Tiến Sĩ Nghiên cứu nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Bệnh thận mạn
    41.2. Transforming growth factor – beta1 trong bệnh lý thận mạn 14
    1.3. Protein phản ứng C độ nhạy cao trong bệnh lý thận mạn 26
    1.4. Tình hình nghiên cứu về TGF-beta1 và hs-CRP ở bệnh nhân
    bị bệnh thận mạn
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
    3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 52
    3.2. Nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh của đối tượng nghiên
    cứu
    3.2.1. Nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh của các nhóm đối
    tượng nghiên cứu
    3.2.2. Nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh của đối tượng
    nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới
    3.2.3. Tỷ lệ bệnh nhân tăng nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết
    thanh ở các nhóm đối tượng nghiên cứu
    3.3. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh
    với một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bị bệnh
    thận mạn
    3.3.1. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh với
    một số chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn
    3.3.2. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh với
    huyết áp ở nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn
    3.3.3. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh với
    tình trạng thiếu máu và một số chỉ số huyết học ở nhóm bệnh thận mạn
    3.3.4. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh với
    một số chỉ số chức năng thận ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn
    3.3.5. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh với
    nồng độ protit và albumin huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn
    3.3.6. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 huyết thanh với nồng độ hsCRP
    huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 84
    4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 84
    4.2. Nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh của đối tượng nghiên
    cứu
    4.2.1. Nồng độ TGF-beta1 huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn 89
    4.2.2. Nồng độ hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn 92
    4.2.3. Nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh của đối tượng
    nghiên cứu theo nhóm tuổi
    4.2.4. Nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh của đối tượng
    nghiên cứu theo giới
    4.2.5. Tỷ lệ tăng nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh của bệnh
    nhân bị bệnh thận mạn
    4.3. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh
    với một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bị bệnh
    thận mạn
    4.3.1. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh với
    một số chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn
    4.3.2. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh với
    huyết áp ở nhóm bệnh nhân bị bệnh thận mạn
    4.3.3. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh với
    tình trạng thiếu máu và một số chỉ số huyết học ở nhóm bệnh nhân bị
    bệnh thận mạn
    4.3.4. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh với
    một số chỉ số chức năng thận ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn
    4.3.5. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 và hs-CRP huyết thanh với
    nồng độ protit và albumin huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn
    4.3.6. Liên quan giữa nồng độ TGF-beta1 huyết thanh với nồng độ hsCRP
    huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn
    KẾT LUẬN 112
    KIẾN NGHỊ 114
    Danh mục các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tổn thương thận mạn tính là quá trình tiến triển liên tục mà hậu quả
    cuối cùng là suy thận mạn giai đoạn cuối, cho dù tổn thương ban đầu là ở cầu
    thận hay kẽ thận. Đây là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu, với tỷ lệ mắc bệnh
    tăng nhanh và chi phí điều trị khổng lồ. Ở Mỹ tỷ lệ bệnh thận giai đoạn 1 - 4
    tăng từ 10% từ giai đoạn năm 1988 - 1994 lên 13,1% giai đoạn 1999 – 2004
    [29]. Một điều tra cắt ngang ở Trung Quốc vào năm 2012 cho thấy tỷ lệ mắc
    bệnh thận mạn ở Trung Quốc là 10,8% tương đương 119,5 triệu người, trong
    đó tỷ lệ có suy thận mạn là 1,7% [102]. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào
    ở quy mô toàn quốc về tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính, chủ yếu là các kết quả
    báo cáo mang tính chất dịch tễ của một vùng cụ thể. Tác giả Võ Tam cho thấy
    tỷ lệ suy thận mạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm 0,92% trong số người trong
    cộng đồng được khảo sát [10].
    Tiến triển của bệnh thận mạn phụ thuộc vào tốc độ xơ hóa thận và từ đó
    làm giảm mức lọc cầu thận. Có nhiều yếu tố thúc đẩy quá trình xơ hóa thận ở


    bệnh nhân bệnh thận mạn trong đó có có vai trò của yếu tố sinh học gây xơ và
    tình trạng viêm mạn tính ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn [8].
    Transforming Growth Factor - beta1 (TGF-beta1: yếu tố tăng trưởng
    chuyển đổi – beta1) là yếu tố sinh học gây xơ. Ở thận, TGF-beta1 góp phần
    quan trọng vào cơ chế gây xơ hóa thận dẫn đến giảm mức lọc cầu thận. Ở
    cầu thận, TGF-beta1 đóng vai trò chính vào sự biến đổi màng lọc cầu thận,
    xơ hóa cầu thận, làm giảm bề mặt lọc và cuối cùng gây ra xẹp cuộn tiểu cầu
    thận. Ở ống thận, TGF-beta1 tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào sự thoái
    hóa ống thận [58].
    high sensitivity C-reactive Protein (hs-CRP: Protein phản ứng C độ
    nhạy cao) là chất chỉ điểm sinh học cổ điển của tình trạng viêm. Ngoài giá trị
    là yếu tố nguy cơ đối với các biến cố tim mạch, hs-CRP còn liên quan đến
    nguy cơ tiến triển nhanh của bệnh lý thận mạn và giảm mức lọc cầu thận ở
    bệnh nhân bệnh thận mạn [91], [97].
    Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài trên bệnh nhân bị bệnh thận
    mạn cho thấy nồng độ TGF-beta1 gia tăng ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn
    và ngược lại nó tham gia vào cơ chế gây xơ thận để từ đó dẫn đến suy giảm
    chức năng thận ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn, cũng qua các nghiên cứu
    này cho thấy nồng độ TGF-beta1 huyết thanh có liên quan đến yếu tố
    chủng tộc, màu da [22].
    Tình trạng viêm mạn tính ở bệnh nhân bệnh thận mạn làm gia tăng tổng
    hợp TGF-beta1 và ngược lại chính sự gia tăng nồng độ TGF-beta1 huyết
    thanh lại gây ra tình trạng xơ hóa thận từ đó dẫn đến giảm mức lọc cầu thận ở
    bệnh nhân bị bệnh thận mạn [51], [98].
    Hiện nay, trên thế giới đã có một số nghiên cứu về nồng độ TGF-beta1,
    hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn do tăng huyết áp và đái
    tháo đường và đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng về ức chế TGF-beta1
    và viêm với mục đích làm chậm tiến triển bệnh thận mạn [27], [90], [94].
    Tuy nhiên, ở trong nước chưa có một nghiên cứu nào về nồng độ TGFbeta1
    và hs-CRP ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn. Đồng thời để tìm hiểu mối
    liên quan giữa nồng độ yếu tố sinh học gây xơ là TGF-beta1 với tình trạng
    viêm mà chất chỉ điểm sinh học là hs-CRP ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn.
    Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Nghiên cứu nồng độ TGF-beta1 và hs- huyết thanh ở bệnh nhân
    bị bệnh thận mạn”.
     
Đang tải...