Luận Văn Nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết thanh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một vấn đề sức khỏe của toàn thế giới, vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn và càng ngày càng gia tăng. Trung bình từ 5 - 15% dân số người trưởng thành ở các nước công nghiệp phát triển mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hiện nay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân đứng hàng thứ 12 trong các nguyên nhân gây tử vong và tàn phế [4].
    Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tiên đoán rằng: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 trong các nguyên nhân phổ biến và là nguyên nhân gây tàn phế hàng thứ 5 trong các nguyên nhân phổ biến nhất của toàn thế giới vào năm 2020 [4], [20].
    Ở Hoa Kỳ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện đứng hàng thứ tư trong các nguyên nhân tử vong phổ biến nhất và là nguyên nhân tử vong duy nhất càng ngày càng tăng lên trong suốt 30 năm qua [47], [59].
    Gánh nặng chi phí cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã trở nên khổng lồ , hiện nay chi phí cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã vượt qua bệnh hen phế quản hơn 3 lần [27].
    Điều này làm người ta phải quan tâm trở lại căn bệnh này, đặc biệt đến các cơ chế tế bào và sinh học hầu tìm ra các phương thức điều trị mới.
    Ở Việt Nam, từ những năm 1960 - 1970 viện chống Lao đã có một số nghiên cứu về viêm phế quản mạn với tỷ lệ mắc 4 - 5% [4],[10].
    Tại hội thảo hưởng ứng “Ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu” 16-11-2005 tại Hà Nội ghi nhận kết quả nghiên cứu trên 2600 người ở Hà Nội : 6,8% người trên 40 tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tại Khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai số bệnh nhân nội trú điều trị căn bệnh này chiếm 26%. Nghiên cứu dịch tể học về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở 12 nước Châu Á Thái Bình Dương thấy tỉ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thấp nhất là 3,5% (HongKong, Singapore) và cao nhất là 6,7% (Việt Nam) [5].
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh viêm phức tạp liên quan đến nhiều loại tế bào cấu trúc và nhiều loại tế bào viêm khác nhau, và tất cả loại tế bào này đều có khả năng giải phóng nhiều loại chất trung gian hóa học.
    Các tế bào cấu trúc tham gia vào phản ứng viêm như tế bào cơ trơn phế quản, tế bào biểu mô phế quản. Tế bào viêm rất đa dạng: bạch cầu trung tính, đại thực bào, tế bào CD8[SUP]+[/SUP] ., còn các chất trung gian hóa học thì cực kỳ phức tạp và phong phú. Có rất nhiều nghiên cứu về các chất trung gian hoá học, các cytokin tiền viêm như yếu tố hoại tử u alpha, interleukin 6, interleukin 8 trong đàm, trong khí thở ra cô đặc, trong dịch rửa phế quản hay trong máu.
    Bên cạnh phản ứng viêm, còn có vai trò của hệ men tiêu protein - kháng men tiêu protein và hệ chất oxy hóa - kháng oxy hóa tham gia vào cơ chế bệnh sinh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
    Và một điều phức tạp nữa là các sản phẩm của các men tiêu protein và chất oxy hóa này lại là các chất trung gian hóa học tham gia vào phản ứng viêm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
    Các nhà khoa học cho rằng: càng hiểu biết nhiều hơn về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính càng có nhiều khả năng kiểm soát căn bệnh này, đặc biệt là hiểu biết về các cơ chế đằng sau sự giới hạn lưu lượng khí, các chất trung gian hoá học của viêm, các cytokin tiền viêm như các interleukin trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [54].
    Để đóng góp một phần nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe của ngành Y Tế, để tăng cường hiểu biết về căn bệnh phổ biến nhất của khoa hô hấp hiện nay chúng tôi mạnh dạn tiến hành đề tài: "Nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết thanh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi " với mục tiêu:
    1.Xác định nồng độ trung bình IL6 huyết thanh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, sự thay đổi nồng độ trung bình IL6 huyết thanh ở đợt cấp mức độ nhẹ, vừa, nặng.
    2.Khảo sát nồng độ trung bình hsCRP huyết thanh, tốc độ lắng máu, số lượng bạch cầu, tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong máu và mối tương quan với nồng độ IL6 trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
    3. Khảo sát sự thay đổi các thành phần của khí máu động mạch (PaO[SUB]2[/SUB], SaO[SUB]2[/SUB], PaCO[SUB]2[/SUB], dự trữ kiềm, pH) và mối tương quan với nồng độ IL6 trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1. Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính . 4
    1.1.1. Định nghĩa BPTNMT theo GOLD 2007 . 4
    1.1.2. Giới hạn lưu lượng khí trong BPTNMT . 5
    1.1.3. Thăm dò chức năng hô hấp bằng phế dung kế 5
    1.1.4. Phân chia các giai đoạn BPTNMT . 6
    1.1.5. Yếu tố nguy cơ . 6
    1.1.6. Bệnh học BPTNMT . 7
    1.1.7. Sinh lý bệnh . 11
    1.2. Tổng quan về Cytokin 13
    1.2.1. Khái niệm và định nghĩa 13
    1.2.2.Phân loại . 14
    1.2.3.Cơ chế các tế bào sản xuất cytokin 25
    1.2.4. Đặc tính chung của các cytokin . 25
    1.2.5. Chức năng của cytokin 16
    1.2.6. Vai trò của Cytokin trong phản ứng viêm . 16
    1.3. Interleukin 6 và BPTNMT 17
    1.3.1. IL6 và phản ứng viêm . 17
    1.3.2. Nguồn sản xuất interleukin6 (IL6) ở bệnh nhân BPTNMT 17
    1.3.3. Thụ thể của IL6 19
    1.3.4. IL6 và các biểu hiện toàn thân trong BPTNMT . 19
    1.4. Khí máu động mạch 24
    1.4.1. Các hệ đệm của cơ thể . 24
    1.4.2. Bù trừ của phổi . 26
    1.4.3. Bù trừ của thận . 26
    1.4.4. Nhiễm toan 26
    1.5. Tình hình nghiên cứu về IL6 trong và ngoài nước 28
    Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 30
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 30
    2.1.1. Nhóm bệnh . 30
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
    2.1.3. Nhóm chứng 30
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
    2.2.1. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD . 31
    2.2.2. Phân chia các giai đoạn BPTNMT theo GOLD . 32
    2.2.3. Chẩn đoán đợt cấp BPTNMT theo GOLD . 33
    2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá độ nặng của mỗi đợt cấp BPTNMT 34
    2.2.5. Định lượng Interleukin 6 34
    2.2.6. Định lượng hsCRP . 35
    2.2.7. Đo tốc độ lắng máu . 36
    2.2.8. Xét nghiệm công thức máu . 37
    2.2.9. Đo khí máu động mạch 37
    2.2.10. Đo chức năng hô hấp . 38
    2.2.11. Phương pháp xử lý số liệu 38
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 40
    3.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh, nhóm chứng 40
    3.1.1. Đặc điểm về giới của nhóm bệnh và nhóm chứng . 40
    3.1.2.Tuổi trung bình của nhóm bệnh, nhóm chứng 40
    3.1.3.Phân bố theo tuổi của nhóm bệnh . 40
    3.1.4. Phân chia nhóm bệnh theo độ nặng của đợt cấp BPTNMT 41
    3.1.5. Phân chia giai đoạn BPTNMT theo GOLD . 41
    3.1.6. Phân bố theo giai đoạn và độ nặng đợt cấp BPTNMT
    của nhóm bệnh 41
    3.2.Các thông số sống lúc bệnh nhân vào viện 42
    3.3. Interleukin 6 của nhóm bệnh, nhóm chứng . 42
    3.4. Protein phản ứng C độ nhạy cao của nhóm bệnh . 43
    3.5. Biến đổi tốc độ lắng máu của nhóm bệnh 44
    3.6. Số lượng bạch cầu máu, phần trăm BCĐN trung tính
    của nhóm bệnh và sự tương quan với IL6 46
    3.7. Nhìn chung về IL6 và các chỉ điểm viêm của nhóm bệnh 48
    3.8. Phân áp oxy, độ bão hoà oxy máu động mạch của nhóm bệnh . 48
    3.9. Phân áp cácbonic máu và dự trữ kiềm của nhóm bệnh 50
    3.10. Biến đổi của pH máu của nhóm bệnh . 51
    Chương 4: BÀN LUẬN . 52
    4.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh, nhóm chứng 52
    4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính của nhóm bệnh và nhóm chứng 52
    4.1.2. Phân nhóm của nhóm bệnh theo độ nặng của đợt cấp BPTNMT 53
    4.1.3.Phân bố nhóm bệnh theo giai đoạn và độ nặng đợt cấp BPTNMT 54
    4.2. Các thông số sống lúc bệnh nhân vào viện . 55
    4.2.1. Nhịp thở 55
    4.2.2. Mạch . 56
    4.2.3. HA tâm thu và tâm trương 56
    4.2.4. Nhiệt độ 58
    4.3. Nồng độ IL6 của nhóm bệnh 58
    4.4. Protein phản ứng C độ nhạy cao 61
    4.5. Biến đổi của tốc độ lắng máu giờ 1 và giờ 2 . 63
    4.6. Số lượng bạch cầu và BC trung tính trong máu ngoại vi 65
    4.7. Nhìn chung về IL6 và các dấu ấn viêm hsCRP, VS, BC
    và BC trung tính 68
    4.8. Thay đổi khí máu ở bệnh nhân BPTNMT 71
    4.8.1. Phân áp oxy máu và độ bão hòa oxy 71
    4.8.2. Phân áp CO[SUB]2[/SUB] , dự trữ kiềm và pH máu động mạch . 73
    4.8.3. Vai trò của khí máu trong đợt cấp BPTNMT 75
    KẾT LUẬN 79
    KIẾN NGHỊ . 81
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Bảng 3.1. Tỷ lệ nam nữ của nhóm bệnh, nhóm chứng . 40
    Bảng 3.2. Tuổi trung bình nhóm bệnh, chứng chung và theo giới . 40
    Bảng 3.3. Phân chia nhóm bệnh theo lứa tuổi . 40
    Bảng 3.4. Phân chia nhóm bệnh theo độ nặng của đợt cấp . 41
    Bảng 3.5.Phân chia nhóm bệnh theo giai đoạn BPTNMT 41
    Bảng 3.6.Phân bố theo giai đoạn và theo độ nặng của đợt cấp ở nhóm bệnh 41
    Bảng 3.7. Các thông số sống lúc bệnh nhân vào viện 42
    Bảng 3.8. Khảo sát nồng độ IL6 nhóm bệnh, nhóm chứng 42
    Bảng 3.9.Nồng độ IL6 ở các phân nhóm của nhóm bệnh 43
    Bảng 3.10. Nghiên cứu nồng độ hsCRP và mối tương quan với IL6 . 43
    Bảng 3.11. Khảo sát VS1 và VS2 của nhóm bệnh 44
    Bảng 3.12. Khảo sát sự tương quan giữa VS1 và IL6 . 44
    Bảng 3.13. Thay đổi VS giờ 2 và tương quan với IL6 . 45
    Bảng 3.14. Số lượng BC máu và sự tương quan với IL6 . 46
    Bảng 3.15. Phần trăm BCĐN trung tính và sự tương quan với IL6 47
    Bảng 3.16. IL6 các chỉ điểm viêm trong huyết tương . 48
    Bảng 3.17. Phân áp oxy máu nhóm bệnh và tương quan với IL6 48
    Bảng 3.18. Độ bão hoà oxy máu của nhóm bệnh và tương quan với IL6 49
    Bảng3.19. Phân áp cácbonic máu và sự tương quan với IL6 . 50
    Bảng 3.20. Dự trữ kiềm của nhóm bệnh và sự tương quan với IL6 . 51
    Bảng 3.21. Nghiên cứu về pH máu ở nhóm bệnh 51
    Biểu đồ 3.1.Tương quan giữa IL6 và hsCRP của nhóm bệnh . 43
    Biểu đồ 3.2. Tương quan của VS1 với IL6 của toàn nhóm bệnh 44
    Biểu đồ 3.3.Tương quan giữa VS2 với IL6 của nhóm bệnh 45
    Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa số lương bạch cầu và IL6 của nhóm bệnh 46
    Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa phần trăm BCĐN trung tính và IL6 47
    Biểu đồ 3.6.Tương quan giữa độ bão hoà oxy và IL6 nhóm bệnh . 49
    Biểu đồ 3.7.Tương quan giữa IL6 và PaCO[SUB]2[/SUB] 50
    Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa IL6 và pH máu động mạch nhóm bệnh 51
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...