Luận Văn Nghiên cứu nuôi trồng loài nấm Bào ngư mới phát hiện ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên Pleurotus cornucopiae

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu nuôi trồng loài nấm Bào ngư mới phát hiện ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên Pleurotus cornucopiae


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI MỞ ĐẦU . ii
    MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI iii
    MỤC LỤC . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ x
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 1
    1.1. Đặc điểm của chi nấm Bào ngư Pleurotus. . 1
    1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của nấm Bào Ngư.[4] . 4
    1.1.2. Những lưu ý khi nuôi trồng nấm Bào ngư.[7] 5
    1.2. Giá trị của nấm Bào ngư. 5
    1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của nấm Bào ngư.[1] . 5
    1.2.2. Giá trị dược liệu của nấm Bào ngư.[1] 6
    1.2.3. Tầm quan trọng của việc phát triển giống nấm có nguồn gốc Việt nam.
    Nuôi trồng nấm Bào ngư ở Việt nam. . 7
    1.2.3.1. T ầm quan trọng của việc phát triển giống nấm có nguồn gốc Việt nam.[6] 7
    1.2.3.2. Nuôi trồng nấm Bào ngư ở Việt nam.[11] . 8
    CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 15
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. .15
    2.2. Vật liệu và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu. 15
    2.2.1. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu. .15
    2.2.2. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu. .16
    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 16
    2.3.1. Nghiên cứu giải phẫu hình thái nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
    cornucopiae. 16
    v
    2.3.2. Phân tích thành phần dinh dưỡng nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
    cornucopiae. 16
    2.2.3. Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
    Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang
    được trồng phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường thạch dinh
    dưỡng. .17
    2.3.4. Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
    cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng
    phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường hạt (giống cấp 2) .20
    2.3.5. Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
    Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang
    được trồng phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường cọng mì
    (giống cấp 3). .20
    2.3.6. Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển của hệ sợi nấm Bào ngư Hoàng
    bạch Pleurotus cornucopiae trên giá thể mạt cưa. So sánh với đặc điểm sinh
    trưởng, phát triển hệ sợi của loài Bào ngư đang được nuôi trồng phổ biến
    hiện nay Pleurotus florida trên giá thể mạt cưa. .21
    2.3.7. Khảo sát hiệu quả kinh tế nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
    cornucopiae. So sánh hiệu quả kinh tế của nấm Pleurotus cornucopiae với
    loài nấm Bào ngư Pleurotus florida đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay.22
    2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu. .23
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .25
    3.1. Kết quả giải phẫu hình thái nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
    cornucopiae. .25
    3.2. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng nấm Bào ngư Hoàng Bạch
    Pleurotus cornucopiae. .30
    3.3. Khảo sát tốc độ lan, đ ặc đi ểm của tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
    cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ v ới lo ại n ấm Bào ngư đang đư ợc trồng phổ
    biến hiện nay Pleurotus f lorida trên môi trư ờng thạch dinh dư ỡng. . 31
    vi
    3.3.1. Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
    Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang
    được trồng phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường 1. 31
    3.3.2. Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
    Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang
    được trồng phổ biến hiện nay Pleurotus florida nuôi cấy trên môi trường 2.36
    3.3.3. Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
    Pleurotus cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang
    được trồng phổ biến hiện nay Pleurotus florida nuôi cấy trên môi trường 3. 40
    3.3.4. Khảo sát so sánh tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch
    Pleurotus cornucopiae trong ba môi trường khác nhau: môi trường 1, môi
    trường 2, môi trường 3. 43
    3.4. Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
    cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng
    phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường hạt (giống cấp 2) .46
    3.5. Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
    cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng
    phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường cọng mì (giống cấp 3). 48
    3.6. Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển của hệ sợi nấm Bào ngư Hoàng bạch
    Pleurotus cornucopiae trên giá thể mạt cưa. So sánh với đặc điểm, tốc độ hệ
    sợi của loài Bào ngư đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay Pleurotus
    florida trên giá thể mạt cưa. .49
    3.6.1. Khảo sát tốc độ tăng trưởng của hệ sợi hai loài nấm Bào ngư Pleurotus
    cornucopiae trên môi trường giá thể 1 và giá thể 2 sử dụng giống hạt làm
    giống sản xuất. .49
    3.6.2. Khảo sát tốc độ tăng trưởng của hệ sợi hai loài nấm Bào ngư Pleurotus
    cornucopiae và so sánh tốc độ lan tơ với loại nấm Bào ngư đang được trồng
    phổ biến hiện nay Pleurotus florida trên môi trường giá thể 1 sử dụng giống
    hạt làm giống sản xuất. 53
    vii
    3.6.3. Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Bào ngư Hoàng Bạch Pleurotus
    cornucopiae trên môi trường giá thể 1 trong hai trường hợp sử dụng giống
    hạt làm giống sản xuất và sử dụng giống cọng làm giống sản xuất. 55
    3.6.4. Khảo sát hiệu quả kinh tế nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae. So
    sánh hiệu quả kinh tế của nấm Pleurotus cornucopiae với loài Pleurotus
    florida đang được nuôi trồng phổ biến hiện nay. 57
    CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
    4.1. KẾT LUẬN. 66
    4.2. KIẾN NGHỊ. .66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 68


    LỜI MỞ ĐẦU
    Các nấm Bào ngư Pleurotus spp. có khả năng chuyển hoá các chất xơ sợi giàu
    cellulose và lignin - thực chất là khả năng phân hủy các polysacchride tự nhiên để
    tạo nên nguồn carbon cho nấm sinh trưởng phát triển. Hầu hết các loại phụ phế liệu,
    các chất phế thải của nông, lâm, công nghiệp đều có thể được nấm Bào ngư sử dụng
    hiệu quả. Đây là nguồn tài nguyên nấm quý đang được công nghệ hóa rộng rãi ở
    Việt nam, góp phần phát triển nông thôn, miền núi và giải quyết các loại phụ, phế
    liệu công, nông, lâm nghiệp giàu chất xơ (lignocellulosic wastes), góp phần cung
    cấp sinh khối có giá trị kinh tế cao, bã thải lại là nguồn phân bón sinh học sạch sinh
    thái. Do vậy, sản lượng nấm Bào ngư nuôi trồng trên thế giới từ 1986-1991 đã tăng
    rất nhanh: gần 450% (1993), năm 2005 đã tăng tới >3 triệu tấn (Chang, 2005). Nấm
    Bào ngư vừa có giá trị là thực phẩm giàu dinh dưỡng (Zadrazil & Kurztman, 1982;
    Bano & Rajarathnam, 1988) vừa là nguồn dược liệu có tính kháng sinh (P.
    griseus, .) và phòng chống ung thư (Yoshioka et al., 1985; Mizuno et al., 1990,
    Zhuang et al., 1993; Zhang et al., 1994) với polysaccharides liên kết protein tách từ
    Pleurotus ostreatus (Fr.) Quél., P. sajor-caju (Fr.) Sing., P. citrinopileatus Sing., .
    Các loài nấm Bào ngư được nuôi trồng phổ biến ở Việt nam hiện nay có thể kể
    đến như Pleurotus florida, Pleurotus ostreatus, Pleurotus abalones (Bào ngư nhật),
    và một số loài khác. Các chủng giống nấm này phần lớn có nguồn gốc ngoại nhập
    được du thực vào nước ta qua nhiều con đường khác nhau. Các giống bản địa có
    nguồn gốc từ tự nhiên của Việt nam ít được quan tâm nghiên cứu.
    Đề góp phần bảo tồn tài nguyên nấm lớn của Việt nam và góp phần tạo ra một
    chủng nấm mới mang tính chất bản địa phù hợp với khí hậu Việt nam, chúng tôi
    tiến hành đề tài “ Nghiên cứu nuôi trồng loài nấm Bào ngư mới phát hiện ở Vườn
    Quốc Gia Cát Tiên Pleurotus cornucopiae”.
    iii



    MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
     Nghiên cứu về phân loại học của nấm Bào ngư Pleurotus cornucopiae: đặc
    điểm hình thái, hi ển vi, phân bố , bổ sung các dữ liệu cần thiết của lo ài này t ại Việt nam.
     Khảo sát tốc độ phát triển của tơ nấm trên các môi trường thạch, hạt ngũ
    cốc, môi trường nuôi trồng ra thể quả Pleurotus cornucopiae, so sánh với tốc độ lan
    tơ của nấm Bào ngư đang trồng phổ biến hiện nay ở Việt nam Pleurotus florida.
     Phân tích một số chỉ tiêu về dinh dưỡng của nấm Bào ngư Pleurotus
    cornucopiae. Đề xuất quy trình nuôi trồng phù hợp.



    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN` TÀI LIỆU
    1.1. Đặc điểm của chi nấm Bào ngư Pleurotus.
    Trên thế giới hiện nay, chi nấm Bào ngư Pleurotus đã được định danh nhiều
    hơn 40 loài. Để định danh các loài trong chi này cũng như các loài nấm lớn khác,
    thường người ta dựa vào màu sắc, hình dạng, kích thước của mũ nấm, cuống nấm,
    hình dạng màu sắc của bào tử, thậm chí Singer (1986) sử dụng tỉ lệ kích thước đảm
    trên kích thước bào tử để định danh một số loài. Tuy những đặc điểm này không
    phải là những đặc điểm chung đặc trưng để định danh nhưng nó thể hiện tính đặc
    trưng và đa dạng của chi. Các nhà nghiên cứu hiện nay thường định danh dựa vào
    đặc điểm của: giá (basidia), lớp sinh sản, cuống bào tử, liệt bào nằm ở bề mặt phiến
    (pleurocystidia), liệt bào ở mép phiến (cheilocystidia), mấu (inflat), khóa (clamp),
    cấu trúc mô bất thụ ở phiến nấm, hệ sợi nấm, sợi cứng, sợi nguyên thủy, đặc tính
    nhuốm màu iot của bào tử (amyloid) Đó là những đặc điểm đặc trưng nỗi bật của
    hệ sợi, bào tử hiện nay các chuyên gia nấm học sử dụng để phân loại. Trên thế giới,
    có nhiều nhà nghiên cứu nấm Bào ngư và có một số tác giả đưa ra khoá phân loại về
    chi nấm này như Singer (1986), Fr.Quél (1981), Julich (1981), Kuhner et
    Romagnesi (1989) Tuy có nhiều tranh luận trong vấn đề định danh nấm Bào ngư
    nhưng khóa phân loại của Fr.Quél (1986) được nhiều chuyên gia ghi nhận.[9]
    Theo phân loại cổ điển, người ta xếp chi Pleurotus vào họ nấm Nhung thông
    Tricholomataceae (Pleurotaceae), bộ nấm Tán Agaricales, lớp đảm tầng
    Hymenomycetes, ngành nấm đảm Basidiomycota.[7]
    Theo phân loại hiện đại, người ta có khuynh hướng xếp Pleurotus vào bộ
    nấm lỗ (Polyporaceae) và tách riêng với Lampteromyces, Omphalotus trong họ nấm
    nhung thông (Tricholomataceas). Nhưng Pleurotus và Panus không thuộc cùng với
    Lentinus và Polyporus. Khi phân biệt, Pleurotus, Lampteromyces và Omphalotus
    2
    được xếp cùng với Clitocybe. Theo Fr.Quél, đây không phải là một sáng kiến cho
    cách phân loại mới, nhưng nó giúp tìm kiếm những đặc điểm chung.[9]
    Bên cạnh đó, Fr.Quél cũng cho rằng nên xếp Nothopanus vào thuộc chi
    Pleurotus, loài này được Singer xếp nó vào họ nấm nhung thông Tricholomataceae.
    Tuy nhiên, không thể phân biệt sự khác nhau giữa 2 chi này, chỉ có một đặc điểm
    khác nhau nỗi bật duy nhất là bào tử hình elip của Pleurotus lớn hơn bào tử hình
    elip của Nothopanus. Ông cho rằng quan niệm của Singer mô tả Pleurotus không có
    mấu là không đúng. Với Nothpanus, Singer cũng cho rằng không có dạng cấu trúc
    mà các nhà nấm học gọi là cấu trúc Rameales: “Mũ nấm đan dệt bởi các sợi nấm có
    đầu mút và cách sắp xếp không đồng đều”, tuy nhiên những sợi nấm bất thường ở
    mũ nấm của N.porrigens (Fr.)Singer rất phát triển cấu trúc này. Thêm nữa, khi mô
    tả về Nothopanus, Singer cũng đã mô tả liệt bào ở mép phiến (cheilocystidia) không
    có dạng chỉ, nhưng đặc điểm này không thể xác định ở loài N.eugrammus (Singer
    1952). Vì vậy, Fr.Quél không lưỡng lự xếp Nothopanus vào thuộc cùng chi
    Pleurotus.[9]
    Nấm Bào ngư có 2 nhóm lớn: nhóm chịu nhiệt (nấm tạo thể quả thể từ 20 -30
    0
    C và nhóm chịu lạnh (nấm tạo thể quả từ 15 - 25
    0
    C).[7]
    Hình thức sinh dưỡng chủ yếu sống dị dưỡng, lấy ăn từ các nguồn hữu cơ qua
    màng tế bào hệ sợi và hệ enzyme phân giải, chúng có thể sử dụng các đại phân tử
    như chất xơ xenllulose, protein, ligin. Với cấu trúc hệ sợi, tơ nấm len lỏi vào cơ chất
    lấy thức ăn nuôi quả thể.[7]
    Chu trình sống của nấm Bào ngư cũng như các loài nấm đảm khác, bắt đầu từ
    đảm bào tử hữu tính, nảy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng (sơ và thứ cấp), kết thúc
    bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. Tai nấm sinh ra các đảm bào tử
    và chu trình lại tiếp tục.
    Quả thể nấm Bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn dựa theo hình dạng tai
    nấm mà có tên gọi cho từng giai đoạn.
    3
    a: Dạng san hô d: Dạng bán cầu lệch
    b: Dạng dùi trống e: Dạng lá lục bình
    c: Dạng phễu
    Hình 1.1. Giai đoạn phát triển quả thể của nấm Bào ngư.
    Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng
    tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng
    lượng tăng).
    Quả thể nấm có cuống đính bên hoặc không đính cuống, mọc trên thân cây
    một lá mầm, thực vật hoa mạch hoặc một số loài mọc dưới đất. Mũ nấm có hoặc
    không có lông mịn, nhẵn, mép cong vào trong, có hoặc không có bao (veil), một số
    loài không có vòng trên cuống. Phiến tiếp xúc với cuống ở khoảng rất rộng và men
    xuống cuống, hiếm khi phân đôi. Mép phiến đều. Thịt nấm dày đến rất mỏng, mọng
    nước hoặc có lớp nước nhầy.[9]
    Nhìn chung, bào tử có màu trắng hoặc hồng nhợt, nhẵn. Giá (basidia) ngắn đến
    dài nhất là (11)18-80 µm, gấp 2-6 lần bào tử, không có dạng tương tự giá
    (basidioles). Giá (basidia) có kích thước thường biến đổi từ 12 x 4,3 µm đến 5,7 x 7
    µm. Tuy nhiên, kích thước này thay đổi tùy vào các loài có bào tử khác nhau thì
    khác nhau: đối với các loài có bào tử hình elip đến hình trụ giá (basidia) có kích
    thước 4,7 x 8,5 µm và với các loài có bào tử hình elip đến hình cầu giá (basidia) có
    kích thước từ 12 x 3,8 µm đến 6,7 x 15,5 µm. Giá (basidia) ít biến đổi về chiều
    rộng. Có hoặc không có liệt bào tại mép phiến (cheilocystidia), có mấu thường dạng
    mấu nhọn. Liệt bào tại bề mặt phiến nấm (pleurocystidia) có ở một số loài.[9]
    Lớp sinh sản không dày, dưới lớp sinh sản dày 5 µm đến 50 µm. Dưới lớp sinh
    sản của chi Pleurotus có độ dày thay đổi từ 3-5 µm đối với loài P.anserinus (Pegler
    4
    1977), 6-7 µm với loài P.eous (Peger 1977) đến 12-20 µm với loài P.djamor và dày
    nhất là 25-50 µm đối với hai loài P.cornucopiae, P.ostreatus. Nó có thể dày trong
    những loài có quả thể nhỏ và nhìn chung ở gần mép phiến nó mỏng hơn ở dưới
    phiến.[9]
    Hệ sợi nấm đơn độc (monomitic) hoặc hệ sợi nấm hai loại (dimitic) gồm sợi
    cứng thóp dần, hiếm khi phân nhánh và sợi nguyên thủy. Sợi nguyên thủy có nhiều,
    ít hoặc không có mấu (inflate). Mấu (inflate) trở thành vách mỏng ở một số loài, sợi
    nguyên thủy có khóa (clamp) ở một số loài bất thường. Các tế bào sợi nấm hiếm khi
    dài quá 300 µm.[9]
    Cấu trúc mô bất thụ ở phiến nấm có dạng hướng xuống, sợi nấm phân nhánh
    đan dệt vào nhau, một số loài có cấu trúc mô bất thụ ở phiến nấm dạng tia xòe. Có
    hoặc không có cấu trúc phiến nấm dạng đan dệt.[9]
    1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của nấm Bào Ngư.[4]
    Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm Bào ngư
    thì sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau
    như: nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy
    Nhiệt độ: Nấm Bào ngư mọc nhiều ở nhiệt độ tương đối rộng. Ở giai đoạn ủ
    tơ, một số loài cần nhiệt độ từ 20-30
    0
    C, một số loài khác cần từ 27- 32
    0
    C, thậm chí
    35
    0
    C như loài P. tuber-regium. Nhiệt độ thích hợp để nấm ra quả thể ở một số loài
    cần từ 15-25
    0
    C, số loài khác cần từ 25-32
    0
    C.
    Độ ẩm: độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển tơ và quả thể của nấm.
    Trong giai đoạn tăng trưởng tơ, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu từ 50 - 60%, còn độ ẩm
    không khí không được nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn phát triển quả thể, độ ẩm không
    khí tốt nhất là 80-95%. Ở độ ẩm không khí 50%, nấm ngừng phát triển và chết, nếu
    nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa mũ nấm.
    Nhưng nếu độ ẩm cao trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống.
    pH: Nấm Bào ngư có khả năng chịu đựng sự giao động pH tương đối tốt. Tuy
    nhiên pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm Bào ngư trong khoảng 5 - 7.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Bùi Văn Dích (2007), Nghiên cứu nuôi trồng một số chủng nấm Bào ngư đen
    Pleurotus Cystidiosus sub.abalonus nhập nội và bản địa Việt Nam, đồ án tốt
    nghiệp chuyên nghành Công nghệ Sinh học, khoa Chế Biến, Trường Đại học
    Nha Trang. Tr 10.
    2. Nguyễn Lân Dũng (2005), Công nghệ trồng nấm tâp 1 tập 2, nhà xuất bản Nông
    nghiệp Hà Nội.
    3. Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn Việt nam tập 1, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
    thuật Hà Nội.
    4. Trịnh Tam Kiệt (1996), Danh mục nấm lớn Việt Nam, nhà xuất bản Nông Nghiệp
    Hà Nội.
    5. Lê Viết Ngọc (2009), Bài giảng sinh học và kỹ thuật trồng nấm, khoa Sinh Học,
    Trường Đại học Đà Lạt, tr 30-31.
    6. Lê Xuân Thám & Phạm Ngọc Dương (2009), Báo cáo kết quả điều tra khu hệ
    nấm lớn Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên, tr 1-8.
    7. Lê Duy Thắng (2006), Kỹ thuật trồng nấm tập 1, nhà xuất bản Nông Nghiệp
    Thành Phố Hồ Chí Minh. tr. 141-143.
    8. Lê Duy Thắng, Kỹ thuật trồng nấm, nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ
    Chí Minh.
    TIẾNG ANH
    9. E. J. H. Corner (1981), The Agaric Genera And Lentinus, Panus, and Pleurotus,
    Beiheftezur, Nova Hedwigie, pp 117-118.
    10. J.Van Os (2001) , Flora Agaricina Neerlandica, Abingdon, Exton, Tokyo, pp. 6- 10.
    TÀI LIỆU INTERNET
    11. http://news.tnn.vn/News/home/Nongthon/Nongnghiep/2011/7/403
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...