Luận Văn Nghiên cứu nuôi Spirulina platensis quang tự dưỡng bằng môi trường khoáng có bổ sung dịch tương đậu

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 11/9/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Vi khuẩn lam Spirulina platensis đã được phát hiện từ rất lâu. Cho đến nay rất nhiều nước trên thế giới đã sản xuất và sử dụng Spirulina platensis như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc
    Ở Việt Nam, Spirulina platensis đã được nuôi trồng với qui mô bán công nghiệp ngoài trời lần đầu tiên năm 1977 với diện tích 5000m2, sản lượng 6000kg/năm ( tính theo trọng lượng khô) tại tỉnh Bình Thuận. Một số đơn vị tiên phong nuôi và sản xuất khuẩn lam Spirulina platensis là Công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo và Trung tâm Dinh Dưỡng Trẻ Em Tp. Hồ Chí Minh.
    Giá trị dinh dưỡng trong Spirulina platensis rất cao với hàm lượng protein khoảng 55 – 70% trọng lượng khô với đầy đủ các axit amin thiết yếu, giàu vitamin A, các vitamin nhóm B, phycocyamin, chlorophyll cũng rất dồi dào ( tương đương tiêu chuẩn của FAO).
    Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao, thành phần dinh dưỡng đa dạng nên sinh khôi Spirulina platensis được thu nhận để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y học, làm thức ăn bổ dưỡng, mỹ phẩm .
    Hiện nay các phương pháp nuôi Spirulina platensis chủ yếu là nuôi trong bể ngoài trời. Chính vì vậy sự nhiễm bẩn sinh khối do các nguyên nhân từ môi trường như vi sinh vật tạp nhiễm, bụi bẩn, tạp chất .là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, khi nuôi ngoài trời thì điều kiện môi trường không ổn định và khó kiểm soát. Điều này ảnh hưởng xấu tới chất lượng của sinh khối Spirulina platensis và gây phức tạp cho quá trình chế biến sinh khối sau khi thu nhận.
    Chất lượng dinh dưỡng của Spirulina platensis có thể được cải thiện tốt hơn nếu trong quá trình nuôi loại bỏ được những điều kiện bất lợi trên. Chính vì mục tiêu trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu nuôi Spirulina platensis quang tự dưỡng bằng môi trường khoáng có bổ sung dịch tương đậu nành”.

    1.2- Mục đích:

    _ Tận dụng nguồn dịch tương đậu nành từ các cơ sở sản xuất đậu hũ để nuôi Spirulina platensis
    _ Tìm qui trình nuôi Spirulina platensis sạch, đơn giản, giá thành hạ và dễ thực hiện

    1.3- Ý nghĩa:

    Tăng giá trị thương phẩm của đậu nành
    MỤC LỤC

    Danh mục bảng
    Danh mục sơ đồ, đồ thị
    Danh mục hình ảnh
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề
    1.2. Mục đích của đề tài
    1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1 Tổng quan về Spirulina platensis:
    2.1.1 Lịch sử phát hiện
    2.1.2 Vị trí phân loại
    2.1.3 Phân bố
    2.1.4 Đặc điểm sinh học của Spirulina platensis
    2.1.5 Giá trị dinh dưỡng
    2.1.5.1. Protein
    2.1.5.2. Amino acid
    2.1.5.3. Acid nucleic
    2.1.5.4. Glucid
    2.1.5.5 Lipid
    2.1.5.6 Sắc tố
    2.1.6 Carbohydrat trong sinh khối Spirulina platensis
    2.1.6.1 Vitamin
    2.1.6.2 Khoáng chất
    2.1.6.3 Enzyme
    2.1.7 Một số ứng dụng của Spirulina platensis
    2.1.7.1 Spirulina _ nguồn để chiết xuất các chất có hoạt rính sinh học và các chất có giá trị dinh dưỡng
    2.1.7.2 Spirulina _ nguồn thức ăn bổ sung cho người và động vật
    2.1.7.3 Spirulina _ nguồn phân bón sinh học
    2.1.7.4 Sử dụng Spirulina để xứ lý môi trường
    2.1.8 Một số kết quả nghiên cứu nuôi trồng Spirulina platensis ở Việt Nam
    2.1.9 Triển vọng nuôi Spirulina với qui mô lớn
    2.2 Tổng quan về dịch tương đậu nành:
    2.2.1 Giới thiệu về đậu nành
    2.2.1.1 Đặc điểm phân loại thực vật
    2.2.1.2 Thành phần dinh dưỡng
    2.2.1.3 Công dụng y học của đậu nành
    2.2.1.4 Một sản phẩm truyền thống của đậu nành
    2.2.1.5 Ứng dụng của đậu nành
    2.2.2 Giới thiệu về dịch tương đậu nành
    2.2.2.1 Quy trình thu nhận dịch tương đậu nành
    2.2.2.2 Thành phần dinh dưỡng của dịch tương đậu nành
    2.2.2.3 Hiện trạng sử dụng của dịch tương đậu nành
    PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
    3.2. Nội dung nghiên cứu
    3.3. Vật liệu thí nghiệm
    3.4 Phương pháp thí nghiệm
    3.4.1- Phân tích thành phần dinh dưỡng dịch tương đậu nành
    3.4.1.1- Phương pháp xác định nitơ tổng
    3.4.1.2- Phương pháp xác định nitơ formol
    3.4.1.3- Phương pháp xác định nitơ ammoniac
    3.4.1.4- Phương pháp xác định đường tổng
    3.4.1.5- Phương pháp xác định đường khử
    3.4.2 Phương pháp nuôi Spirulina platensis
    Thí nghiệm 1: Nuôi Spirulina platensis quang tự dưỡng bằng môi trường khoáng Zarrouck
    Thí nghiệm 2: Nuôi Spirulina platensis quang tạp dưỡng bằng môi trường Zarrouck (-) ( không chứa NaHCO3) có bổ sung dịch tương đậu nành
    PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...