
    Cùng lúc đó, năm 1965, Cuningham đã đặt chi Elfvingiatrong phân họ
    Fomitoideae.
    Năm 1972, Steyaert công nhận 5 chi: Ganoderma, Amauroderma, Haddowia
    steyaert, Humphreya steyaertvà Magoderma steyaert.
    Đến năm 1973, Pegler cũng công nhận chi: Ganoderma,Amauroderma và
    Elfvingia.
    Năm 1980, Ryvardern và Johansen công bố 4 chi: Ganoderma,
    Amauroderma, Haddowiavà Humphreya.
    Vào năm 1981, Julish công bố danh pháp của chi Ganoderma bao gồm 2 họ:
    - Ganodermataceae: Ganoderma, Amauroderma và Humphreya
    - Haddowiaceae: Haddowia
    2
    Năm 1983, Corner công nhận 5 chi: Ganoderma, Amauroderma, Haddowia,
    Humphreyavà Trachyderma. Ông không chấp nhận chi Magodermavì cho rằng nó
    đồng nghĩa với chi Amauroderma.
    Đến 1983, Ainsworth và Bisby đã liệt kê họ Ganodermataceae gồm có 3 chi:
    Amauroderma, Ganodermavà Humphreyavới 105 loài.
    Trong những năm gần đây, các tác giả Trung Quốc nhưWu (1848), Chang
    và cộng sự (1935), Chow (Chow) (1935), Teng (1964) và Tai (1979) đều ghi nhận
    nhóm nấm này với tổng số 36 loài. Zhao và cộng sự (1981) đã mô tả 53 loài (Zhao,
    1989).
    1.1.1.2. Hình thái học các loài trong họ Ganodermataceae
    1.1.1.2.1. Đặc điểm vĩ mô
    - Laccate (láng bóng): đặc điểm này có sự khác nhauở mũ và cuống nấm.
    Theo quan niệm truyền thống, ở các loài dưới chi (subgen), như Ganoderma, bề mặt
    của mũ nấm thì láng bóng, còn ở Amaurodermathì không láng bóng. Tuy nhiên, ở
    một vài loài thuộc chi Amauroderma, như A.austrofujianense, A.leptopus, vv ,
    vẫn láng bóng. Trong khi đó, nhiều loài ở dưới chi Ganoderma như G.mongolicum
    lại không láng bóng.
    Trong sự phân chia loài và nhóm ở họ này, đặc điểm này không được sử
    dụng như một vai trò quan trọng. Nó chỉ như một sự trợ giúp xác định cho chúng.
    - Màu sắc mô thịt nấm: một số nhà nghiên cứu nấm đãcoi đặc điểm này vô
    ích đối với việc nhận diện các loài và các nhóm đặctrưng, bởi vì đặc điểm này có
    sự thay đổi dưới các điều kiện môi trường khác nhau. Trong thực tế, đặc biệt là đối
    với các mẫu khô, màu sắc mô thịt nấm thường hay thay đổi.Tuy nhiên, nó vẫn còn
    được sử dụng để phân lớp Ganoderma. Năm 1979, Zhao và cộng sự đã đề xuất phân
    chia dưới chi của Ganodermathành hai nhóm, tức là:
    + Nhóm Ganodermacó mô thịt kép: màu trắng, hơi trắng hay màu gỗ ở lớp
    trên (upper layer), nhưng lúc nào cũng nâu, hơi nâuhay nâu vàng gần lớp ống (tube
    layer). Sự phân định ranh giới giữa hai lớp này có thể có khác biệt hoặc hoặc đôi
    khi không rõ ràng.
    3
    + Nhóm Phaeonema: màu sắc mô thịt nấm có sự thống nhất từ nâu đến nâu
    đậm hoặc nâu hạt dẻ.
    Ngoài ra, màu sắc mô thịt trong dưới chi của Elfvingiaở hầu hết các loài là
    màu nâu đậm (chỉ có 1 số ít là ngoại lệ).
    Trong phân chi của Ganoderma, sự sống động và tươi của màu sắc mẫu vật
    là rất quan trọng.
    - Kích thước và hình dáng bào tử: đây là một đặc điểm có ích trrong việc
    phân lớp các loài. Số lượng bào tử trên mỗi milimetcó thể coi như một đặc điểm
    đặc trưng.
    - Đặc điểm cuống nấm bao gồm: các dạng đính kèm (tức là đính bên, đính
    lệch tâm, đính tâm, đính lưng hay bên lưng và đôi khi đính ngang), độ dày tương
    đối, chiều dài, vv Những đặc điểm này có giá trị nhất định đối với việc nhận định
    loài, nhưng một số nhà nghiên cứu nấm đã bỏ quên tầm quan trọng của nó, họ chỉ
    mô tả thể quả có cuống hoặc không có cuống. Điều này thường dẫn đến khó khăn
    trong việc phân loại loài. Việc mô tả chính xác cuống nấm là cần thiết trong việc
    giới hạn phân loại (Zhao, 1989).
    1.1.1.2.2. Đặc điểm vi mô
    - Cấu tạo vỏ tán nấm: cấu tạo vỏ tán nấm là đặc điểm dễ nhận biết trong phân
    loại Ganodermatacea. Trước đây, chủ yếu tìm thấy ở chi Ganodermavà chi
    Amauroderma, nhưng sau này, hiếm khi thấy ở chi Amauroderma. Dựa trên đặc
    điểm cấu trúc khác nhau của vỏ tán nấm, Ganodermacó thể được phân chia rõ ràng
    thành 3 dưới chi:
    + Ganoderma: cấu tạo thể quả chi này gồm có: tầng thượng bì hay lớp vỏ
    bên ngoài và tầng bì.
    + Elfvingia: ở chi này,
    phần vỏ tán nấm có một lớp lông (tầng lông hay vỏ lông) hoặc có một mô bất
    định (irregular tissue).
    + Trachyderma: ở chi này cũng có một mô bất định.
    4
    Dĩ nhiên, ở đây cũng có những ngoại lệ, đặc điểm này sẽ có sự khác nhau ở
    những mẫu khác nhau về độ tuổi của những loài riêngrẽ. Và từ đó, chúng cho ra
    những dạng cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm này vẫn rất hữu dụng cho việc
    định danh một số lượng lớn các loài.
    - Hệ sợi nấm: trong họ này, hệ sợi nấm thường ở dạng trimitic (dạng ba sợi
    nấm), thỉnh thoảng ở dạng dimitic (dạng hai sợi nấm).
    + Sợi nguyên thủy (generative hyphae): trong suốt, có màng mỏng, dạng
    phân nhánh, có vách ngăn hoặc không, có mấu.
    + Sợi cứng (skeletal hyphae): có màu sắc, dài, có sự phân nhánh hoặc có
    dạng gai nhỏ, có màng dày.
    + Sợi bện (binding hyphae): thường không màu, ở dạng phân nhánh.
    Hệ sợi nấm ở Ganodermavà Amaurodermacó những sự khác biệt chính sau:
    + Ganoderma: ở một số loài, sợi bện có dạng Bovista, nó là sảnphẩm của
    sợi nguyên thủy hoặc sợi cứng như ở Ganoderma lucidumvà G.ungulatum. Một số
    ít loài có mô thịt xám xen giữa là các sợi cứng (ở dạng biến đổi và có tế bào sinh
    sản kéo dài) như Ganoderma mirabile(Lloyd) Humphrey và G.oregonese - Murr.
    + Amauroderma: không có sợi bện dạng Bovista. Nhưng, nhiều loài có sợi
    cứng xen giữa (intercalary skeletal) như Amauroderma rugosumvà A.calcigenum
    (Berk) Torrend. Sợi cứng xen giữa có thể tiếp tục như một sự móc nối giữa các sợi
    cứng hoặc sợi nguyên thủy.
    Haddowia longipes: cấu trúc sợi nấm giống như Amauroderma, và ở
    Humphreya coffeatumthì giống Ganoderma.
    Các đặc điểm liên quan đến hệ sợi này là: vách ngăn, đường kính của sợi
    nấm, vv rất khó để giúp phân chi và nhóm, bởi dướiảnh hưởng của các nhân tố
    môi trường, đặc điểm của sợi nấm không thể kiểm tra. Ở một loài riêng rẽ, ta có thể
    tìm thấy sự khác biệt rõ ở đường kính sợi nấm và sựphân chia vách ngăn nhờ có sự
    khác biệt về độ tuổi cũng như về dinh dưỡng.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1 Nguyễn Lân Dũng(2000), Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 1, nhà xuất bản nông
    nghiệp.
    2 Nguyễn Lân Dũng(2000), Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 2, nhà xuất bản nông
    nghiệp.
    3. Trịnh Tam Kiệt(1981), Nấm lớn ở Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
    thuật Hà Nội.
    4. Trịnh Tam Kiệt(2001), Danh lục thực vật Việt Nam, Nxb. Khoa học kỹ thuật,
    Hà Nội.
    5. Lê Xuân Thám(2005), Nấm Linh chi Ganodermataceae Tài nguyên dược liệu
    quý ở Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật tp Hồ Chí Minh.
    6. Vũ Mạnh Tùng, Khúc Thị An(2010), “Nghiên cứu trồng nấm linh chi trên giá
    thể rong giấy và phụ liệu”, đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường,Đại
    học Nha Trang.
    Tiếng Anh
    7. David Sadava, David W.S, Ryan R.M, Susan E.K (2009), “Effect of
    Ganoderma on drug – sensitive and multidrug – resistant small – cell lung
    carcinoma cells”, Cancer letter 277 (2009) 182 - 189.
    8. Gan K.H, Kuo S.H, Lin C.N (1998), “Steroidal constituents of Ganoderma
    applanatum and Ganoderma neo-japonicum”, J Nat Prod., 61(11):1421-2.
    9. Hattori T. at al (1994), “Ganoderma neo-japonicum Imaz”., Mycotaxon 5.
    59
    10. Hirotani M., Tsutomu Furuya, Motoo Shiro (2011), “Cryptoporic acids H
    and I, drimane sesquiterpense from Ganoderma neo-japonicum and Cryptoporus
    volvatus”, Phytochemistry volume 30, Issue 5.
    11. Imazeki (1939), Ganoderma neo-japonicum Imaz new species in Japan, Tokyo
    Sci. Mus.
    12. Trịnh Tam Kiệt (1998), “Preliminary checklist of macrofungi of Vietnam”,
    Feddes repertorium 109, 257-277, Berlin
    13. Lee W.Y, Park E.J, Ahn J.K (2009), “Supplementation of methionine
    enhanced the ergothioneine accumulation in the Ganoderma neo-japonicum
    mycelia”, Appl Biochem Biotechnol 158(1):213-21, Korea.
    14. Lin J.M, C.C Lin, M.F Chen, T. Ujiie, A. Takada (1995), “Radical scavenger
    and antiheppatotoxic activity of Ganoderma formosanum, Ganoderma lucidum and
    Ganoderma neo-japonicum”, J Ethnopharmacol 47(1):33-41.
    15. Woo-Sik Jo, Ha-Na Park, Doo-Huyn Cho, Young-BokYoo and Seung-Chun Park(2011), “Detection of extracellular enzyme activities in Ganoderma
    neo-japonicum”, Mycobiology 39(2): 118 – 120, Korea.
    16. Zhao J.D(1989), The Ganodermataceae in China, Bibliotheca Mycologica,
    band 132.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...