Luận Văn Nghiên cứu nuôi cấy tạo mô sẹo từ lá non của 2 giống mía Việt Nam84 – 4137 và Suphanburi 7 trên môi

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mía được xem là loại cây trồng cung cấp nguồn năng lượng cho con người, 70%
    lượng đường được tạo ra trên thế giới là từ mía. Khảo sát nuôi cấy tạo mô sẹo từ lá non
    của 2 giống mía VN84 – 4137 (Việt Nam) và Suphanburi 7 (Thái Lan), dùng môi
    trường cơ bản MS (có 500 mg/l casein, 30 g/l đường saccharose) với các nồng độ khác
    nhau của 2,4 – D, đã xác định được môi trường thích hợp nhất là môi trường có 4 mg/l
    2,4 – D. Tiếp tục khảo sát tái sinh tạo chồi của 2 giống mía trên đã xác định được môi
    trường tối ưu cho tái sinh chồi/cây là môi trường MS (30 g/l sucrose) có bổ sung 2 mg/l
    BAP và 0,1 mg/l NAA với tỷ lệ tái sinh là 100% sau 30 ngày nuôi cấy.
    Nhằm mục đích phục vụ cho giai đoạn chuyển gen, khảo sát ảnh hưởng của PPT đã
    xác định được môi trường MS (có 500 mg/l casein, 30 g/l saccharose, 4 mg/l 2,4 – D)
    có bổ sung 4 mg/l PPT gây ức chế sự hình thành mô sẹo mới từ mô sẹo lá của giống
    mía VN84 – 4137.
    Bước đầu nghiên cứu chuyển gen (dùng dòng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
    EHA 105 chứa plasmid pCAMBIA 3301 mang gen kháng sâu cryIA(c), gen kháng chất
    trừ cỏ bar và gen chỉ thị gusA) đã thu nhận được một số dòng mô sẹo hình thành mới
    có sức chống chịu tốt đối với PPT; trước đó, thử nghiệm hóa mô tế bào GUS nhằm ghi
    nhận sự biểu hiện tạm thời của gen gusA sau giai đọan 2 ngày đồng nuôi cấy đã được
    thực hiện với kết quả dương tính qua xử lý mô với thuốc thử X-Gluc.
    --------------------------------------------------------------
    MỤC LỤC

    CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC HÌNH
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1 Tình hình sản xuất mía đường ở Việt Nam và trên Thế giới
    2.1.1 Tình hình sản xuất mía đường trên Thế giới
    2.1.2 Tình hình sản xuất mía đường ở Việt Nam
    2.2 Một số đặc điểm hình thái cây mía
    2.2.1 Thân mía
    2.2.2 Lóng mía
    2.2.3 Đốt mía
    2.2.4 Mầm mía
    2.2.5 Lá mía
    2.2.6 Rễ mía
    2.2.7 Hoa mía (bông cờ)
    2.2.8 Hạt mía
    2.3 Sâu hại mía
    2.3.1 Sâu đục thân 4 vạch
    2.3.2 Sâu đục thân mía mình tím
    2.3.3 Sâu đục thân mình trắng (sâu đục ngọn)
    2.4 Nuôi cấy mô thực vật
    2.5 T-DNA vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens sát nhập vào bộ gen của thực vật
    CHƯƠNG 3: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    3.1 Các giống mía được sử dụng
    3.1.1 Giống VN84 – 4137
    3.1.2 Suphanburi 7
    3.2 Vi khuẩn, plasmid và các gen được chuyển
    3.2.1 Dòng vi khuẩn và plasmid
    3.2.2 Gen chỉ thị gusA
    3.2.3 Gen chọn lọc bar
    3.2.4 Gen hữu dụng cryIA(c)
    3.3 Phương pháp
    3.3.1 Khảo sát sự hình thành mô sẹo
    3.3.2 Khảo sát sự tạo chồi
    3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của PPT lên sự hình thành mô sẹo
    3.4 Phương pháp tạo cây chuyển gen
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ và BIỆN LUẬN
    4.1 Thí nghiệm khảo sát sự hình thành mô sẹo
    4.1.1 Sự hình thành mô sẹo của giống mía VN84 – 4137 (Việt Nam)
    4.1.2 Sự hình thành mô sẹo của giống mía Suphanburi 7 (Thái Lan)
    4.2 Thí nghiệm khảo sát sự hình thành chồi (tái sinh)
    4.2.1 Sự hình thành chồi của giống mía VN84 – 4137 (Việt Nam)
    4.2.2 Sự hình thành chồi của giống mía Suphanburi 7 (Thái Lan)
    4.3 Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của PPT lên sự hình thành mô sẹo
    4.4 Thí nghiệm chuyển gen
    4.4.1 Sự biểu hiện của gen gusA
    4.4.2 Tăng sinh mô sẹo sau chuyển gen trên môi trường chứa chất chọn lọc PPT
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    5.1 Kết luận
    5.2 Đề nghị
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    -----------------------------------------------------------------------------
    GVHD:
    TS. Nguyễn Hữu Hổ – Phòng Công nghệ Gen Thực vật – Viện Sinh học Nhiệt đới
    KS. Lê Tấn Đức – Phòng Công nghệ Gen Thực vật – Viện Sinh học Nhiệt đới
    TS. Nguyễn Đức Quang – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường – Bến Cát – Bình Dương
    TS. Cao Anh Đương – Phó giám đốc trung tâm Nghiên cứu và phát triển mía đường – Bến Cát – Bình Dương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...